Đánh giá hiệu quả social media năm 2024

Công việc của content writer không chỉ là sáng tạo nội dung mà còn phải theo dõi và phân tích nội dung có mang lại hiệu quả cho chiến dịch tiếp thị nội dung quảng cáo. Nói cách khác nội dung tạo ra có đạt được Performance tốt hay không? Để đo lường và đánh giá hiệu quả nội dung đòi hỏi người làm nội dung hoặc Marketers phải nắm rõ các chỉ số để có thể tiến hành công việc phân tích, đánh giá và tối ưu nội dung quảng cáo.

1. Đánh giá hiệu quả nội dung bằng “Traffic”

Website là cửa hàng online của doanh nghiệp bạn. Không có một cửa hàng nào có thể trụ nổi mà không có khách hàng. Traffic số liệu chứng tỏ lưu lượng khách hàng truy vào “cửa hàng của bạn”.

Nếu không khách hàng nào truy cập vào website của doanh nghiệp thì những nội dung của bạn dù có hay đến đâu cũng sẽ không mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp. Vì vậy traffic là chỉ số quan trọng đầu tiên bắt buộc người làm content hay marketers phải đo lường.

Traffic có thể được chia thành các loại khác nhau. Trong Google Analytics, các chỉ số traffic cần quan tâm là:

  • Users – tổng số khách truy cập vào trang web của bạn
  • Pageviews – tổng lượt xem trang trên website của bạn
  • Unique pageviews – phát triển dựa trên pageviews, unique pageviews cho biết số lần khách hàng truy cập một trang trên website trong cùng một phiên. Thường một phiên sẽ kéo dài trong 24h

Bạn có thể dựa vào các số liệu về traffic này để biết sơ bộ về lượng truy cập đến các trang riêng lẻ trên trang web của bạn. Ngoài ra người làm nội dung cũng có thể phân tích các số liệu này sâu hơn để xem lượng traffic đổ về website đến từ đâu, cách họ tìm thấy trang web của bạn hay loại thiết bị họ sử dụng để xem trang web của bạn là gì?

Ví dụ nếu một phần lớn lưu lượng truy cập website đến từ một trong các kênh social thì bạn có thể điều chỉnh nội dung của mình dựa trên dữ liệu những người theo dõi trên mạng xã hội.

2. Đánh giá hiệu quả nội dung bằng Sale hoặc Conversion

Giả sử trang web của bạn có được 100.000 lượt traffic mỗi ngày đó là dấu hiệu tốt. Nhưng những khách hàng đang truy cập trang web của bạn họ làm gì khác ngoài đọc thông tin? Họ có đang nhấp vào liên kết của bạn và đọc thêm không? Họ có đăng ký nhận bản tin của bạn không? Hay họ có đăng ký để mua hàng không?

Như vậy nội dung của bạn cần tạo ra giá trị chuyển đổi cho doanh nghiệp từ lượng traffic truy cập vào website đó. Như thế nào để được tính là một chuyển đổi tùy thuộc mục tiêu marketing của bạn.

Trong một số chiến dịch, mục tiêu nội dung của bạn có thể là bán hàng trực tiếp, hay nâng cao nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Như vậy, bạn có thể muốn tập trung hơn vào các chỉ số như lượt like, share, comment, reaction trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, nếu mục đích website làm sao để bán hàng thì bạn cần theo dõi số lượng đơn hàng được tạo ra. Người quản lý website có thể thực hiện công việc này bằng công cụ phân tích website Google Analytics. Google Analytics sẽ cho phép bạn xem giá trị trang website của tất cả nội dung trong phần hành vi.

Google Analytic còn cung cấp cho bạn doanh thu trung bình mà mỗi trang mang lại cho doanh nghiệp khi người dùng trực tiếp mua hàng hoặc hoàn thành một mục tiêu khác mà bạn mong muốn.

3. Các chỉ số tương tác: Engagement

Để thực tìm hiểu xem khách hàng có đang tương tác với nội dung của bạn hay không, người làm content cần theo dõi thời gian khách hàng dành cho website của bạn và số lượng trang họ truy cập trong mỗi phiên.

Mục tiêu của bạn là giữ người đọc trên trang web càng lâu càng tốt để họ có thể đọc nhiều nội dung hơn, từ giai đoạn nhận biết chuyển đến cân nhắc và hành động.

Bạn xem thông tin khách hàng tương tác với nội dung bạn có thể xem trong Tổng quan về đối tượng trong Google Analytics. Trong phần này Google Analytics cho người quản lý nội dung xem tổng số phiên và khách truy cập, số trang trung bình mỗi phiên, thời lượng phiên trung bình cũng như tỷ lệ thoát của bạn.

