Giải sách bài tập Vật lý Bài 12

Mời các em học sinh tham khảo hướng dẫn giải bài tập môn Vật Lí lớp 7 Bài 12: Độ to của âm được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Bài 12.1 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Vật phát ra âm to hơn khi nào?

A. Khi vật dao động nhanh hơn

B. Khi vật dao động mạnh hơn

C. Khi tần số dao động lớn hơn

D. Cả 3 trường hợp trên

Trả lời:

=> Chọn B

Bài 12.2 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Điền vào chỗ trống:

Đơn vị đo độ to của âm là...

Dao động càng mạnh thì âm phát ra ...

Dao động càng yếu thì âm phát ra...

Trả lời:

đexiben (dB).

càng to.

càng nhỏ.

Bài 12.3 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hải đang chơi ghita.

a) Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách nào?

b) Dao động và biên độ dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi bạn ấy gảy mạnh và gảy nhẹ?

c) Dao động của các sợi dây đàn ghita khác nhau như thế nào khi bạn ấy chơi nốt cao và nốt thấp?

Trả lời:

a) Hải đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách gảy mạnh vào dây đàn.

b) Khi gảy mạnh dây đàn: Dao động của dây mạnh, biên độ của dây lớn. Khi gảy nhẹ dây đàn: Dao động của dây yếu, biên độ của dây nhỏ.

c) Khi chơi nốt cao: Dao động của sợi dây đàn ghita nhanh. Khi chơi nốt thấp: Dao động của sợi dây đàn ghita chậm.

Bài 12.4 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh. Em hãy giải thích tại sao phải làm như vậy?

Trả lời:

Muốn cho kèn lá chuôi phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh, vì khi đó đầu bẹp của kèn dao động với biên độ lớn và tiếng kèn phát ra to.

Bài 12.5 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hãy tìm hiểu xem người ta đã làm thế nào để âm phát ra to khi thổi sáo?

Hướng dẫn:

Thổi sáo càng mạnh, thì âm phát ra càng to.

Bài 12.6 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Biên độ dao động là gì?

A. là số dao động trong một giây

B. Là độ lệch của vật trong một giây

C. Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được

D. Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.

Trả lời:

=> Chọn D

Bài 12.7 trang 29 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Biên độ dao động của âm càng lớn khi

A. vật dao động với tần số càng lớn

B. vật dao động càng nhanh

C. vật dao động càng chậm

D. vật dao động càng mạnh

Trả lời:

Chọn D

Bài 12.8 trang 29 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?

A. Vận tốc truyền âm

B. Tần số dao động của âm

C. Biên độ dao động của âm

D. Cả ba trường hợp trên

Trả lời:

=> Chọn C

Bài 12.9 trang 29 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Ngưỡng đau có thể làm điếc tai có giá trị nào sau đây?

A. 130 dB

B. 180 dB

C. 100 dB

D. 80 dB

Trả lời:

=> Chọn A

Bài 12.10 trang 29 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi có độ to vào cỡ nào đây?

A. 120 dB

B. 50 dB

C.30 dB

D. 80 dB

Trả lời:

=> Chọn B

Bài 12.11 trang 29 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Tần số dao động

B. Biên độ dao động

C. Thời gian dao động

D. Tốc độ dao động

Trả lời:

Chọn B

► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải SBT Vật Lí 7 Bài 12: Độ to của âm file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết

Câu 1 trang 35 SBT Vật Lí 9 

Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất tiêu thụ điện năng P của đoạn mạch được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua đó có cường độ I và điện trở nó là R?

A. P = U.I

B. P = U/I

C. P = U2/R

D. P = I2R

Lời giải:

Chọn B. P = U/I vì công suất tiêu thụ điện năng P = U.I = I2R= U2/R nên đáp án B sai

Câu 2 trang 35 SBT Vật Lí 9 

Trên một bóng đèn có ghi 12V – 6W

a) Cho biết ý nghĩa của các số ghi này

b) Tính cường độ định mức của dòng điện chạy qua đèn

c) Tính điện trở của đèn khi đó

Lời giải:

a) Số 12V cho biết hiệu điện thế định mức cần đặt vào hai đầu bóng đèn để đèn sáng bình thường.

