Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở đầu vào thời gian nào kết quả quan trọng của Hội nghị là gì

Mục lục

  • 1 Bối cảnh
    • 1.1 Trong nước
      • 1.1.1 Tổ chức Cộng sản
    • 1.2 Quốc tế
  • 2 Hội nghị
    • 2.1 Nghị trình
  • 3 Kết quả
  • 4 Hoạt động
  • 5 Tham khảo

Bối cảnhSửa đổi

Trong nướcSửa đổi

Tình hình đầu thế kỉ XX hết sức biến động, đặc biệt sau Thế chiến thứ 1, Pháp là quốc gia thắng trận nhưng kinh tế gần như bị sụp đổ; để khôi phục nền kinh tế, Pháp ra sức gia tăng bóc lột các quốc gia thuộc địa để làm giàu cho chính quốc.

Các phong trào cứu quốc trong nước đã chuyển từ giai cấp phong kiến sang giai cấp tư sản, hàng loạt các tổ chức chính trị bí mật ra đời. Nhiều tờ báo có chủ trương cứu quốc cũng được thành lập tại khắp cả nước.

Đầu năm 1930, cuộc Khởi nghĩa Yên Bái thất bại dẫn tới sự sụp đổ của Việt Nam Quốc dân Đảng, đồng thời đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam.

Tổ chức Cộng sảnSửa đổi

Trước năm 1929 tổ chức Cộng sản đầu tiên là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (thường gọi là Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội) được thành lập tại Trung Quốc, tuyên truyền quảng bá con đường đấu tranh trong nước đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê. Nhưng tới đầu năm 1929 các đảng viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân rã một cách sâu sắc về đường lối chính trị.

Ngày 1 tháng 5 năm 1929, Đại hội toàn quốc Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp ở Hương Cảng (Hồng Kông), đoàn đại biểu Bắc Kỳ do đại biểu Ngô Gia Tự ra đề nghị giải tán Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Đề nghị đó không được Đại hội chấp nhận nên đoàn đại biểu Bắc Kỳ bỏ hội nghị ra về; đến ngày 17 tháng 6 năm 1929 thì Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập bởi Kỳ bộ Bắc Kỳ.

Tháng 8 năm 1929, Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Nam Kỳ họp Đại hội tuyên bố giải tán Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và thành lập An Nam Cộng sản Đảng. Sau khi thành lập, hai đảng phê phán và chia rẽ nhau.

Tháng 9 năm 1929, bộ phận đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, hoạt động chủ yếu tại Trung Kỳ.

Quốc tếSửa đổi

Sau Cách mạng Tháng 10 Nga và việc thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) đã chỉ hướng cho nhân dân các quốc gia bị áp bức và các nước thuộc địa về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.

Quốc tế Cộng sản được thành lập với nhiệm vụ giải phóng dân tộc các quốc gia bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới với giai cấp vô sản là nòng cốt.

Ngày 27 tháng 10 năm 1929 Quốc tế Cộng sản gửi cho người Cộng sản tại Đông Dương về việc thành lập một Đảng Cộng sản tại Đông Dương:

Quốc tế Cộng sản nhấn mạnh:

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Được nghe báo cáo về tình hình không thống nhất giữa các tổ chức cộng sản ở trong nước và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên bị tan rã, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm tới Trung Quốc vào ngày 23-12-1929. Người triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng họp tại Hồng Công ngày 6-1-1930 để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hội nghị kéo dài đến tuần đầu tháng 2-1930. Ngày 8-2-1930, các đại biểu về nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, tháng 9-1960 quyết nghị "từ nay trở đi lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng".

Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở đầu vào thời gian nào kết quả quan trọng của Hội nghị là gì

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930.

Ảnh chụp lại tranh của họa sĩPhi Hoanh (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Để chỉ đạo Hội nghị tiến hành đạt mục tiêu thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc xác định rõ vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tự phê bình và phê bình về những thành kiến giữa các tổ chức cộng sản, dẫn đến tình trạng xung đột, công kích lẫn nhau, phải xóa bỏ những khuyết điểm đó và thành thật hợp tác để thống nhất các tổ chức cộng sản. Tiếp đó, Hội nghị bàn về việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thảo luận thông qua Chính cương, Điều lệ, kế hoạch thực hiện việc thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước, cử Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Những ý kiến chỉ đạo đó của đồng chí Nguyễn Ái Quốc được Hội nghị tán thành và thực hiện.

