Hóa thạch sinh vật cổ nhất được tìm thấy ở năm 2024

Các nhà khoa học thuộc Đại học St. Andrews (Anh), phát hiện hóa thạch của một loài sinh vật tí hon giống như bọt biển, được đặt tên là Otavia antiqua, trên tảng đá khoảng 760 triệu năm tuổi tại vùng ven biển ở Nammibia.

Hóa thạch sinh vật cổ nhất được tìm thấy ở năm 2024
Hóa thạch của sinh vật Otavia antiqua dưới kính hiển vi

“Những hóa thạch tìm thấy rất nhỏ, với kích thước chỉ bằng hạt cát”, tiến sĩ Anthony Prave, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên National Geographic. “Chúng tôi đã tìm thấy hàng trăm hóa thạch của chúng".

Dựa trên địa điểm tìm thấy hóa thạch, nhóm nghiên cứu cho rằng sinh vật Otavia sống ở vùng nước lặng, trong các phá ven biển và những vùng biển nông khác. Thức ăn của chúng có thể là tảo và vi khuẩn.

Phân tích mẫu hóa thạch tìm được, các nhà khoa học cũng nhận định sinh vật Otavia tồn tại trên Trái đất khoảng 2 triệu năm và từng sống qua thời kỳ Trái đất gần như bị băng tuyết bao phủ hoàn toàn.

Mặc dù có kích thước rất nhỏ, nhưng các nhà khoa học cho rằng sinh vật Otavia có vai trò quan trọng, bởi chúng có thể là động vật đa bào đầu tiên trên Trái đất. Otavia có thể là tổ tiên của những loài động vật khổng lồ như khủng long và con người.

Động vật lâu đời nhất được phát hiện trên Trái đất trước đó là một loài bọt biển nguyên thủy khác, được gọi là “metazoan”. Những hóa thạch tìm thấy của loài sinh vật này có niên đại cách đây khoảng 650 triệu năm. Chúng đã có da và các cơ quan khác tách biệt nhau.

Những đốm bạc li ti lẫn trong phân giun cổ đại hóa thạch 500 triệu năm trước khiến các nhà khoa học bối rối.

Hóa thạch sinh vật cổ nhất được tìm thấy ở năm 2024
Các đốm bạc li ti được phát hiện có trong phân hóa thạch loài giun cổ đại cách đây 500 triệu năm. Ảnh: the Earth and Environmental Systems Institute

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tạp chí The Canadian Journal of Earth Sciences, phân giun hóa thạch chứa bạc được tìm thấy ở khu vực hóa thạch dãy núi Mackenzie ở Canada. Chất thải từ thời cổ đại được tạo ra bởi những con giun nhỏ sống dưới đáy biển khi khu vực này bị bao phủ bởi đại dương trong kỷ Cambri, khoảng từ 543 triệu năm đến 490 triệu năm trước.

Nhóm tác giả nghiên cứu cho biết, đốm bạc lớn nhất có kích thước rộng khoảng 300 micromet, được cho là khá lớn đối với phân của một sinh vật nhỏ bé như vậy. Để dễ hình dung, một sợi tóc người rộng từ 17 đến 180 micromet.

Hóa thạch sinh vật cổ nhất được tìm thấy ở năm 2024
Các đốm bạc lớn nhất có kích thước 300 micromet, lớn hơn chiều rộng sợi tóc con người. Ảnh: the Earth and Environmental Systems Institute

Trưởng nhóm nghiên cứu Julien Kimmig, trợ lý giáo sư nghiên cứu tại Viện Hệ thống Môi trường và Trái đất tại tiểu bang Pennsylvania, Mỹ, cho rằng phát hiện ra bạc bên trong phân hóa thạch là đáng kinh ngạc vì đây là lần đầu tiên khoa học chứng kiến điều này.

Các nhà nghiên cứu ban đầu bối rối không biết phân hóa thạch thuộc về loài động vật nào. Nhưng sau khi cắt ngang các mẫu đá, họ bắt gặp những con giun hóa thạch vẫn còn trong hang, mà lẽ ra vị trí hang của chúng phải là ở dưới đáy biển.

Kimmig nói: “Chúng tôi may mắn tìm thấy một trong những con giun vẫn còn trong hang. Mặc dù, việc tìm thấy phân hóa thạch không phải là hiếm, nhưng hiếm khi chúng tôi có thể tìm ra đó là sản phẩm của loài sinh vật nào".

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không tin rằng những con giun này là thải ra những đốm bạc trong phân. Có khả năng giun đã lấy bạc từ môi trường đáy biển xung quanh. Nhưng sau khi phân tích lớp trầm tích, họ nhận thấy rằng không có đủ nguyên tố bạc để giải thích các hạt khá lớn trong phân hóa thạch. Bạc cũng được cho là độc hại đối với các động vật không xương sống nhỏ như giun.

Thay vào đó, thủ phạm có khả năng là một khu vực vi sinh vật có khả năng tách bạc ra khỏi nước. Tác giả Kimmig cho biết những vi sinh vật này, khả năng cao là vi khuẩn, sau đó lắng đọng bạc bên trong phân giun trước khi nó hóa thạch. Điều này có thể giải thích sự phân bố đồng đều của kim loại bạc trong các phân giun hóa thạch được tìm thấy.

Đối với Kimmig, điều thú vị nhất của khám phá là phát hiện vi khuẩn đã "khai thác" kim loại từ rất lâu.

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện ra hoá thạch của một loài sinh vật mới ở Bắc Mỹ được cho là tổ tiên sớm nhất của loài linh trưởng hiện đại, bao gồm cả vượn và con người.

Sinh vật cổ đại có kích thước chỉ bằng loài chuột khiến các nhà cổ sinh vật học không khỏi bất ngờ.

Hóa thạch sinh vật cổ nhất được tìm thấy ở năm 2024
Hoá thạch của loài sinh vật mới được tìm thấy ở Bắc Mỹ.

Trước đó, Châu Âu và Trung Quốc mới được xem là nguồn gốc của các loài động vật trên Trái Đất.

Tuy nhiên, với khám phá mới nhất với xương hàm hoá thạch của một loài sinh vật có vú được tìm thấy ở Bắc Mỹ sẽ khiến các nhà nghiên cứu phải xem xét lại nguồn gốc của con người.

Tên của loài sinh vật cổ đại được đặt là Teihardina, sống cách đây khoảng 56 triệu năm trước.

Tiến sĩ Paul Morse đến từ Đại học Florida cho biết: “Khoảng 56 triệu năm trước, trên Trái đất ấm áp đến mức ở Bắc Cực đã phát triển một hệ sinh thái có nhiều cây cỏ. Một loài linh trưởng có kích thước chỉ bằng loài chuột có tên là Teilhardina đã tiến hoá và có khả năng vặn các cành cây để kiếm ăn.

Những hóa thạch chúng tôi tìm thấy có khả năng lật đổ những giả thuyết về Teilhardina đến từ đâu và di cư đến đâu”.