Giáo trình Văn học thiếu nhi PDF

Kết quả 1-11 trong khoảng 11

  • Giáo trình Văn học trẻ em: Phần 1 - NXB Giáo Dục

    Giáo trình Văn học thiếu nhi PDF

    Giáo trình Văn học trẻ em: Phần 1 - NXB Giáo Dục gồm 5 chương có nội dung giới thiệu đến người học các kiến thức về văn học trẻ em Việt Nam. Trong đó chương 1 trình bày về văn học trẻ em Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chương 2 giới thiệu về Tô Hoài, chương 3 giới thiệu về Võ Quảng, chương 4 giới thiệu về Phạm Hổ, chương 5 trình...

     100 p dnulib 10/06/2014 958 15

    Từ khóa: Giáo trình Văn học trẻ em, Tác giả Tô Hoài, Tác giả Võ Quảng, Tác giả Phạm Hổ, Trần Đăng Khoa, Văn học thiếu nhi, Truyện đồng thoại

You're Reading a Free Preview
Pages 22 to 37 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 53 to 137 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 158 to 202 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 225 to 231 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Page 240 is not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 246 to 250 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 256 to 264 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 270 to 288 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 295 to 299 are not shown in this preview.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNGKHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊNĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNGVĂN HỌC THIẾU NHINgười soạn: Lê Thị Hồng ThắmBộ môn: Giáo dục Tiểu họcNăm 2015Lời mở đầuNhằm góp phần đào tạo, bồi dưỡng và phục vụ tốt việc học tập, nâng cao nănglực cảm thụ văn học cho sinh viên ngành giáo dục Mầm non, chúng tôi tổ chức biênsoạn bài giảng Văn họ c thiế u nhi.Để biên soạn bài giảng này, chúng tôi dựa vào Đề cương chi tiết học phầncủa tổ Giáo dục Mầm non, khoa Sư phạm tự nhiên, sách Văn họ c thiế u nhi, tài liệubồi dưỡng chuẩn hóa Trung học sư phạm Mầm non cho giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo hệ9+1 của Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1997. Giáo trình Văn học, tập một và tập ba củanhà xuất bản Giáo dục, năm 1998 cho hệ Cao đẳng Sư phạm tiểu học.Đặc biệt lần biên soạn này, chúng tôi soạn theo hướng khái quát, tinh giảnnhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức, nâng cao năng lực của người học.1A. Mục lụcLời giới thiệu ................................................................................................................... 1Học phần: Văn học thiếu nhi .............................................................................................A. Mục lục: .................................................................................................................... 2B: Mục tiêu học phần: .................................................................................................. 3C: Nội dung dạy học: .................................................................................................... 4Phần 1: Văn học dân gian ............................................................................................... 6Bài 1: Nhìn lại văn học dân gian ..................................................................................... 6Bài 2: Truyện cổ dân gian và giáo dục trẻ thơ .............................................................. 10Bài 3: Đồng dao trong đời sống trẻ thơ ......................................................................... 16Bài 4: Hát ru với trẻ thơ................................................................................................. 21Phần 2: Văn học trẻ em Việt Nam ................................................................................ 24Bài 1: Khái quát về sự phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam ............................... 24Bài 2: Thơ Võ Quảng .................................................................................................... 30Bài 3: Thơ Phạm Hổ ...................................................................................................... 34Bài 4: Tô Hoài ............................................................................................................. .42Bài 5: Thơ Các em viết.................................................................................................. 46Bài 6: Thơ Trần Đăng Khoa .......................................................................................... 51Phần 3: Văn học trẻ em nước ngoài .............................................................................. 59Bài 1: Khái quát văn học trẻ em nước ngoài ................................................................. 61Bài 2: Giới thiệu môt số tác giả, tác phẩm tiêu biểu .................................................... 672B. Mục tiêu học phần1. Mục tiêu chung của học phần:* Kiến thức:- Sau khi học xong học phần, sinh viên có được những những kiến thức về đặctrưng cơ bản của văn học dân gian, vai trò của văn học dân gian đối với giáo dụctrẻ thơ, một số thể loại văn học dân gian phù hợp với trẻ mầm non.- Hiểu được thành tựu của văn học thiếu Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám1945, một số tác giả, một số tác phẩm tiêu biểu.- Hiểu được một số nét về thành tựu văn học thiếu nhi thế giới, một số tác giả,tác phẩm tiêu biểu.* Kỹ năng:- Biết phân tích, đánh giá các tác phẩm viết cho trẻ mầm non. Phát hiện đượcnhững nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn học thiếu nhi nói chung, thơtruyện cho trẻ mầm non nói riêng.