Hai tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đã phê bình lẫn nhau, đồng chí Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của họ. Những khuyết điểm chủ yếu của An Nam Cộng sản Đảng là: điều kiện công nhận đảng viên chính thức quá khắt khe, điều kiện gia nhập Công hội, Nông hội, Học sinh hội cũng quá khắt khe.

Đông Dương Cộng sản Đảng thì phạm các sai lầm, khuyết điểm: điều kiện công nhận đảng viên chính thức và điều kiện kết nạp vào Công hội quá khắt khe; về mặt tổ chức, đảng có tính chất bè phái, xa quần chúng, làm tan rã hai tổ chức Thanh niên và Tân Việt.

Kết quả phê bình và tự phê bình đó dẫn tới sự thống nhất thành lập một Đảng Cộng sản.

Hội nghị thảo luận và tán thành ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, thông qua kế hoạch thành lập một Đảng Cộng sản lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thống nhất cách cử Ban Chấp hành Tung ương lâm thời: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, có năm ủy viên do Đông Dương Cộng sản Đảng cử, Nam Kỳ có hai ủy viên do Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng cử. Như vậy, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời có tổng số bảy ủy viên.

Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện:Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắtdo đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Hội nghị quyết định chủ trương xây dựng các tổ chức Công hội, Nông hội, Hội phản đế. Theo đó, Công hội và Nông hội sẽ thu hút những công nhân và nông dân không thể kết nạp vào Đảng. Các tầng lớp trí thức, tiểu tư sản vào Hội Phản đế. Hội nghị xác định rõ thái độ của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là cử cán bộ vào Nam Kỳ để lãnh đạo và đưa tổ chức này vào Hội Phản đế, đối với Tân Việt thì không giải tán và cũng đưa vào Hội Phản đế, kết nạp những người ưu tú trong tổ chức đó vào Đảng. Đảng chủ trương tranh thủ Quốc dân Đảng, thu nạp đảng viên của Đảng này vào Hội Phản đế. Để thực hiện chủ trương đoàn kết các tố chức cách mạng trong Mặt trận phản đế, "Đảng chỉ định một đồng chí chịu trách nhiệm họp đại biểu tất cả các đảng phái như Tân Việt, Thanh niên, Quốc dân Đảng, Đảng Nguyễn An Ninh, v.v. để thành lập Mặt trận phản đế và về sau cá nhân hoặc tổ chức đều có thể gia nhập".

Đảng sẽ thành lập Hội Cứu tế do những đảng viên được Đảng cử ra phụ trách và tuyên truyền phát triển hội viên. Hội Cứu tế làm nhiệm vụ đấu tranh chính trị bảo vệ những chiến sĩ cách mạng, giúp đỡ họ và gia đình họ về vật chất khi họ bị chính quyền thực dân bắt bớ, kết án và tù đày…

Về báo chí của Đảng, Hội nghị thành lập Đảng quyết định bỏ những tờ báo của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng xuất bản trước đây. Xuất bản một tạp chí lý luận và ba tờ báo tuyên truyền.

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là mốc son đánh dấu sự trưởng thành của phong trào cách mạng Việt Nam, là bước ngoặt của lịch sử cách mạng Việt Nam. Đó là thành quả tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

Chánh cương văn tắt, Sách lược văn tắt của Đảng

Hội nghị thành lập Đảng đã thông quaChánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng.

Chánh cương vắn tắt của Đảngchủ trương làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

Nhiệm vụ của cuộc cách mạng ấy,về phương diện xã hộithì làm sao cho dân chúng được tự do, nam nữ bình quyền và phổ thông giáo dục theo công nông hóa;về phương diện chính trị:đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, tổ chức ra chính phủ công nông binh và quân đội công nông;về phương diện kinh tếthì phải thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc Pháp giao cho Chính phủ công nông binh quản lý, thu hết ruộng đất chia cho dân nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm tám giờ.

Sách lược vắn tắt của Đảngghi rõ: Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Đảng phải tập hợp được đại bộ phận giai cấp và làm cho giai cấp lãnh đạo được dân chúng. Đảng phải đoàn kết được đại đa số nông dân, phải dựa vững vào nông dân nghèo, phải hết sức lãnh đạo nông dân nghèo làm cách mạng thổ địa đánh đổ đại địa chủ và phong kiến, Đảng phải "hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông,trung, tiểu địa chủvà tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản c.m thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản c.m (Đảng Lập hiến, v.v.) thì phải đánh đổ.

Trong khi liên lạc với các giai cấp phải rất cẩn thận không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp". Hơn nữa khi tuyên truyền khẩu hiệu "nước An Nam độc lập", Đảng phải đồng thời nêu khẩu hiệu đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.

