Hóa đơn có 2 dấu mộc được không năm 2024

Theo phản ánh của ông Vũ Văn Bình (TP. Hà Nội), căn cứ phân cấp quản lý thì Giám đốc (người đại diện theo pháp luật) sẽ có văn bản ủy quyền cho các Phó Giám đốc, các Trưởng phòng hoặc Trưởng các đơn vị trực thuộc ký hóa đơn GTGT bán hàng.

Tuy nhiên, tại doanh nghiệp của ông Bình, do số lượng hóa đơn GTGT lớn và phân cấp cho nhiều bộ phận sử dụng nên doanh nghiệp đóng trước dấu treo bằng dấu mộc tròn lên tất cả các hóa đơn chưa phát hành. Khi xuất hóa đơn bán hàng, các thông tin trên hóa đơn sẽ được ghi đầy đủ, trình ký Thủ trưởng đơn vị và giao cho khách hàng.

Ông Bình hỏi, trường hợp các hóa đơn nêu trên thể hiện tiêu thức "Thủ trưởng đơn vị (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)" là Giám đốc ký và đóng dấu chức danh, không đóng dấu tròn lên chữ ký; những người được Giám đốc ủy quyền ký và đóng dấu chức danh, không đóng dấu tròn lên chữ ký thì các hóa đơn này có được coi là hợp lệ không?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Căn cứ Khoản 4, Điều 19 và Khoản 1, Điều 20 Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 về việc lập và ký chứng từ kế toán.

Căn cứ Điểm 2.2, Mục 3 Thông tư liên tịch số 07/2002/TTLT-BCA-BTCCBCP ngày 6/5/2002 hướng dẫn về quản lý và sử dụng con dấu: “Con dấu chỉ được đóng lên các văn bản, giấy tờ sau khi các văn bản, giấy tờ đó đã có chữ ký của cấp có thẩm quyền gồm: cấp trưởng, cấp phó hoặc cấp dưới trực tiếp được uỷ quyền của cơ quan, tổ chức đó; không được đóng dấu vào văn bản, giấy tờ không có nội dung, đóng dấu trước khi ký”.

Theo hướng dẫn tại Điểm d, Khoản 2, Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, “Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”

Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn”.

Từ căn cứ nêu trên, về nguyên tắc khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bên bán phải lập hóa đơn giao cho khách hàng và phải phản ánh đầy đủ chỉ tiêu trên hóa đơn. Tại tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)” thì thủ trưởng đơn vị của bên bán phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có) đầy đủ theo quy định.

Nếu trên mẫu hóa đơn của doanh nghiệp đã làm thủ tục thông báo phát hành với cơ quan thuế có các tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)” và "Thủ trưởng đơn vị (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)" thì thực hiện như sau:

- Giám đốc của doanh nghiệp ký trực tiếp vào tiêu thức "Thủ trưởng đơn vị" thì con dấu của doanh nghiệp được đóng trực tiếp tại tiêu thức này.

- Trường hợp doanh nghiệp có nhiều bộ phận bán hàng nên Giám đốc của doanh nghiệp không trực tiếp ký vào chỉ tiêu "Thủ trưởng đơn vị" mà ủy quyền cho người khác ký thay trên hóa đơn thì phải có giấy ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật dân sự.

Trước khi người được ủy quyền ký tại chỉ tiêu "Thủ trưởng đơn vị" phải ghi rõ "TUQ" trước tiêu thức "Thủ trưởng đơn vị", người được ủy quyền tại tiêu thức này, ghi rõ họ tên và đóng dấu của doanh nghiệp vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.

Trường hợp Giám đốc ủy quyền cho Phó Giám đốc, hoặc Trưởng các bộ phận, phòng ban ký, đóng dấu của doanh nghiệp trên hóa đơn và chịu trách nhiệm thay Giám đốc khi lập hóa đơn bán hàng, con dấu của đơn vị được đóng trực tiếp tại tiêu thức "Thủ trưởng đơn vị".

Khi lập hóa đơn, doanh nghiệp không được vừa đóng dấu vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn, vừa đóng dấu trực tiếp tại tiêu thức "Thủ trưởng đơn vị".

Sử dụng một con dấu duy nhất sẽ gây không ít bất tiện cho các doanh nghiệp. Theo đó 1 công ty có được làm 2 con dấu không?

1. Công ty có được làm 2 con dấu không?

01 công ty có thể có 02 con dấu hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào quyết định của công ty, ngoài ra, công ty hoàn toàn có quyền quyết định hình thức, nội dung con dấu.

Dấu của doanh nghiệp có thể là dấu được khắc hoặc dấu dưới dạng chữ ký số và doanh nghiệp có quyền quyết định loại dấu, số lượng cũng như hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. (khoản 1, khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020).

Như vậy, một công ty có thể có nhiều con dấu, số lượng, hình thức và nội dung con dấu được quy định cụ thể trong Điều lệ của doanh nghiệp. Khác với trước đây, Luật Doanh nghiệp 2020 không yêu cầu con dấu bắt buộc phải có 02 thông tin là tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Con dấu doanh nghiệp có thể có các nội dung như slogan, logo...

Xem thêm: Hướng dẫn quản lý, sử dụng con dấu doanh nghiệp

Hóa đơn có 2 dấu mộc được không năm 2024
1 công ty có được làm 2 con dấu không? ​(Ảnh minh họa)

2. Nhiều con dấu nhưng chung một hình thức?

Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều con dấu với nhiều hình thức khác nhau nhưng để thống nhất và tạo sự tin tưởng khi giao dịch với khách hàng, đối tác thì doanh nghiệp nên sử dụng thống nhất một mẫu dấu chung.

Trước đây Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định, mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước, tuy nhiên, Nghị định này đã hết hiệu lực, hiện nay không có văn bản nào quy định bắt buộc tất cả các con dấu công ty phải giống nhau về hình thức, nội dung nữa, do đó, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều con dấu với nhiều hình thức.

Tức là, hiện nay, công ty được sử dụng nhiều con dấu với nhiều hình thức con dấu tròn, con dấu vuông, con dấu đa giác... và không bắt buộc phải có chung hình thức, nội dung với nhau.

Công ty muốn sử dụng nhiều con dấu với nhiều hình thức khác nhau thì chỉ cần liên hệ cơ sở khắc dấu và đặt làm theo yêu cầu đồng thời không cần phải thông báo mẫu dấu tới Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch Đầu tư nơi đặt trụ sở chính để đăng tải mẫu dấu lên Cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp quốc gia như trước đây.

Xem thêm: Giá trị của dấu tròn và dấu vuông khác nhau thế nào?

3. Các hình ảnh không được dùng trong mẫu con dấu

Doanh nghiệp được tự quyết định hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu tuy nhiên nội dung mẫu con dấu không được sử dụng những hình ảnh này:

- Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

- Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.