Đánh giá bài học kinh nghiệm là gì

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

       (1) Trang điện tử của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Geneva (www.weforum.org) ngày 30/3/2020 đăng bài viết của nhà báo người Anh Sean Fleming nhan đề: “Viet Nam shows how you can contain COVID-19 with limited resources”, tạm dịch: “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống COVID-19 với nguồn lực hạn chế” đánh giá Việt Nam ứng phó hiệu quả với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trở thành “ngọn hải đăng” về cách làm với nguồn lực hạn chế.

(2) Bài báo viết: Việt Nam đã sớm nhận thức rõ ràng về nguy cơ bùng phát của dịch bệnh có thể tàn phá một đất nước đang phát triển và Việt Nam đã hành động mau lẹ, đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời.

(3) Theo đó, Việt Nam đã tập trung vào các biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của mình và giành được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã khởi động một loạt các sáng kiến để ngăn chặn virus lây lan ngay từ ngày 1/2, đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc; đóng cửa các trường học sau khi nghỉ Tết Nguyên đán.

[...]

(4) Tác giả bài viết đề cao hành động tập thể và có trách nhiệm trong chống dịch ở Việt Nam, như việc toàn dân đeo khẩu trang. Lực lượng chức năng Việt Nam cũng luôn đồng hành cùng người dân. Khắp các quận đều phát những hướng dẫn phòng ngừa qua loa phóng thanh. Toàn bộ người dân nhận được một tin nhắn SMS gần như hằng ngày với các nội dung chỉ dẫn hoặc thông báo tìm kiếm những người có nguy cơ. Theo tác giả, hành động tập thể và có trách nhiệm là giải pháp toàn diện cho dịch bệnh.

(5) Bài báo nhấn mạnh Việt Nam là một quốc gia không quá mạnh về kinh tế, với cơ sở hạ tầng chưa hoàn toàn hiện đại song đã phòng chống đại dịch COVID-19 bằng cách quản lý rất tỉ mỉ và có tổ chức, có sự chuẩn bị, thể hiện vai trò bảo vệ của Nhà nước đối với người dân. Tác giả bài viết cho rằng “chính quyền Việt Nam đã ngăn chặn virus SARS-CoV-2 theo cách rất nhân văn và áp dụng từng bước một”.

(6) Trong khi đó, đài BBC dẫn nhận định của PGS. TS Jonathan London – một nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị người Mỹ – cho rằng “Việt Nam đã phản ứng một cách nghiêm túc” đối với đại dịch COVID-19.

(7) “Việt Nam – hình mẫu về cách thức kiềm chế đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong điều kiện hạn chế” là nội dung bài viết được đăng tải trên trang mạng zen.yandex.ru của Nga (zen.yandex.ru là trang tìm kiếm lớn thứ 4 thế giới).

(Nguồn: https://moh.gov.vn)  

Xác định loại văn bản và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Thực tập là một trong những giai đoạn đặc biệt quan trọng, không thể thiếu đối với quãng thời gian sinh viên. Chỉ với 2 – 3 tháng trải nghiệm, các bạn sẽ có thể học hỏi và phát triển thêm rất nhiều kỹ năng cũng như mối quan hệ. Vậy những bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập nào sẽ được rút ra? Cùng JobsGO tìm hiểu và phân tích nhé.

Đánh giá bài học kinh nghiệm là gì

  • Bài học về sự chủ động
  • Rút kinh nghiệm từ chính thực tế
  • Phát triển thêm các mối quan hệ mới
  • Học hỏi các kiến thức, kỹ năng mới
  • Bài học về ứng xử ngoài xã hội

Bài học về sự chủ động

Nếu như ở trường, chúng ta có thói quen ỷ lại, đợi thầy cô, bạn bè nhắc nhở mới nghiên cứu, học bài, nộp bài tập,… thì bước vào môi trường làm việc ngoài xã hội lại hoàn toàn khác. Mọi thứ bạn sẽ cần chủ động nếu không muốn bản thân trở nên yếu kém, thụt lùi và không nhận được đánh giá tốt. Tại nơi làm việc, người ta sẽ không quan tâm quá trình bạn thực hiện, họ chỉ cần kết quả. Hơn nữa, mọi người đều có công việc riêng, họ sẽ không thể cứ tìm đến và chỉ dẫn bạn từng chút một. Bạn thiếu chủ động, bạn chờ đợi tức là bạn đang đánh mất cơ hội của bản thân.

Chủ động chính là bài học đầu tiên và lớn nhất mà các bạn sinh viên đi thực tập cần phải học hỏi. Đơn giản như là chủ động làm quen với mọi người, chủ động mày mò, tìm hiểu công việc, đề xuất sự giúp đỡ, hợp tác từ mọi người,… Tất cả những điều này sẽ giúp cho các bạn có thể nhanh chóng hòa nhập và phát triển các kỹ năng.