Đánh giá hiệu quả social media năm 2024

4. Social Media Engagement – Tương Tác Trên Mạng Xã Hội

Một cách hiệu quả khác để đo lường Performance Content – mức độ tương tác với nội dung của bạn là xem nội dung đó hoạt động tốt như thế nào trên các kênh truyền thông social.

Mặc dù có nhiều số liệu khác nhau có thể theo dõi, nhưng quan trọng nhất là số lần nội dung của bạn đã được chia sẻ trên các kênh social. Số lượt chia sẻ cho thấy nội dung của bạn có giá trị và được lan tỏa đến nhiều người.

Google Analytics không cung cấp thông tin về tương tác cụ thể là số lượt chia sẻ tuy nhiên bạn có nhận biết được thông qua các nút chia sẻ trên mạng xã hội với nội dung tạo ra. Nhiều click chuột hơn từ các nền tảng mạng xã hội có nghĩa là nhiều người đang chia sẻ và tương tác với nội dung của bạn.

Xem thêm 5 nguyên tắc cơ bản cho nội dung quảng cáo Facebook hiệu quả

5. SEO Performance Content – Hiệu Suất SEO

Đánh giá hiệu quả social media năm 2024

Không phải tất cả lượng traffic của trang web bạn đến từ các kênh truyền thông như mạng xã hội. Mà một nguồn traffic quan trọng mà website doanh nghiệp nên cố gắng đạt được đó là khách hàng truy cập từ công cụ tìm kiếm.

Bạn có thể theo dõi tỷ lệ lượt truy cập trang web của mình đến từ tìm kiếm trong Google Analytics, nhưng điều này không cung cấp cho bạn nhiều thông tin chi tiết về việc liệu trang web của bạn có hoạt động tốt trong các công cụ tìm kiếm hay không.

Thay vào đó, người làm nội dung sẽ cần phải đo lường hiệu suất SEO của mình. Xếp hạng SERP là vị trí website trong hiển thị kết quả của công cụ tìm kiếm (google, bing,…) cho một cụm từ khóa cụ thể. Thứ hạng của bạn sẽ không đứng yên mà có xu hướng tăng hoặc giảm. Việc của bạn là làm sao để website của mình giữ được ở những vị trí top đầu thì mới tăng traffic cũng như sự chuyển cho website.

SEO (search engine optimization) tốt hơn sẽ dẫn đến số lượng lưu lượng truy cập cao hơn, nhiều khách hàng tiềm năng hơn và khả năng mang lại nhiều doanh thu và chuyển đổi hơn.

6. Authority – Gia tăng sự uy tín của website để tăng hiệu quả nội dung

Sự tin cậy, uy tín, chuyên nghiệp của website rất khó để đo lường Tuy nhiên người làm content phải luôn cố gắng tăng giá trị của website theo thời gian.

Gia tăng giá trị của website sẽ không chỉ cải thiện thứ hạng SEO, nhận được nhiều lưu lượng tìm kiếm hơn mà còn giúp xây dựng thương hiệu, tăng sự tin cậy và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi cho website doanh nghiệp.

Google đánh giá mức độ tin cậy của một site và website của bạn dựa vào chỉ số DA (Domain Authority) – độ trust của tên miền và PA (Page Authority) chỉ số để đánh giá trang trong một website. Chỉ số DA và PA nằm trong khoảng từ 1-100, với điểm số cao hơn tương ứng với website có độ tin cậy hay điểm chất lượng cao hơn.

Website của bạn sẽ có được vị trí cao hơn nếu có điểm chất lượng cao hơn. Ngoài việc dựa vào chỉ số để đánh giá chất lượng nội dung của website, người làm content cũng có thể dựa vào các yếu tố khác như các liên kết đến nội dung của bạn, những nội dung đề cập đến thương hiệu của doanh nghiệp trên phương tiện truyền thông xã hội. Những yếu tố này cho thấy sự giá trị và thương hiệu của bạn đang được lan tỏa trong cộng đồng.

7. Kết

Việc theo dõi và đo lường không chỉ giúp bạn xác định nội dung của mình có những nhược điểm gì để cải thiện mà còn giúp bạn tìm ra nội dung chất lượng để phát huy. Đôi khi nội dung mà bạn nghĩ là hay, chất lượng nhưng lại không tiếp cận được với khách hàng mục tiêu. Việc phân tích nội dung dựa vào dữ liệu có thể giúp bạn tìm ra “công thức” hoàn hảo cho tiếp thị nội dung của mình hướng đến câu chuyện Performance Content – đánh giá hiệu quả nội dung quảng cáo