* Thái độ:Yêu thích và đánh giá đúng các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi nói chung,cho trẻ mầm non nói riêng, từ đó bồi dưỡng thêm lòng yêu nghề, mến trẻ.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể:2.1. Phẩ m chấ t:* Phẩm chất 1:- Có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu về khái niệm văn học dân gian, đặc trưng củavăn học dân gian, giá trị của văn học dân gian. Một số tác phẩm văn học dân gianphù hợp với trẻ như: cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn, truyền thuyết, đồng dao, hátru…- Yêu thích văn học dân gian, đặc biệt là các thể loại văn học dân gian gắn bóvới đời sống tâm hồn trẻ thơ.* Phẩm chất 2:Có ý thức tìm hiểu,nghiên cứu về thành tựu của các giai đoạn phát triển củavăn học thiếu nhi Việt Nam, những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật. Về nộidung và nghệ thuật của các tác phẩm, tác giả tiêu biểu như: Tô Hoài, Phạm Hổ, VõQuảng, Trần Đăng Khoa…* Phẩm chất 3:Có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu thành tựu của văn học trẻ em nước ngoài đượcdịch sang tiếng Việt, những giá trị cơ bản của văn học trẻ em nước ngoài. Tìm hiểumột số tác giả, tác phẩm tiêu biểu như: Andecxen, Grim. L.Tôn xtôi, HectoMalo…2.2. Năng lự c:*Năng lực 1: Có khả năng phân tích, đánh giá, sưu tầm các tác phẩm Văn họcdân gian để tìm ra nét đặc trưng của từng thể loại phù hợp với trẻ thơ.* Năng lực 2: Có khả năng phân tích, đánh giá tác phẩm văn học viết cho thiếunhi trong và ngoài nước.3C. Nội dung dạy họcPhần I: Văn học dân gianBài 1: Nhìn lại Văn học dân gian: (02 tiết)- Văn học dân gian là gì?- Đặc trưng của văn học dân gian.- Các giá trị cơ bản của văn học dân gian:- Văn học dân gian trong đời sống trẻ thơ.Bài 2: Truyện cổ dân gian với trẻ thơ: (03 tiết)- Những loại truyện cổ dân gian phù hợp với trẻ.- Những giá trị đặc trưng nói chung của truyện cổ dân gian với giáo dục trẻ:Bài 3: Đồng dao với trẻ thơ: (02 tiết)- Khái niệm về đồng dao.- Đặc trưng của đồng dao.- Ý nghĩa của đồng dao đối với trẻ thơ.Bài 4: Hát ru với trẻ thơ: (02 tiết)- Khái niệm hát ru.- Truyền thống về hát ru và tình hình hiện nay về hát ru.-Ý nghĩa của hát ru trong đời sống trẻ thơ.Phần II: Văn học trẻ em việt NamBài 1: Khái quát về sự phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam: (03 tiết)- Qúa trình sáng tác văn học thiếu nhi Việt Nam.- Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong văn học viết chothiếu nhi.Bài 2: Thơ Võ Quảng:(02 tiết)- Vài nét về tác giả.- Những giá trị cơ bản trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi.Bài 3: Thơ Phạm Hổ: (03 tiết)- Vài nét về tác giả.- Giá trị nội dung thơ Phạm Hổ viết cho các em.- Nghệ thuật thơ Phạm Hổ viết cho các em:Bài 4: Truyện Tô Hoài: (04 tiết)- Vài nét về tác giả.- Truyện viết cho các lứa tuổi.- Nghệ thuật truyện Tô Hoài viết cho thiếu nhi.Thực hành phân tích tính cách nhân vật Dế Mèn.Bài 5: Thơ các em viết. (02 tiết)- Khái quát, tình hình sáng tác thơ các em thời thời chống Mỹ đến nay.- Đặc sắc nội dung trong thơ các em viết.- Đặc sắc nghệ thuật trong thơ các em.Bài 6: Thơ Trần Đăng Khoa. (04 tiết)- Vài nét về tác giả.- Nội dung thơ Trần Đăng Khoa.- Nghệ thuật thơ Trần Đăng khoa.- Thực hành phân tích bài thơ “Hạt gạo làng ta”Phần III: Khái quát văn học trẻ em nước ngoài. (03 tiết )- Sơ lược về mảng văn học trẻ em nước ngoài được dịch sang tiếng Việt.- Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu.4+ An Đéc Xen (Đan mạch).+ Lép-Nicôlaiêvích Tônxtôi (Nga).+ Grim (Đức).+ Fujiko Fujio (Nhật bản).+ Hécto Malo (Pháp).5PHẦN I: VĂN HỌC DÂN GIANBài 1: Nhìn lại văn học dân gian1.1. Khái niệm.Trong dân gian, tổng thể các sáng tác nghệ thuật truyền miệng có tên gọi chung:Văn chương truyền khẩu hay văn chương truyền miệng, văn chương bình dân...Từ khoảng cuối những năm 1950 xuất hiện thuật ngữ: Văn học dân gian và thuậtngữ này dần dần được dùng rộng rãi hơn cả.Qua nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian, các nhà nghiêncứu đã đưa ra một khái niệm cơ bản về Văn học dân gian như sau: Văn học dân gian lànhững sáng tác nghệ thuật truyền miệng, do nhân dân sáng tác, được nhân dân tiếpnhận, sử dụng và lưu truyền .Văn học dân gian tương đương với khái niệm Folklore, một thuật ngữ quốc tế cónghĩa là là trí tuệ nhân dân (folk: nhân dân; lore: trí tuệ).Văn học dân gian được coi như là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ, cũng nhưvăn học viết. Đó là hai hình thức khác nhau của cùng một loại nghệ thuật: nghệ thuậtngôn từ (văn học viết dùng ngôn ngữ viết, văn học dân gian dùng ngôn ngữ nói). Vìvậy, không thể đồng nhất chúng với nhau, nhưng cũng không thể đối lập chúng.Chúng có mối quan hệ qua lại, và có những giai đoạn mối quan hệ này đặc biệt khắngkhít.1.2. Đặc trưng của văn học dân gian:Văn học dân gian có nhiều đặc trưng, nhưng người ta thường xác định những đặctrưng cơ bản sau đây:1.2.1. Tính tập thể và tính truyền miệng:- Văn học dân gian được gọi là những sáng tác nghệ thuật của quần chúng nhândân vì đó là những tác phẩm ra đời từ rất xưa, do nhân dân sáng tác, lưu truyền. Đây làđặc trưng cơ bản của Văn học dân gian. Tập thể quyết định sự ra đời và tồn tại của tácphẩm. Mỗi tác phẩm Văn học dân gian là kết quả sáng tác của nhiều người, nhiều thếhệ, nhiều địa phương khác nhau (lúc đầu tác phẩm do một người sáng tạo ra, tác phẩmđược quần chúng nhân dân ưa thích vì nó phù hợp với tâm lý tập thể và do vậy đượclưu truyền qua nhiều đối tượng, nhiều địa phương, nhiều giai đoạn, tác phẩm đượcnhiều người sửa chữa (có thể thêm hoặc bớt cho hoàn thiện hơn).