Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở diễn ra theo trật tự như thế nào

Đường đi của hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?

...

Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?

Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?

A. Tim → động mạch → hỗn hợp máu - dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi chất với các tế bào → tĩnh mạch → tim.

B. Tim → động mạch → khoang cơ thể → trao đổi chất với các tế bào → tĩnh mạch → hỗn hợp máu - dịch mô→ tim.

C. Tim → động mạch → trao đổi chất với các tế bào → Hỗn hợp máu - dịch mô → khoang cơ thể → tĩnh mạch → tim.

D. Tim → động mạch → khoang cơ thể → hỗn hợp máu - dịch mô → trao đổi chất với các tế bào → tĩnh mạch → tim.

Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là?

A. Tìm → Động mạch→ khoang cơ thể→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim

B. Tìm→ động mạch→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu→ dịch mô→ khoang cơ thể→ tĩnh mạch→ tim

C. Tim→ động mạch→ hỗn hợp máu - dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào→ tĩnh mạch→ tim

D.Tim à động mạch à khoang cơ thể à hỗn hợp máu-dịch mô à trao đổi chất với tế bào à tĩnh mạch à tim.

Đáp án chính xác
Xem lời giải

Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở (hình 18.1) và hệ tuần hoàn kín (hình 18.2). Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn mở. Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu. 

Đề bài

Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở (hình 18.1) và hệ tuần hoàn kín (hình 18.2).

- Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn mở.

- Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu. 

Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở diễn ra theo trật tự như thế nào

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

+ Đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở: Máu xuất phát từ tim qua hệ thống động mạch tràn vào khoang máu và trộn lẫn với nước mô tạo thành hỗn hợp máu - nước mô Sau khi tiếp xúc và trao đổi chất với tế bào, hỗn hợp máu - nước mô chui vào tĩnh mạch để về tim.

Hệ tuần hoàn có một đoạn máu không chảy trong mạch kín gọi là hệ tuần hoàn hở.

+ Đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn kín: Máu từ tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kíntừ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch về tim. Máu và tế bào trao đổi chất qua thành mao mạch.

Hệ tuần hoàn có máu chảy trong mạch kín gọi là hệ tuần hoàn kín.

- Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.

- Vai trò của tim trong tuần hoàn máu là bơm máu, đẩy máu chảy trong mạch và hút máu về.

Loigiaihay.com

  • Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở diễn ra theo trật tự như thế nào

    Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá (xuất phát từ tim) và giải thích vì sao hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn (hình 18.3A).

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 79 SGK Sinh học 11.

  • Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở diễn ra theo trật tự như thế nào

    Bài 1 trang 80 SGK Sinh học 11

    Giải bài 1 trang 80 SGK Sinh học 11. Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở?

  • Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở diễn ra theo trật tự như thế nào

    Bài 2 trang 80 SGK Sinh học 11

    Giải bài 2 trang 80 SGK Sinh học 11. Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín?

  • Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở diễn ra theo trật tự như thế nào

    Bài 3 trang 80 SGK Sinh học 11

    Giải bài 3 trang 80 SGK Sinh học 11. Đánh dấu x vào ô trống cho ý trả lời đúng về nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim.

  • Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở diễn ra theo trật tự như thế nào

    Lý thuyết Tuần hoàn máu

    Các kiểu hệ tuần hoàn: hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép.

I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN

1. Cấu tạo chung

- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máuvàdịch mô, hòa tan các chất dinh dưỡng và các chất khí → vận chuyển các chất từ cơ quan này sang cơquan khác đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

- Tim: hút và đẩy máu trong hệ mạch → máu được tuần hoàn liên tục trong hệ mạch

- Hệ thống mạch máu:

+ Động mạch: Dẫn máu từ tim đến các mao mạch và các tế bào

+ Mao mạch:Dẫn máu từ động mạch với tĩnh mạch

+ Tĩnh mạch: Dẫn máu từ các các mao mạch về tim

2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

- Động vật đơn bào và động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.

- Ở động vật đa bào có kích thước cơ thể lớn, do trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể dẫn đến các động vật đó có hệ tuần hoàn.

- Hệ tuần hoàn ở động vật có các dạng sau:

1. Hệ tuần hoàn hở

- Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,…) và chân khớp (côn trùng, tôm…)

Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm:

- Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

2. Hệ tuần hoàn kín

- Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống

- Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm:

+ Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

- Hệ tuần hoàn kín của động vật có xương sống là hệ tuần hoàn đơn hoặc hệ tuần hoàn kép. Hệ tuần hoàn đơn có ở cá. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm động vật có phổi như lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

Bảng. So sánh hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

Đặc điểm so sánh

Hệ tuần hoàn đơn

Hệ tuần hoàn kép

Đại diện

Lớp Cá

Lớp Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú

Cấu tạo của tim

Tim 2 ngăn

Tim 3 ngăn hoặc 4 ngăn

Số vòng tuần hoàn

Chỉ có 1 vòng tuần hoàn

Có 2 vòng tuần hoàn

Máu đi nuôi cơ thể

Đỏ thẫm

Máu pha hoặc máu đỏ tươi

Tốc độ của máu trong động mạch

Máu chảy với áp lực tế bào

Máu chảy với áp lực cao