Số 6W cho biết công suất định mức của đèn.

b) Cường độ định mức của dòng điện chạy qua đèn là:

Ta có: P = U.I ⇒ I = P/U = 6/12 = 0.5A

c) Điện trở của đèn khi đó là: R = U2/P= 122/6 = 24Ω

Câu 3 trang 35 SBT Vật Lí 9 

Có trường hợp, khi bóng đèn bị đứt dây tóc, ta có thể lắc cho hai đầu dây tóc ở chỗ bị đứt dính lại với nhau và có thể sử dụng bóng đèn này thêm một thời gian nữa. Hỏi khi đó công suất và độ sáng của bóng đèn lớn hơn hay nhỏ hơn so với trước khi dây tóc bị đứt? Vì sao?

Lời giải:

Khi bị đứt và được nối dính lại thì dây tóc của bóng đèn ngắn hơn trước nên điện trở của dây tóc nhỏ hơn trước. Trong khi đó, hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc vẫn như trước nên công suất P = U2/R sẽ lớn hơn. Do vậy đèn sẽ sáng hơn so với trước.

Câu 4 trang 35 SBT Vật Lí 9 

Trên hai bóng đèn có ghi 220V – 60W và 220V – 75W. Biết rằng dây tóc của hai bóng đèn này đều bằng vonfam và có tiết diện bằng nhau. Dây tóc của đèn nào có độ dài lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

Lời giải:

Ta có: 

Giải sách bài tập Vật lý Bài 12
 

cho nên khi hai dây tóc làm cùng một vật liệu và có tiết diện bằng nhau thì day nào có điện trở lớn hơn thì sẽ dài hơn

Mặt khác công suất tiêu thụ trên điện trở R là:

 

Giải sách bài tập Vật lý Bài 12

Cho nên khi hai đèn hoạt động cùng hiệu điện thế định mức thì đèn nào có công suất lớn hơn sẽ có điện trở nhỏ hơn.

Vậy, đèn 2 có điện trở nhỏ hơn nên dây tóc đèn 2 nhỏ hơn dây tóc đèn 1

Ta có:

Giải sách bài tập Vật lý Bài 12

(vì U1 = U2 = 220V)

Vậy dây tóc của bòng đèn 60W sẽ dài hơn và dài hơn 1,25 lần.

Câu 5 trang 35 SBT Vật Lí 9 

Trên một nồi cơm điện có ghi 220V – 528W

a) Tính cường độ định mức của dòng điện chạy qua dây nung của nồi

b) Tính điện trở dây nung của nồi khi nồi đang hoạt động bình thường

Lời giải:

a) Cường độ định mức của dòng điện chạy qua dây nung của nồi là:

Ta có: P = UI ⇒ I = P/U = 528/220 = 2,4A

b) Điện trở của dây nung khi nồi đang hoạt động bình thường là:

R = U/I = 220/2,4 = 91,7Ω

Câu 6 trang 35 SBT Vật Lí 9 

Mắc một bóng đèn dây tóc có ghi 220V – 60W vào ổ lấy điện có hiệu điện thế 110V. Cho rằng điện trở của dây tóc bóng đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ, tính công suất của bóng đèn khi đó?

Lời giải:

Công thức tính công suất: P = U2 / Rđèn

⇒ Rđèn = U2 / P = 2202 / 60 = 806,67 Ω

Vì điện trở R của đèn không đổi, nên khi mắc đèn vào hiệu điện thế 110V thì đèn chạy với công suất:

P = U2 / Rđèn = 1102 / 806,67 = 15W

Cách 2:

- Công thức tính công suất: P = U2 / Rđèn ⇒ P tỉ lệ thuận với U2

- Theo đề bài: đèn có công suất 60W khi mắc đèn vào hiệu điện thế 220V và công suất của đèn không thay đổi.

Do đó khi mắc đèn vào hiệu điện thế 110V (ta thấy hiệu điện thế giảm 220 : 110 = 2 lần) nên công suất đèn sẽ giảm 22 = 4 lần.

⇒ Công suất của đèn là: P = 60 : 4 = 15W

Câu 7 trang 35 SBT Vật Lí 9

Ở công trường xây dựng có sử dụng một máy nâng để nâng khối vật liệu có trọng lượng 2000N lên tới độ cao 15m trong thời gian 40 giây. Phải dùng động cơ điện có công suất nào dưới đây là thích hợp cho máy nâng này.

A. 120kW

B. 0,8kW

C. 75W

D. 7,5kW

Tóm tắt:

Trọng lượng P = 2000N; h = 15m; t = 40s

Công suất ℘ = ?

Lời giải:

Chọn câu B.

Công suất của máy nâng là:

Giải sách bài tập Vật lý Bài 12

Nếu bỏ qua công suất hao phí, để nâng được vật trên thì phải dùng động cơ điện có công suất ℘ ≥ 0,75kW

→ Công suất phù hợp cho máy nâng là: ℘ = 0,8kW

Câu 8 trang 36 SBT Vật Lí 9

Công suất điện của một đoạn mạch có ý nghĩa gì ?