- Trong quá trình ấy vai trò của cá nhân mờ dần, vai trò của tập thể trở nên đậmnét. Cứ như vậy, mỗi tác phẩm là sáng tác của nhiều người và trở thành những tácphẩm vô danh (đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều dị bản của Văn họcdân gian).6- Văn học dân gian cổ đại ra đời khi chưa có chữ viết, nó tồn tại trong dạngtruyền miệng. Từ khi sinh ra, tác phẩm Văn học dân gian liên tục được truyền miệngtừ địa phương này tới địa phương khác, trong quá trình đó, Văn học dân gian biến đổikhông ngừng. Nhờ có tính truyền miệng mà Văn học dân gian lưu giữ được từ đời nàyqua đời khác. Tính truyền miệng là phương tiện cơ bản để lưu giữ nền Văn học dângian.1.2.2. Tính nguyên hợp: Tính nguyên hợp (nghệ thuật tổng hợp) là sự kết hợpngay từ nguồn gốc các yếu tố khác nhau trong một chỉnh thể, cụ thể là:- Văn học dân gian thuộc loại nghệ thuật đa yếu tố. Yếu tố ngôn từ ở Văn họcdân gian thường kết hợp với các yếu tố khác như: Âm nhạc, múa, trò chơi, tạo hình...và tác phẩm Văn học dân gian chỉ thực sự sống động khi được trình diễn nguyên dạngvới đầy đủ các yếu tố hợp thành. Nhưng cơ sở của tác phẩm Văn học dân gian là yếutố ngôn từ. Nghĩa là, ở đây yếu tố ngôn từ giữ vai trò biểu đạt chủ yếu. Bởi trên thực tếngười ta vẫn có thể cảm nhận được nội dung cụ thể của câu chuyện, của bài ca, của vởdiễn qua lời kể, lời ca, lời nói.- Văn học dân gian nảy sinh và tồn tại như một bộ phận không tách rời của sinhhoạt nhân dân. Tác phẩm Văn học dân gian gắn liền với những hình thức truyền thốngcủa nếp sinh hoạt nhân dân trong gia đình, làng xã, trong hoạt động lao động sản xuất,cụ thể là:+ Hò cất lên khi lao động sản xuất: Hò chèo thuyền, hò giã gạo...+ Hát, múa, khấn, cầu nguyện khi trình diễn trong các nghi lễ: Cúng cầu mưa,cúng ra khơi,...+ Hát ru trẻ ngủ trong sinh hoạt gia đình.+ Hát trêu ghẹo, hát giao duyên trong giao tiếp cộng đồng, trong các lễ hội truyềnthống của dân tộc.1.3. Sự phân loại của Văn học dân gian:Để phân loại các tác phẩm văn học dân gian phải dựa vào các tiêu chí (tính chất,dấu hiệu) sau:- Hệ thống đề tài.- Chức năng sinh hoạt.- Phương thức diễn xướng.- Thi pháp (hệ thống nghệ thuật).Căn cứ vào các tiêu chí trên, chúng ta thấy Văn học dân gian gồm các thể loạisau:1.3.1. Các thể loại tự sự: Thần thoại, truyền thuyết, sử thi, cổ tích, ngụ ngôn,truyện cười, vè, tục ngữ, câu đố.71.3.2. Các thể loại trữ tình (gọi chúng là ca dao, dân ca): Gồm các bài ca nghi lễ,bài ca lao động, bài ca sinh hoạt, bài ca giao duyên...1.3.3. Các thể loại kịch: Chèo, tuồng, các trò diễn dân gian.* Các thể loại Văn học dân gian có mối quan hệ qua lại: Thể loại sau nảy sinhtrên cơ sở thể loại đã có từ trước.Ví dụ (VD): Thần thoại về anh hùng văn hóa hoặc các sử thi về anh hùng có thểchuyển thành truyền thuyết lịch sử.- Các thể loại Văn học dân gian có số phận lịch sử khác nhau. Số phận ấy chịu sựquyết định của nhu cầu xã hội, xã hội yêu cầu cách thể hiện của thể loại nào thì thểloại ấy phát triển. Khi xã hội không có nhu cầu thì thể loại đó bị suy tàn.VD: Thần thoại ra đời đầu tiên trong hệ thống thể loại Văn học dân gian nhưngcũng là thể loại một đi không trở lại với con người.1.4. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian:1.4.1. Giá trị nhận thức: Nói đến nhận thức là nói đến hiểu biết. Văn học dângian đem lại cho chúng ta các giá trị nhận thức sau đây:- Văn học dân gian đem lại những hiểu biết rất phong phú, chân thực về cuộcsống lao động, sinh hoạt, quan hệ xã hội của nhân dân. Văn học dân gian cung cấp chochúng ta những tri thức rộng rãi về phong tục, tập quán cùng cảnh vật quê hương, đấtnước.VD: Sự tích bánh chưng, bánh giầy cung cấp cho ta hiểu biết về một phong tụcđẹp mang tính truyền thống văn hóa cổ xưa của dân tộc, về đạo nghĩa uống nước nhớnguồn, tôn trọng sản phẩm của người lao động.Sự tích đầm Dạ Trạch: Ca ngợi cảnh vật quê hương đất nước- Văn học dân gian giúp ta hiểu biết về đời sống tâm tư, tình cảm, về phẩm chấtđạo đức cùng những giá trị tinh thần khác của nhân dân (cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn,ca dao, dân ca, tục ngữ...).VD: Truyện Ngụ ngôn, răn dạy con người đạo lý, kinh nghiệm sống.Truyện cười, nhằm mua vui giải trí, phê phán thói hư tật xấu, giúp người ta sốngtốt hơn.- Văn học dân gian góp phần bổ sung kiến thức lịch sử dân tộc trong quá khứ.VD: Truyền thuyết An Dương Vương, Thánh Gióng…1.4.2. Giá trị giáo dục:Văn học dân gian là kho kinh nghiệm phong phú của nhân dân, là nơi lưu giữnhững truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vì thế giá trị của Văn học dân gian là vô cùnglớn.8- Văn học dân gian là những lời răn dạy, bảo ban của cha mẹ đối với con cái, củaanh em với nhau, của tình làng, nghĩa xóm... Văn học dân gian dạy cho chúng ta cáchăn nói, ứng xử cho phù hợp với mọi quan hệ xã hội, ca ngợi cái tốt, phê phán cái xấu...VD: Truyện cây khế, Hai anh em, Tấm Cám và một số bài ca dao, dân ca…- Văn học dân gian góp phần xây dựng lối sống tốt đẹp, bồi dưỡng những phẩmchất đạo đức tốt đẹp cho con người như: lòng nhân ái, tính trung thực, sự khôn ngoan,thái độ cần cù, chăm chỉ trong công việc.VD: Cây khế, Tấm Cám, Thạch Sanh...- Văn học dân gian giáo dục con người tình cảm đối với quê hương, đất nước,lòng tự hào dân tộc, tinh thần tự lực, tự cường chống chọi với thiên nhiên, chống ngoạixâm.VD: Sơn Tinh Thủy Tinh; Thánh Gióng1.4.3. Giá trị thẩm mỹ:Văn học dân gian đem lại cho chúng ta những khoái cảm thẩm mỹ về vẻ đẹp củacon người, của quê hương đất nước.