👉 Xem thêm: Kinh nghiệm giúp bạn vượt qua áp lực kỳ thực tập

Đánh giá bài học kinh nghiệm là gì
Bài học về sự chủ động trong công việc

Thực tập chính là khoảng thời gian vô cùng bổ ích, là cơ hội để các bạn có được rất nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm quý giá từ thực tế và định hướng tương lai sau này cho các bạn. Nó sẽ là những bài học kinh nghiệm trong báo cáo thực tập để bạn có kết quả tốt hơn, tấm bằng đại học sẽ trở nên sáng, đẹp hơn. Những bài học này chắc chắn không ngôi trường nào có thể dạy bạn mà chỉ có thể có được sau khoảng thời gian được làm việc, áp dụng thực tế lý thuyết ở trường đời.

Bên cạnh đó, các kết quả đạt được sau kỳ thực tập cũng sẽ giúp các bạn hoàn thiện bản thân hơn về cả kiến thức, kỹ năng hay là phong cách sống.

👉 Xem thêm: Thực tập là gì?

Phát triển thêm các mối quan hệ mới

Sau thời gian đi thực tập, các bạn sẽ còn có cơ hội được mở rộng, làm giàu thêm các mối quan hệ của mình. Trước đây, bạn chỉ quẩn quanh trong phạm vi trường học, có một vài người bạn chơi thân, ngoài ra không có gì cả. Thế nhưng, sau khi trải qua 2 – 3 tháng thực tập, bạn sẽ có thêm những người đồng nghiệp, bạn tốt khác bên ngoài, thậm chí là cả những tiền bối đi trước, người có kinh nghiệm, người tài giỏi trong nghề,… Những mối quan hệ này sẽ vô cùng tốt, nó giúp cho bạn được học hỏi và có cơ hội phát triển về sự nghiệp trong tương lai.

👉 Xem thêm: 3 bài học “vào đời” dành cho sinh viên mới ra trường khi đi làm

Đánh giá bài học kinh nghiệm là gì
Phát triển thêm các mối quan hệ mới

Học hỏi các kiến thức, kỹ năng mới

Kiến thức là vô hạn, bạn học cả đời cũng chưa chắc hiểu hết về nhân loại. Do đó, môi trường đại học sẽ chưa thể cho bạn tất cả các kiến thức cần thiết cho công việc sau này. Khi tham gia thực tập, bạn sẽ được tiếp cận, biết thêm rất nhiều điều mới từ chính các anh chị đi trước. Họ am hiểu chuyên sâu hơn về công việc, lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi và tất nhiên, chủ động học hỏi, nắm bắt cơ hội thì bạn sẽ thu nạp được “kho kiến thức đồ sộ” đó.

Ngoài ra, các kỹ năng cũng rất cần thiết trong công việc. Khi ở trường, bạn mới chỉ được thầy cô giảng giải về lý thuyết, đôi khi được đi thực tế. Tuy nhiên, cơ hội để bạn thực hành vào công việc thì chưa có. Và thực tập chính là thời gian mà bạn có thể trau dồi, rèn luyện các kỹ năng này. Ví dụ, các kỹ năng về tin học văn phòng, kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp,… thì chỉ có được làm việc, trải nghiệm thực tế, bạn mới có thể làm thành thạo, làm nhanh được. Còn chỉ nghe lý thuyết trên lớp thì khó mà thực hiện. Đây chính là bài học tuyệt vời mà các bạn có được sau khi đi thực tập.

👉 Xem thêm: Có một kỳ thực tập thành công, tại sao không?

Bài học về ứng xử ngoài xã hội

Một bài học nữa mà các bạn sinh viên có thể nhận được sau khi kết thúc kỳ thực tập chính là cách ứng xử bên ngoài xã hội. Sinh viên còn non nớt, chân ướt chân ráo bước ra đời thì chắc hẳn ai cũng sẽ bỡ ngỡ, không biết cách để giao tiếp, ứng xử như thế nào cho phù hợp. Nhất là môi trường công sở với các mối quan hệ phức tạp, thậm chí là drama dày đặc.

Đánh giá bài học kinh nghiệm là gì
Bài học về ứng xử ngoài xã hội

Chắc chắn những ngày đầu sẽ khiến các bạn lo sợ, bất ngờ khi mọi người ứng xử, hành xử với nhau không giống với sinh viên hay thầy cô trong trường. Bạn nói chuyện với đồng nghiệp không thể “mày – tao” kiểu suồng sã được. Bạn nói chuyện với sếp không thể xưng hô thân mật như với thầy cô được. Hay các tình huống liên quan trực tiếp đến bản thân, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm chứ không ai châm trước, bỏ qua như ở trường học,… 

👉 Xem thêm: 10 sai lầm thực tập sinh phải tránh

Như vậy, tất cả các vấn đề về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, phát triển kỹ năng, cách hành xử tại nơi làm việc,… bạn đều sẽ có thể học được sau quá trình thực tập. Điều quan trọng ở đây chính là sự chủ động, cầu tiến, tinh thần học hỏi của các bạn như thế nào? Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích và giúp các bạn sinh viên vững tin hơn trước khi chính thức bước vào “trường đời” nhé.

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Đánh giá bài học kinh nghiệm là gì