A. Là năng lượng của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó

B. Là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian

C. Là mức độ mạnh yếu của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó

D. Là các loại tác dụng mà dòng điện gây ra ở đoạn mạch

Lời giải:

Chọn B. Công suất điện của một đoạn mạch là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.

Câu 9 trang 36 SBT Vật Lí 9

Một bếp điện có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I. Khi đó công suất của bếp là P. Công thức tính P nào dưới đây không đúng?

A. P = U2R

B. P = U2/ R

C. P = I2R

D. P = UI

Lời giải:

Chọn A. P = U2R vì công suất tiêu thụ điện năng P = U.I = I2R = U2/R nên P = U2.R là công thức không đúng.

Câu 10 trang 36 SBT Vật Lí 9

Có hai điện trở R1 và R2 = 2R1 được mắc song song vào một hiệu điện thế không đổi. Công suất điện P1, P2 tương ứng hai điện trở này có mối quan hệ nào dưới đây?

A. P1= P2

B. P2= 2P1

C. P1= 2P2

D. P1= 4P2

Lời giải:

Chọn C. P1 = 2P2

Giải sách bài tập Vật lý Bài 12

Câu 11 trang 36 SBT Vật Lí 9

Trên nhiều dụng cụ điện trong gia đình thường có ghi 220V và số oát (W). Số oát này có ý nghĩa gì.

A. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220V

B. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V

C. Công mà dòng điện thực hiện trong một phút khi dụng cụ này sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V

D. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong một giờ khi nó sử dụng đúng với hiệu điện thế 220V

Lời giải:

Chọn B. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế

Câu 12 trang 36 SBT Vật Lí 9

Trên bóng đèn có ghi 6V – 3W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là bao nhiêu.?

A. 18A

B. 3A

C. 2A

D. 0,5A

Lời giải:

Chọn D. 0,5A

Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là: I = P/U = 3/6 = 0,5A

Câu 13 trang 37 SBT Vật Lí 9

Trên một bàn là có ghi 220V – 1100W. Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là bao nhiêu.?

A. 0,2Ω

B. 5Ω

C. 44Ω

D. 5500Ω

Tóm tắt:

U = 220V; P = 1100W; R = ?

Lời giải:

Chọn C

Áp dụng công thức: 

Giải sách bài tập Vật lý Bài 12

Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là:

Giải sách bài tập Vật lý Bài 12

Câu 14 trang 37 SBT Vật Lí 9

Trên bóng đèn Đ1 có ghi 220 – 100W, trên bóng đèn, Đ2 có ghi 220V – 25W. Khi sáng bình thường, điện trở tương ứng R1 và R2 của dây tóc bóng đèn này có mối quan hệ như thế nào dưới đây?

A. R1= 4R2

B. 4R1= R2

C. R1= 16R2

D. 16R1= R2

Tóm tắt:

U = U1 = U2 = 220V; P1 = 100W; P2 = 25W; R1 = ? R2

Lời giải:

Chọn B. 4R1 = R2

Áp dụng công thức:  

Giải sách bài tập Vật lý Bài 12

Khi đèn sáng bình thường thì điện trở của hai đèn lần lượt là:

Giải sách bài tập Vật lý Bài 12

Ta có tỷ lệ: 

Giải sách bài tập Vật lý Bài 12

Câu 15 trang 37 SBT Vật Lí 9

Trên hai bóng đèn dây tóc Đ1 và Đ2 có ghi số tương ứng là 3V – 1,2W và 6V – 6W. Cần mắc hai đèn này cùng với một biến trở vào hiệu điện thế U = 9V để hai bóng đèn này sáng bình thường

a) Vẽ sơ đồ mạch điện thỏa mãn yêu cầu nói trên và giải thích tại sao khi đó hai bóng đèn có thể sáng

b) Tính điện trở của mỗi bóng đèn và của biến trở khi đó

c) Tính công suất điện của biến trở khi đó

Tóm tắt:

Đèn 1: Uđm1 = U1 = 3V; Pđm1 = P1 = 1,2W;

Đèn 2: Uđm2 = U2 = 6V, Pđm2 = P2 = 6W; U = 9V

a) Vẽ sơ đồ mạch điện; giải thích?

b) R1= ? R2= ?

c) Pbếp= Pb= ?