- Văn học dân gian xây dựng được những hình tượng nghệ thuật độc đáo, nhữngcốt truyện hoàn thiện.VD: Hình tượng Thánh Gióng, Thạch Sanh...- Cách sử dụng ngôn ngữ trong Văn học dân gian hết sức tài hoa.VD: Bài ca dao sau:Anh đến tìm hoa, hoa đã nở,Anh đến tìm đò, đò đã sang sông,Anh đến tìm em, em đã có chồng…- Sử dụng thành công các phương tiện nghệ thuật như: tượng trưng, hư cấu, kỳ ảovà các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ... Những giá trị ấy tạo cơ sở cho tìnhcảm thẩm mỹ phát triển.Các giá trị của Văn học dân gian vì thế được coi là dòng sữa mẹ nuôi dưỡng tâmhồn dân tộc ở mọi thời đại.1.5. Văn học dân gian trong đời sống trẻ thơ:Văn học dân gian là loại hình nghệ thuật đến với trẻ em sớm nhất, là người bạntinh thần, gắn bó với các em ngay từ lúc còn bé thơ, nhất là những thể loại dân gianphù hợp với trẻ thơ:- Khi còn ở trong nôi, tiếng hát ru à ơi đầy yêu thương của mẹ, của bà đã trởthành nhu cầu thiết yếu của trẻ, đưa trẻ đến với giấc ngủ êm dịu, ngọt ngào.- Khi trẻ bắt đầu tập nói, tập đi, các câu chuyện, các bài hát có ngôn ngữ trauchuốt, gọt giũa là những phương tiện giúp các em học ăn, học nói.VD: Con gà, con chó có lông,9Cây tre có đốt, nồi đồng có quai.-Khi trẻ vào mẫu giáo, những bài ca vui chơi (đồng dao), những câu chuyện cổdân gian, câu đố hấp dẫn, lôi cuốn các em vào các hoạt động tập thể, hoạt động nhậnthức. Thông qua các hoạt động ấy, vốn hiểu biết các em được nâng cao, ngôn ngữđược rèn giũa, trí tuệ được mở mang, chuẩn bị kinh nghiệm sống để các em bước vàođời.- Gắn bó với tuổi thơ, Văn học dân gian là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng, phát triểntâm hồn trẻ thơ, truyền cho các em vẻ đẹp truyền thống của cha ông: lòng nhân ái thủychung, tính công bằng, yêu chuộng lẽ phải, đức cần cù, chăm chỉ, yêu nước, thươngnòi, tự tin, lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống.Câu hỏi và bài tập1. Trình bày các giá trị cơ bản của văn học dân gian.2. Phân tích vai trò của Văn học dân gian trong đời sống trẻ thơ.10Bài 2: Truyện cổ dân gian và giáo dục trẻ thơTruyện cổ dân gian là một trong những bộ phận của Văn học dân gian. Đây làmột bộ phận vô cùng hấp dẫn đối với trẻ thơ. Trong tâm trí trẻ thơ, truyện cổ dân gianlà một thế giới vừa thực, vừa mộng chứa đựng những màu sắc. Đồng thời truyện cổdân gian là một bộ phận góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức và hình thànhnhân cách cho trẻ.2.1. Những truyện cổ dân gian phù hợp với trẻ thơ2.1.1. Thần thoại – Truyền thuyết với giáo dục trẻ thơ.2.1.1.1. Thần thoại:a. Định nghĩa: Loại truyện kể về sự tích các thần do người thời cổ tưởng tượngra nhằm giải thích nguồn gốc, ý nghĩa của một số hiện tượng tự nhiên và xã hội đượccoi là có quan hệ mật thiết đến sự sống còn của tập thể thị tộc hay bộ lạc.b. Nội dung của thần thoại: Gồm ba nội dung chính:- Thần thoại Việt Nam giải thích những hiện tượng chung của vũ trụ, trái đất,đồng thời phản ánh cuộc đấu tranh bền bỉ của người xưa nhằm khám phá tự nhiên vàchinh phục thiên nhiên.VD: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, truyện Thần Trụ trời; truyện Thần biển.- Thần thoại phản ảnh ước mơ giản dị, hồn nhiên và cũng hết sức sáng tạo, caođẹp của lý tưởng con người cổ đại.VD: Hình tượng thần trụ trời cao to, bước một bước từ núi này sang núi khác;Hình tượng Sơn Tinh dũng cảm chống Thủy Tinh để bảo vệ hạnh phúc.- Nhân vật chính trong thần thoại là các vị thần, đó là những nhân vật có sức biếnhóa hơn người. Nhưng gạt bỏ những yếu tố hoang đường thần bí đó thì thần thoại lạichứa đựng một nội dung hiện thực là phản ánh cuộc sống và cuộc đấu tranh của conngười.2.1.1.2. Truyền thuyết:a. Định nghĩa: Truyền thuyết là những câu chuyện kể về những sự kiện, nhânvật, địa danh lịch sử đã được nhân dân lý tưởng hóa và gửi gắm vào đó thái độ, tìnhcảm, cách đánh giá của mình.Truyền thuyết ra đời sau thần thoại.b. Nội dung: Truyền thuyết lịch sử phản ánh hai nội dung lớn:- Ca ngợi cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước của dân tộc.VD: Sự tích Hồ Gươm, Thánh Gióng, An Dương Vương.- Ca ngợi công đức của các vị anh hùng vì độc lập, tự chủ của dân tộc.VD: Truyền thuyết hai Bà Trưng; Lê Lợi; Trần Hưng Đạo…c. Tác dụng của thần thoại và truyền thuyết với giáo dục mầm non:11- Trong thần thoại và truyền thuyết, trí tưởng tượng đóng vai trò hết sức quantrọng, đây là yếu tố tạo nên thần thoại và truyền thuyết. Vì vậy đem thần thoại vàtruyền thuyết đến với trẻ sẽ góp phần kích thích trí tưởng tượng và nuôi dưỡng ước mơcho trẻ, giúp các em cảm nhận sức mạnh kỳ diệu của lao động sáng tạo.- Thần thoại và truyền thuyết có tác dụng to lớn trong việc giáo dục lòng tự hàodân tộc cho trẻ thơ. Qua truyền thuyết, thần thoại trẻ biết ông cha ta đã sống ra sao,chống ngoại xâm anh dũng như thế nào, cải tạo thiên nhiên ra sao?... Giáo dục trẻ thơqua thần thoại và truyền thuyết là hình thức giáo dục bằng nghệ thuật có tác dụng đếntình cảm, lý tưởng của các em.2.1.2. Truyện cổ tích với giáo dục trẻ thơ:2.1.2.1. Định nghĩa: Truyện cổ tích là những truyện kể truyền miệng. Bằng tưởngtượng, truyện mô tả số phận con người trong các mối quan hệ gia đình, xã hội cụ thể(truyện trình bày đủ các dạng quan hệ vốn có của con người trong xã hội phong kiếnnhư: vua – tôi, thần – dân, giàu – nghèo, thầy – trò, vợ – chồng, anh – em, bè bạn…).Thông qua các mối quan hệ đa dạng và phong phú ấy, cổ tích theo cách riêng của mìnhphát hiện ra các xung đột xã hội, các mâu thuẫn giai cấp trong xã hội có giai cấp. Và từnhững phát hiện về một vấn đề trọng đại như vậy, cổ tích hướng nhiệm vụ chủ yếu củamình vào việc lý giải, tìm lối thoát cho một vấn đề mà chính lịch sử trong giai đoạn ấycũng chưa tạo được tiền đề thực tế để có thể giải quyết triệt để.2.1.2.2. Phân loại: Truyện cổ tích chia làm ba loại:- Truyện cổ tích loài vật.- Truyện cổ tích sinh hoạt.- Truyện cổ tích thần kỳ.Trong đó truyện cổ tích thần kỳ là loại truyện chiếm số lượng nhiều nhất và làloại truyện hấp dẫn nhất đối với mọi người nói chung, trẻ em nói riêng.a. Truyện cổ tích loài vật: Là những truyện cổ tích trong đó nhân vật chính làmột con vật nào đó. Con vật này có thể sống gần gũi với người dân hoặc sống trongrừng. Loại truyện cổ tích này có khi là giải thích một đặc điểm nào đó của con vật.VD: Vì sao dơi ăn muỗi? Vì sao lươn lại sống trong bùn? Vì sao lông quạ lạiđen? Tại sao chó ghét mèo?...Có khi truyện cổ tích đề cập đến một con thú thông minh (thỏ, cáo). Nhữngtruyện cổ tích loài vật thường hấp dẫn bởi nhiều tình tiết ly kỳ.b. Truyện cổ tích sinh hoạt: Là những chuyện kể về những con người và nhữngsự kiện xảy ra trong thế giới con người không có các nhân vật siêu nhiên, thần bí.Đây là loại truyện đề cập đến những tình huống rất bình thường trong cuộc sốnghàng ngày. Cách xử sự trong các mối quan hệ bạn bè, gia đình, thầy trò, cách ứng xử12nhạy bén, miêu tả trong những tình huống khó khăn, cách phơi bày thói ba hoa, hốnghách... ý nghĩa răn dạy thể hiện rất đậm trong loại cổ tích này.VD: Vợ khôn lấy chồng dại; Trương Chi; Gái ngoan dạy chồng; Giết chó khuyênchồng; Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.c. Truyện cổ tích thần kỳ: (Cổ tích hoang đường)Là loại cổ tích mà trong đó yếu tố thần kỳ được thể hiện đậm nét hơn cả. Yếu tốnày không chỉ tạo ra màu sắc ly kỳ và hấp dẫn của cổ tích mà còn có ý nghĩa quyếtđịnh trong những thời điểm nhất định. Thiếu nó bản thân nhân vật không thể vượt quanổi những thử thách gay go để chiến thắng kẻ thù.VD: Các yếu tố kỳ diệu trong các tác phẩm: Tấm Cám; Thạch Sanh; Cây khế;Cây tre trăm đốt; Sọ dừa...- Kết cấu của cổ tích thần kỳ thường có ba phần:+ Phần thứ nhất: Nói về nguồn gốc xuất thân và cuộc đời đau khổ của nhân vật(mồ côi cha mẹ, mang lốt xấu xí, nghèo khổ), nhân vật bị hành hạ, bạc đãi, bị lừa dối,tước đoạt... Vì vậy ngay từ đầu nhân vật đã tạo sự thương yêu, đồng cảm sâu sắc củanhân dân lao động.+ Phần thứ hai: Nói về phẩm chất, về tài năng và chiến công của nhân vật. Vaitrò của các yếu tố kỳ diệu thể hiện rõ rệt nhất ở đây. Nhân vật bao giờ cũng phải trảiqua một hoặc vài lần thử thách, kẻ thù luôn gây cho họ muôn vàn khó khăn để đẩy họvô chỗ đường cùng. Song với sức mạnh của đạo đức, của tài năng và có sự hỗ trợ củayếu tố kỳ diệu, nhân vật chính diện bao giờ cũng vượt qua những trở ngại để thực hiệnước mơ.+ Phần thứ ba: Là phần thưởng dành cho nhân vật chính diện. Và có thể nói, Cóbao nhiêu dạng nhân vật là có bấy nhiêu ước mơ của nhân dân xưa về một xã hội, mộtcon người, một cuộc đời hạnh phúc.- Với kết thúc truyện có hậu, truyện cổ tích thần kỳ biểu hiện rực rỡ chủ nghĩanhân đạo, tiến bộ của nhân dân. Trong xu thế tích cực, cổ tích đem lại cho người đọc,người nghe một niềm lạc quan vô bờ bến về sự tồn tại một xã hội công bằng, thanhbình, không có điều ác.2.1.1.3. Tác dụng của truyện cổ tích với giáo dục trẻ mầm non:- Tuổi thơ là tuổi giàu tưởng tượng và ước mơ. Truyện cổ tích (đặc biệt là cổ tíchthần kỳ) hấp dẫn trẻ thơ trước hết ở một thế giới vừa thực vừa mộng, chứa đựng nhữngphép màu, những vật thiêng, những sức mạnh thần kỳ góp phần nuôi dưỡng nhữngkhát vọng tưởng tượng và ước mơ sáng tạo cho trẻ.- Tuổi thơ khát khao một cuộc sống tốt đẹp. Truyện cổ tích rất phù hợp với cácem vì ở đây nói lên những quan niệm đạo đức, công lý xã hội và ước mơ về một cuộc13sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại, góp phần giáo dục đạo đức và hình thành lòngnhân ái cho trẻ.- Truyện cổ tích lấy việc miêu tả hành động của nhân vật để chỉ ra phẩm chất củanhân vật. Các nhân vật trong truyện cổ tích chia thành hai tuyến đối lập nhau: thiện –ác; giàu – nghèo; chăm chỉ – lười biếng... Vì vậy, truyện cổ tích dễ hình thành cho trẻcách nhìn nhận, cách đánh giá cái tốt, cái xấu. Trên cơ sở đó giúp các cháu có ý thứclàm theo cái tốt, cái đẹp được đề cao trong truyện.VD: +Việc may túi ba gang của hai anh em trong Cây khế: Người em may túi bagang, người anh may túi mười hai gang.+ Việc Cám đổ tép của Tấm trong truyện Tấm Cám- Trong truyện cổ tích các tình tiết diễn ra theo trình tự thông thường: Việc gì xảyra trước thì nói trước, việc gì xảy ra sau thì nói sau, nhân vật, không gian, thời giantrong truyện thường là phiếm chỉ.VD: Ngày xửa ngày xưa ở một gia đình nọ, trong một khu rừng kia... Vì thếtruyện cổ tích dễ nhớ, dễ thuộc và hấp dẫn trẻ thơ.- Truyện cổ tích giúp trẻ làm giàu thêm vốn từ, học tập được lời hay, ý đẹp vàcách diễn đạt của nhân dân (cách ví von, so sánh, cách diễn đạt ngắn gọn, từ ngữ dễhiểu...).2.1.3. Truyện ngụ ngôn với giáo dục trẻ thơ:2.1.3.1. Định nghĩa: Truyện ngụ ngôn là loại truyện tưởng tượng, mượn loài vật,sự vật, hiện tượng để nêu lên một kinh nghiệm sống, một bài học đạo đức hay một triếtlý sống.- Truyện ngụ ngôn bao giờ cũng có hai lớp nghĩa: Lớp nội dung truyện kể và lớpbài học kinh nghiệm. Đây là đặc điểm nổi bật của truyện ngụ ngôn.2.1.3.2. Nội dung truyện ngụ ngôn:- Nội dung cụ thể của truyện thường nói về phẩm chất, hoạt động của loài vật, sựvật. Nhưng mục đích chính cần đạt tới lại là vấn đề con người trong những mối quanhệ xã hội. Những vấn đề đó mang tính triết lý, vì vậy, truyện ngụ ngôn gần gũi với tụcngữ và truyện cười.