Lời giải:

a) Vì Uđm1+ Uđm2= 3 + 6 = 9V = U nên mắc bóng đèn Đ1 nối tiếp với đèn Đ2

Mặt khác cường độ dòng điện định mức qua hai đèn lần lượt là:

Giải sách bài tập Vật lý Bài 12

Ta thấy I2 > I1 nên để hai đèn sáng bình thường thì phải mắc Rb song song với đèn Đ1 như hình vẽ.

Giải sách bài tập Vật lý Bài 12

b) Vì đèn 1 song song với biến trở nên U1= Ub= 3V và I1 + Ib = I2 = I

→ Ib = I2 – I1 = 1 – 0,4 = 0,6A

Điện trở của mỗi đèn và biến trở khi đó:

Giải sách bài tập Vật lý Bài 12

c) Công suất của biến trở khí đó: Pb= Ub.Ib = 3.0,6 = 1,8W

Câu 16 trang 37 SBT Vật Lí 9 

Chứng minh rằng đối với đoạn mạch gồm các dụng cụ điện mắc nối tiếp hay mắc song song thì công suất điện của đoạn mạch bằng tổng công suất điện của các dụng cụ mắc trong mạch

Lời giải:

Trường hợp 1: các dụng cụ mắc nối tiếp

Giả sử có n dụng cụ mắc nối tiếp với nhau vào nguồn điện U. Khi đó cường độ dòng điện qua mạch là I.

Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ lần lượt là: U1, U2, ..., Un

Cường độ dòng điện chạy trong mỗi dụng cụ lần lượt là: I1, I2, ..., In

Vì các dụng cụ ghép nối tiếp nên ta có:

U = U1 + U2 + ...+ Un và I = I1 = I2 =... = In

Công suất toàn mạch là:

P = U.I = (U1 + U2 + ...+ Un).I = I.U1 + I.U2 + ...+ I.Un (1)

Công suất trên mỗi dụng cụ điện lần lượt là: P1 = U1.I1; P2 = U2.I2; ...; Pn = Un.In

Vì I = I1 = I2 =... = In nên P1 = U1.I; P2 = U2.I; ...; Pn = Un.I (2)

Câu 17 trang 37 SBT Vật Lí 9 

Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi 220V – 100W, trên bóng đèn dây tóc Đ2 có ghi 220V – 75W.

a) Mắc song song hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất của đoạn mạch song song này và cường độ dòng điện mạch chính.

b) Mắc hai đèn trên dây nối tiếp với nhau rồi mắc đoạn mạch này vào hiệu điện thế 220V. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn và công suất điện của đoạn mạch nối tiếp này cho rằng điện trở của mỗi đèn khi đó bằng 50% điện trở của đèn đó khi sáng bình thường

Tóm tắt:

Đèn 1: Uđm1 = U1 = 220V; Pđm1 = P1 = 100W;

Đèn 2: Uđm2 = U2 = 220V, Pđm2 = P2 = 75W;

a) Đ1mắc // Đ2; U = 220V; Psongsong= Pss = ?; I = ?

b) Đ1mắc /nt Đ2; U = 220V; R’1= 50%R1; R’2 = 50%R2; U’1 = ?; U’2 = ?; Pnt = ?

Lời giải:

a) Điện trở của dây tóc bóng đèn Đ1và Đ2:

Giải sách bài tập Vật lý Bài 12

Cường độ dòng điện chạy trong mỗi đèn lần lượt là:

Giải sách bài tập Vật lý Bài 12

Cường độ dòng điện mạch chính:

Giải sách bài tập Vật lý Bài 12

Công suất điện của đoạn mạch song song: P = P1 + P2 = 100 + 75 = 175W

Lưu ý: Ta có thể tìm I nhanh hơn bằng cách tính Ptoàn mạch trước:

P = P1 + P2 = 100 + 75 = 175W

Vì P = U.I nên I = P/U = 175/220 = 0,795A

b) Đ1mắc /nt Đ2, khi đó điện trở của mỗi đèn là:

R’1 = 50%R1 = 0,5.484 = 242Ω; R’2 = 50%R2 = 0,5.645,33 = 322,67Ω

Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp:

R’ = R’1 + R’2 = 242 + 322,67 = 564,67Ω

Cường độ dòng điện qua mạch: I’ = U / R’ = 220 / 564,67 ≈ 0,39A

⇒ I’ = I’1 = I’2 = 0,39A.

Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 và Đ2:

U’1 = I’ . R’1 = 0,39.242 = 94,38V.

U’2 = I’ . R’2 = 0,39.322,67 = 125,84V.

Công suất điện của đoạn mạch: Pnt = U’.I’ = 220.0,39 = 85,8W