- Ý thức xây dựng xã hội thể hiện bằng những bài học phê phán và ca ngợi đượccoi là âm hưởng chủ đạo của truyện ngụ ngôn.2.1.3.3. Tác dụng của truyện ngụ ngôn với trẻ thơ:Mỗi câu truyện ngụ ngôn là một bài học giáo dục, một kinh nghiệm sống. Mặtkhác truyện ngụ ngôn ngắn gọn, nội dung đơn giản, kết cấu mạch lạc, số lượng nhânvật ít. Mỗi nhân vật được khai thác chỉ ở một nét tính cách hoặc một thói quen. Vì vậy,mỗi truyện ngụ ngôn chỉ là một câu chuyện nhỏ vừa sức tiếp thu với trẻ mẫu giáo.14Truyện ngụ ngôn giáo dục trẻ bằng những bài học nhẹ nhàng nhưng phải có người lớngợi ý, giúp đỡ trẻ mới hiểu được.VD: Câu truyện Kiến giết voi: Khai thác ở nét tính cách coi thường người bé nhỏ,tự cho mình là nhất của chú voi, cuối cùng, chú kiến bé nhỏ bắt voi phải quy phục, vanxin. Bài học cho trẻ là không được coi thường kẻ yếu. Nhưng phải có sự phân tích, gợiý của cô giáo trẻ mới hiểu được ý nghĩa của bài học giáo dục.2.2. Những giá trị đặc trưng nói chung của truyện cổ dân gian đối với trẻ thơ2.2.1. Truyện cổ dân gian là kho báu về đạo đức truyền thống dân tộc:- Truyện cổ dân gian là kho báu về đạo lý truyền thống dân tộc mà trước hết làđạo đức lý làm người. Trẻ tìm thấy trong truyện cổ những tấm gương mẫu mực về đạođức để noi theo như: Tính trung thực, sự cần cù, chăm chỉ, sống có nghĩa có tình, giàulòng nhân ái. Những nội dung này được thể hiện qua thần thoại, truyền thuyết...- Giáo dục trẻ lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức về truyền thống lịch sửcha ông, giáo dục ý thức “uống nước nhớ nguồn” trong quá trình dựng nước và giữgiữ nước của dân tộc, các nội dung này được thể hiện trong truyền thuyết.- Giáo dục các em những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm đối nhân xử thế trongcác mối quan hệ để hoàn thiện nhân cách con người. Điều đó được thể hiện qua cổtích, qua truyện ngụ ngôn.2.2.2. Truyện cổ dân gian phát huy mạnh mẽ trí tưởng tượng của trẻ thơ:- Hình tượng trong thần thoại kỳ vĩ, bay bổng giàu tính thẩm mỹ, giúp các emcảm nhận sức mạnh kỳ diệu của lao động sáng tạo.- Truyền thuyết, thần thoại nâng đỡ trí tưởng tượng, của các em bay cao, bay xa,mở rộng cánh cửa tâm hồn để các em vươn xa vào cuộc sống.- Truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích thần kỳ với những yếu tố kỳ diệu chắp cánhcho ước mơ các em, tạo cho các em một khoảng trời rộng để bay bổng. Kết thúc cóhậu trong truyện cổ tích chắp cánh cho ước mơ một xã hội công bằng, thanh bình vàgiàu lòng nhân ái làm cho các em tin yêu ở cuộc đời hơn nữa.Câu hỏi và bài tập:1. Trình bày khái niệm, nội dung, tác dụng của các loại truyện cổ dân gian.2. Trình bày các giá trị đặc trưng nói chung của truyện cổ dân gian với giáo dụctrẻ thơ.3. Chọn một truyện dân gian phù hợp với trẻ mầm non, kể trước lớp và nêu ýnghĩa của câu truyện.15Bài 3: Đồng dao trong đời sống trẻ thơ3.1. Khái niệm: Đồng dao là một thể loại của bài ca dân gian dành cho trẻ em.Đó là những câu hát có nội dung và hình thức phù hợp với trẻ, thường do trẻ em hátkhi vui chơi.3.2. Đặc trưng của đồng giao:Là một trong những thể loại của bài dân gian. Do vậy nó cũng mang những đặctrưng chung của tác phẩm Văn học dân gian như: Tính tập thể, tính truyền miệng, tínhnguyên hợp... Ngoài ra nó còn có những đặc điểm riêng biệt vì đây là loại bài ca củatrẻ em, cụ thể là:3.2.1. Đồng dao tập trung vào đề tài thiên nhiên và phản ánh nó trong trạng tháihoạt động, gắn bó với đời sống trẻ thơ:- Đồng dao là những bài ca về chim muông, cây cỏ, tôm cá, đó là những bài casinh hoạt dân gian phong phú đối với trẻ. Đồng dao là người thầy dạy các em nhữngkhái niệm đầu tiên về thiên nhiên, đất nước, con người.VD: Qua một bài ca ngắn, đồng dao giới thiệu với các em hàng chục loài cá, loàichim, gia cầm… mỗi loài mang một đặc điểm độc đáo, ngộ nghĩnh:Xa cha xa mẹLà con cá trôiMệt đổ mồ hôiLà con cá liệtHoặc:Hay chạy lon tonLà gà mới nởCái mặt hay đỏLà con gà màoHay lội dưới aoMẹ con nhà vịtHay la hay hétLà con bồ chaoHay bay bổ nhàoLà chim bói cáHoặc, một bài đồng dao về chim, các em phát hiện ra những ưu điểm, những hạnchế của từng loài qua tiếng hót của chúng:Khéo ăn khéo nóiLà chim chích chòeHót chẳng ai nghe16Là con chim cúCòn gì vui thúLà chim vành khuyênHoặc:Không nói không rằngLà hoa ngủ điếc,Xanh xanh biếc biếcLà cái hoa chàmĐụng cái là hờnLà hoa xấu hổ- Thế giới đồng dao là một thế giới sinh động, phong phú, chứa chan sức sống vàtươi vui. Trong đồng dao có đủ những con vật gần gũi với cuộc sống xung quanh trẻ.VD: - Tập tầm vôngCon công hay múaNó múa làm saoNó đập cánh vàoNó xòe cánh ra…- Con vỏi con voi.Cái vòi đi trước,Hai chân trước đi trước,Hai chân sau đi sau,Còn cái đuôi đi sau rốt,Tôi xin kể nốt,Câu chuyện con voi.- Con gà cục tác lá chanh,Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi,Con chó khóc đứng khóc ngồi,Mẹ ơi, đi chợ mua tôi củ riềng.- Con cua tám cẳng hai càng,Chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày3.2.2. Ngôn từ, kết cấu của đồng dao đơn giản, dễ hiểu, đặc biệt tính hài hòatrong nhịp điệu của ngôn từ làm cho đồng dao dễ nhớ, dễ thuộc:VD: Các bài đồng dao được viết bằng thể thơ bốn tiếng, ba tiếng, hoặc lục bát:Mười ngón tayNgón đi càyNgón tát nướcNgón cầm lược...17Hoặc: - Đòn gánh / có mấuCủ ấu / có sừngBánh chưng / có láCon cá / có vâyÔng thầy / có sáchThợ ngạch / có daoThợ rào / có búaÔng chúa / có tànÔng Quan / có lọngÔng tổng / có trâuNhà giàu / có thóc…- Con gà tục tác / lá chanh,Con lợn ủn ỉn / mua hành cho tôi,Con chó khóc đứng / khóc ngồi,Bà ơi đi chợ / mua tôi củ riềng.Cách ngắt nhịp chủ yếu của Đồng dao là 3/3, 4/4 hoặc 2/2… cùng với sự việc sửdụng vần chân, vần bằng xen kẽ, tạo cho thể loại này một cách nói phù hợp với cácem.3.2.3. Đồng dao gắn liền với trò chơi nên nó thật sự là một phương tiện phục vụnhu cầu giải trí, nhu cầu vui chơi tập thể của các em.Đồng dao là loại sáng tác dân gian hết sức lý thú. Vì nó gắn với trò chơi, mà đãvui chơi thì phải có bạn, có bè, không thể chơi và hát một mình.VD: Trò chơi nu na nu nống; Chồng nụ chồng hoa; Con vỏi con voi, là những tròchơi mang tính tập thể cao, có luật chơi và mọi người phải thực hiện luật chơi cho tốttrong khi chơi, vì thế người ta thường nói Đồng dao là tiếng hát gọi đàn đối với trẻ em.3.3. Ý nghĩa của đồng giao đối với trẻ thơĐồng dao là bài ca dân gian dành cho trẻ em nên nó có ý nghĩa rất lớn đối với đờisống tâm hồn của trẻ em.3.3.1. Đồng dao là chiếc chìa khóa mở rộng cánh cửa tâm hồn trẻ thơ, giúp cácem mở rộng mối quan hệ, hòa nhập với cộng đồng.Đây là kết quả của vui chơi tập thể, trẻ hòa vào cộng đồng nhỏ bé của cuộc chơimột cách say sưa. Tuân thủ các luật chơi, trẻ bước đầu nhận ra các nguyên tắc của xãhội nhỏ bé. Khi chơi, muốn được chơi và trò chơi lý thú phải thực hiện luật chơi và kếthợp với các thành viên nhỏ bé để cùng chơi, làm sai luật sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.VD: Thả đỉa ba ba; Ù à ù ập...3.3.2. Đồng giao giúp trẻ yêu đời, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên đất nước, mởrộng tâm hồn và tri thức sơ đẳng cho trẻ:18VD: Bài đồng dao cung cấp cho các em kiến thức về gia vị khi nấu một số mónăn:Con gà tục tác lá chanhCon lợn ủn ỉn mua hành cho tôi.Con chó khóc đứng khóc ngồiBà ơi đi chợ mua tôi củ riềng.Đằng sau cái hồn nhiên tươi mát và ngộ nghĩnh, nhiều bài đồng dao đã phát hiệnra một cách bất ngờ những chân lý sâu xa của cuộc sống giúp trẻ mở mang trí tuệ.VD: Một số bài đồng dao kết cấu theo kiểu vòng tròn thể hiện một chân lý, mộtquy luật:Tu hú là chú Bồ cácBồ các là bác chim ri.Chim ri là dì sáo sậu…Hoặc: - Đậu nành là anh dưa chuột,Dưa chuột chú ruột dưa gang,Dưa gang cùng làng dưa hấu,Dưa hấu là cậu bí ngôBí ngô là cô đậu nành.Từ đó rút ra: Trong cuộc sống không có gì là tuyệt đối bởi sự vật luôn liên hệvới nhau, ràng buộc và tác động lẫn nhau.3.3.3. Đồng dao đi liền với trò chơi nhưng ý nghĩa giáo dục với các em rất lớn,nó giúp các em biết sống có đạo đức, biết trân trọng người lao động.VD: Ăn một bát cơmNhớ ơn người cày ruộngĂn một đĩa muốngNhớ ơn người làm aoĂn một quả đàoNhớ ơn người vun gốcĂn một con ốcNhớ ơn người đi mò.3.3.4. Đồng dao góp phần phát triển vốn từ cho trẻ, tạo cho các em lòng yêu thíchtiếng Việt, rèn luyện bộ máy phát âm cho trẻ.- Đồng dao giúp trẻ học ăn, học nói, Đồng dao sử dụng rất nhiều từ tượng hình,tượng thanh, cách nói dân dã, giúp các em làm quen với các loại từ tiếng Việt.VD: Nu na nu nống,Đánh trống phất cờ,Mở cuộc thi đua,Chân ai sạch sẽ…19- Hoặc giúp trẻ làm quen với các cách xưng hô trong giao tiếp hàng ngày.VD:Tiếng con chim riGọi dì gọi cậuTiếng chim sáo sậuGọi cậu gọi côTiếng chim cồ cồGọi cô gọi chú.- Các từ láy trong đồng dao là những phương tiện giúp trẻ rèn luyện bộ máy phátâm.VD: Bài đồng dao: - Nu na nu nống (luyện âm n)- Dung dăng dung dẻ (luyện âm d).* Kết luận: Đồng dao là nhóm bài ca đặc biệt phù hợp và hòa hợp với trẻ thơ.Đây là bộ phận bài ca dành riêng cho trẻ. Đồng dao mang đến cho trẻ niềm vui của cáchoạt động tập thể, đồng thời cũng mang đến cho các em bao hiểu biết bổ ích về thếgiới xung quanh, hình thành cho các em lòng nhân ái. Nó thực sự là một trong nhữngphương tiện hữu hiệu để giáo dục trẻ.Câu hỏi và bài tập:1. Thế nào là đồng dao? Đồng dao có những đặc trưng gì?2. Trình bày ý nghĩa của đồng dao đối với đời sống trẻ thơ.3. Sưu tầm một số bài đồng dao phổ biến ở địa phương nơi bạn sinh sống.20Bài 4: Hát ru với trẻ thơ4.1. Khái niệm về hát ru:Hát ru là một loại dân ca sinh hoạt trữ tình truyền thống của dân tộc. Loại dân canày chủ yếu hát trong sinh hoạt gia đình. Đó là những lời ru của bà, của mẹ, của anhchị với trẻ thơ.- Hát ru có chức năng chủ yếu là đưa trẻ vào giấc ngủ hoặc làm cho chúng bìnhtĩnh, nín dịu khi chúng la khóc. Âm điệu hát ru vì vậy thường chậm rãi, êm dịu, dudương, nhẹ nhàng, lắng đọng. Lời hát ru thường đi kèm với cử chỉ, ôm ấp, âu yếm hayvỗ về của người ru đối với đối tượng được ru.VD: À ơi! con ơi con ngủ cho sayÔm con mẹ gối cánh tay con nằmMẹ cho con gác lên chânCó hơi mẹ ấm con còn ngủ ngonTiếng ru gửi gắm tình thươngMang bình yên đến cho con mẹ mừng- Hát ru là loại dân ca mà làn điệu của nó thường ứng với khuôn thơ lục bát, nhạcđiệu của nó tự do. Vì thế khi hát ru người ta thường lặp lại các âm điệu nhẹ nhàng, êmdịu.4.2. Truyền thống về hát ru:- Hát ru là lối hát theo tập quán truyền thống. Nó xuất hiện rất sớm và tồn tại lâudài trong đời sống của nhân dân nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dạy con cái, giải trí, giãibày tâm sự.- Hát ru của người Việt có ba giọng điệu chủ yếu là ru con Bắc Bộ (từ Thanh Hóatrở ra). Ru con Trung Bộ (từ Quảng Bình trở vào đến duyên hải miền Trung) và ru conNam Bộ. Trong quá trình phát triển của nó có những thời kỳ ở những địa phương khácnhau hát ru dường như bị bỏ quên, dẫn đến một hậu quả đáng tiếc là nhiều thế hệ trẻthơ không được hưởng dòng sữa tinh thần trong nguồn văn học dân gian đầy giá trị.4.3. Tình hình hiện nay về hát ru:- Hát ru hiện nay không còn sử dụng nhiều như những thời kỳ trước vì nhiều lýdo: Cháu đi nhà trẻ, mẫu giáo nên bà, mẹ không phải giữ ở nhà. Cơ chế thị trườngcuốn hút con người vào cơn lốc làm ăn khiến các ông bà, cha mẹ không còn để ý đếnviệc hát ru. Các cô gái trẻ lớn lên trong thời kỳ mở cửa không có nhu cầu học hát ru vàsử dụng hát ru.Thực trạng đó là điều báo động cho một nét truyền thống văn hóa dân tộc đangcó nguy cơ mai một và cũng là một thiệt thòi lớn cho trẻ em Việt Nam hiện nay.- Để khôi phục nét truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng và các bộ,ngành chức năng đã có nhiều biện pháp như: Tổ chức thi hát ru hàng năm từ trung21ương đến địa phương tạo nên một phong trào giúp người Việt Nam ý thức được tầmquan trọng của hát ru và để lưu giữ hát ru trong cội nguồn dân tộc.4.4. Ý nghĩa hát ru trong đời sống trẻ thơ:4.4.1. Lời ru đưa trẻ vào giấc ngủ.Từ khi lọt lòng mẹ, hiếm có trẻ em Việt Nam nào lại không được nghe một lờihát ru. Hát ru cùng với dòng sữa mẹ đi suốt với trẻ những năm tháng đầu tiên của cuộcđời. Trẻ đi vào giấc ngủ từ những khúc tâm tình và sâu lắng ấy:VD: Cái ngủ, mày ngủ cho ngoanMẹ mày đi cấy đồng sâu chưa vềBắt được con trắm, con trêLôi cổ đem về cho cái ngủ ăn.Đó là cách biểu hiện của tiếng nói tâm hồn, tình cảm trong lành của bà, của mẹ,của chị với trẻ thơ.4.4.2. Lời ru đưa đến cho trẻ những bài học đầu tiên của cuộc đời.- Bài học đầu tiên mẹ dạy con qua hát ru là dạy trẻ cảm nhận thế giới quanhmình:VD:À ơi! Con mèo, con chó có lôngCây tre có đốt, nồi đồng có quai.- Lời ru đưa các em đến với cuộc sống một nắng hai sương của người lao động:À ơi! con cò mà đi ăn đêmĐậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.Ông ơi! Ông vớt tôi naoTôi có lòng nào, ông hãy xáo măng...Hoặc:Cái ngủ, mày ngủ cho ngoanMẹ mày vất vả chân, tay tối ngày.- Hát ru dạy các em từ lời ăn, tiếng nói, cách đi, dáng đứng, cách cư xử với mọingười trong xã hội. Các em cảm nhận từ lời ru bài học làm người:VD: + Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.+ Khôn ngoan đá đáp người ngoàiGà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.+ Lên xe, nhường chỗ bạn ngồiNhường nơi bạn dựa, nhường lời bạn thân.- Lời ru dạy các em biết thế nào là tốt, xấu:VD: Con gái chưa nói đã cườiChưa đi đã chạy là người vô duyên.Ngậm cơm mà nói huyên thuyênLời nghe không sạch lại hiềm khó coi.224.4.3. Hát ru là nhạc, là thơ, là những hình tượng nghệ thuật đầu tiên đậu lạitrong tâm hồn trẻ. Giai điệu gần gũi, thân quen như hơi thở của mẹ, tạo dựng cho trẻấn tượng về âm thanh, nhịp điệu.4.4.4. Ngôn ngữ lời ru .-Là ngôn ngữ thơ ca được gọt giũa, trau chuốt qua bao người với thử thách củathời gian.- Ngôn ngữ hát ru chính xác, nhuần nhụy, xứng đáng dành cho trẻ học ăn, họcnói, góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.* Kết luận: Hát ru là một thể loại dân gian chỉ dành riêng cho trẻ. Hát ru với trẻthơ không phải là sữa, là cá, là cơm nhưng nó là chất dinh dưỡng giúp cho tâm hồnkhông bị què quặt, giữ cho bước đi khỏi ngã, khỏi nghiêng. Hát ru là ngọn lửa sưởi ấmtâm hồn các em, dẫn dắt các em đi suốt cuộc đời.Câu hỏi bài tập:1. Trình bày ý nghĩa của ru trong đời sống trẻ thơ.2. Sưu tầm một số bài hát ru phổ biến ở địa phương nơi bạn sinh sống.23PHẦN 2: VĂN HỌC TRẺ EM VIỆT NAMBài 1: Khái quát về sự phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam2.1. Quá trình sáng tác văn học thiếu nhi Việt Nam:2.1.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.Giai đoạn này đã có văn học cho thiếu nhi nhưng chưa thực sự có một nền vănhọc cho thiếu nhi, bởi bọn thực dân phong kiến rất coi khinh người lao động, do đó đờisống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người lao động cũng không được chúngquan tâm đến. Con em của họ lại càng không được chúng để ý đến. Cụ thể là:- Khi còn dùng chữ nho thì lẻ tẻ có một vài cuốn mang tính chất sách giáo khoanhư:“Tam tự kinh”, “Minh Tâm bảo giám”, nhằm dạy cho trẻ tuân theo những quiđịnh của lễ giáo và đạo lý phong kiến.- Một số tác phẩm dịch từ tiếng Pháp cho các em đọc như: Thơ ngụ ngôn của La– Phông – ten, truyện cổ tích Pe ron.- Một số sách viết cho trẻ em bằng tiếng Pháp nhưng không nhiều và không phảiem nào cũng đọc được .- Ở giai đoạn 1930 – 1945 có một số nhà văn Việt Nam cũng viết cho các em:Tản Đà, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Vĩnh, Tô Hoài.Ngoài ra còn có bộ phận Văn học dân gian cũng được các em yêu thích vì nộidung dễ hiểu, phù hợp với cách hiểu, cách nghĩ của tuổi thơ, mà đặc biệt là nó đượctruyền miệng nên em nào cũng được thưởng thức.Nhìn chung, trước Cách mạng tháng Tám nước ta đã có văn học cho thiếu nhinhưng chưa thực sự có nền văn học cho thiếu nhi.2.1.2. Văn học thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.Văn học viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám được chia làm bốn giaiđoạn phát triển:2.1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 – 1954: Đây là giai đoạn văn học thiếu nhi đặtnền móng xây dựng và tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp:- Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một chân trời mới cho nền văn họcthiếu nhi. Bác Hồ và Đảng, nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt đến sự hình thànhmột nền văn học cho thiếu nhi. Bác Hồ là người đi đầu trong việc sáng tác cho các em.Bác luôn động viên, khuyến khích mọi người chăm lo, giáo dục và sáng tác văn nghệphục vụ thiếu nhi.- Năm 1946 tờ báo thiếu nhi Việt Nam đầu tiên được ra mắt bạn đọc nhỏ tuổi vớitên gọi Thiếu sinh.- Bộ phận văn học thiếu nhi được thành lập do nhà văn Tô Hoài phụ trách.24