Chánh cương vắn tắt của Đảng, sách lược vắn tắt của Đảnglà cương lĩnh cách mạng đầu tiên vạch ra con đường đi cho cách mạng Việt Nam. Chánh cương, Sách lược vắn tắt có giá trị vô cùng to lớn - là một trong những nền tảng quan trọng xây dựng nên đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng ta.

Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam

Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ra đời nhưng chưa có lực lượng, tổ chức, chánh cương không cụ thể, chưa phải là một đoàn thể Bônsơvích chân chính "nhưng có tinh thần cộng sản" và muốn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Xét nguyện vọng chính đáng của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, ngày 24-2-1930, hai đồng chí thay mặt cho đại biểu của Quốc tế Cộng sản (tức Nguyễn Ái Quốc) là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu, hai đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời là Hạ Bá Cang (tức Hoàng Quốc Việt) và Phạm Hữu Lầu cùng với đồng chí Ngô Gia Tự, Bí thư lâm thời Chấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Kỳ đã họp Hội nghị, chấp nhận sự sáp nhập của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nghị quyết chỉ rõ Đông Dương Cộng sản Liên đoàn cử một người tham gia Lâm thời Chấp ủy của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Kỳ; đồng thời, Lâm thời Chấp ủy của Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Chấp ủy Liên đoàn phải thông báo để cho các đồng chí trong Đảng biết Đông Dương Cộng sản Liên đoàn đã gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xem thêm tài liệu tham khảoTẠI ĐÂY

Nguồn: Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, 2008.

BTC

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

(ĐCSVN) - Đảng ra đời là một mốc son chói lọi đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam, là kết quả tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở nước ta trong những năm 20 của thế kỷ XX.

Giữa thế kỷ XIX, Việt Nam bị đế quốc Pháp xâm lược và thống trị. Nhân dân Việt Nam, đặc biệt là các giai cấp cần lao, rơi vào số phận nô lệ. Quyền độc lập, quyền sống và quyền con người bị chà đạp.

Khát vọng giải phóng ấp ủ từ lâu trong lòng dân tộc Việt Nam càng thêm nung nấu. Muốn sống, muốn độc lập, tự do thì phải đấu tranh, phải làm cách mạng. Song, tất cả các cuộc vận động cứu nước của các sĩ phu theo cách thức phong kiến và các cuộc vận động cách mạng theo xu hướng tư sản đương thời đều lần lượt thất bại. Giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập trong phong trào dân tộc. Những đám mây đen vẫn bao phủ bầu trời Việt Nam.

Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở đầu vào thời gian nào kết quả quan trọng của Hội nghị là gì

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930.

Ảnh chụp lại tranh của họa sĩPhi Hoanh tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Giữa lúc đó, Nguyễn Tất Thành người thanh niên yêu nước và cấp tiến đã xuất dương (6/1911) để tìm hiểu cuộc sống của các dân tộc, nghiên cứu, tìm tòi con đường giải phóng cho dân tộc mình.

Sau nhiều năm bôn ba qua các lục địa, hoạt động và khảo sát cách mạng, Người đã vượt qua nhiều thử thách về lập trường yêu nước, tích tụ được vốn tri thức sâu rộng nhiều mặt về cuộc đấu tranh của các dân tộc bị nô dịch và của giai cấp công nhân Âu, Mỹ.

Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Tất Thành lấy tên mới là Nguyễn Ái Quốc, tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và đã nhanh chóng trở thành một chiến sĩ cách mạng nhiệt tình, trở thành đảng viên Đảng xã hội Pháp, chính đảng của giai cấp công nhân Pháp. Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin với xiết bao sung sướng như người đi đường đang khát gặp nước uống, đang đói mệt có cơm ăn, đang đi trong bóng tối gặp nguồn ánh sáng, bởi Người coi đây là một cẩm nang thần kỳ cho con đường giải phóng dân tộc. Tại Đại hội Tous tháng 12/1920 Người đã dứt khoát đứng về phía Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Bằng trí tuệ sáng suốt, hoạt động và khảo sát cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được chân lý cách mạng giải phóng dân tộc: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Người kêu gọi phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa và khẳng định chế độ cộng sản có thể áp dụng ở châu Á nói chung và Đông Dương nói riêng. "Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương...

Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi".

Giữa những năm 20 của thế kỷ này, Nguyễn Ái Quốc quyết định tìm đường trở về Tổ quốc để phát động và tổ chức phong trào cách mạng của nhân dân, của dân tộc Việt Nam, trước hết là chuẩn bị tổ chức ra một đảng cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân và của dân tộc ta. Vì muốn làm cách mạng thắng lợi trước hết phải có đảng cách mạng, đảng có vững thì cách mạng mới thành công. Đảng muốn vững thì phải có lý luận cách mạng, nhất là chủ nghĩa Lênin.

Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội), một tổ chức "quá độ" đặt cơ sở cho một Đảng Cộng sản về sau. Người ra báo Thanh niên, huấn luyện, đào tạo cán bộ, tổ chức tuyên truyền lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của chủ nghĩa Lênin, tư tưởng cách mạng của Người vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam; cách mạng hoá quần chúng và dân tộc, nâng nhân dân và dân tộc ta vươn lên ngang tầm cách mạng của thời đại. Phong trào cách mạng của nhân dân ta ngày càng phát triển mạnh và có ý thức chính trị vô sản rõ rệt.

Sự kết hợp ngày càng chặt chẽ chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước sục sôi của nhân dân ta đã thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

Tháng 3/1929, chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập tại nhà số 5D phố Hàm Long, Hà Nội, gồm có bảy đảng viên: Trịnh Đình Cửu, Ngô Gia Tự, Trần Văn Cung, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Đức Cảnh, Dương Hạc Đính, Nguyễn Tuân. Chi bộ chủ trương phải tích cực vận động thành lập một Đảng Cộng sản thay tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Ngày 17/6/1929, tại nhà số 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội, đại biểu các tổ chức cơ sở đảng ở miền Bắc đã họp quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ của Đảng, quyết định xuất bản báo Búa Liềm - cơ quan ngôn luận của Đảng - và cử ra Ban Chấp hành Trung ương của Đảng.

Căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội và chính trị ở Đông Dương lúc này, Tuyên ngôn của Đông Dương Cộng sản Đảng đã xác định tính chất của cuộc cách mạng ở Đông Dương trong thời kỳ đầu tiên là tư sản dân chủ cách mệnh. Nhiệm vụ của giai cấp vô sản phải thực hiện khối công nông liên hiệp để:

- Đánh đuổi đế quốc Pháp.

- Đánh đổ địa chủ, chế độ phong kiến và các cách bóc lột tiền tư bản, thực hiện cách mạng ruộng đất.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5/1929) đã nhận định việc "tổ chức một đảng cộng sản để lãnh đạo toàn cuộc cách mệnh ở Việt Nam là một sự nhu yếu đặc biệt". Vì vậy sau khi Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời, các đồng chí tiên tiến hoạt động trong bộ phận Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Trung Quốc nhận định việc thành lập một Đảng Cộng sản là phù hợp với yêu cầu của phong trào cách mạng trong nước và quyết định hành động nhanh chóng để thành lập một đảng cộng sản tập trung, đúng với điều lệ của Đệ tam Quốc tế.

Ngày 25/7/1929, trong một bức thư của các đồng chí tiên tiến trong bộ phận Việt Nam Cách mạng thanh niên đồng chí hội hoạt động ở Trung Quốc gửi cho Đông Dương Cộng sản Đảng báo tin rằng các đồng chí đó định tổ chức một Đảng Cộng sản bí mật còn "Thanh niên" thì cứ giữ nguyên để chỉnh đốn lại. Các chi bộ cộng sản lần lượt được thành lập ở Nam kỳ, ở Trung kỳ và ở Xiêm. Các đảng viên hoạt động ở Trung Quốc được tập hợp trong một chi bộ mang tên chi bộ An Nam Cộng sản Đảng, chi bộ này đã liên lạc và được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc và đã liên lạc với Quốc tế Cộng sản. Theo Hồng Thế Công, An Nam Cộng sản Đảng ra đời vào tháng 8/1929. Đảng có cơ sở quần chúng ở các xí nghiệp và trong giới thợ thủ công ở Sài Gòn và một số tỉnh ở phía Nam. An Nam Cộng sản Đảng đã nhiều lần gửi thư cho Đông Dương Cộng sản Đảng bàn việc hợp nhất đảng, song không đạt được sự nhất trí.

Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929) và An Nam Cộng sản Đảng (8/1929) đã có tác động mạnh mẽ đến sự phân hoá của đảng Tân Việt. Những phần tử tiên tiến của Tân Việt đã tách ra lập các chi bộ cộng sản, xúc tiến việc chuẩn bị thành lập đảng cộng sản. Tháng 9/1929, bản Tuyên đạt của Đông Dương Cộng sản liên đoàn đã tuyên bố: "Những người giác ngộ Cộng sản chân chính trong Tân Việt cách mệnh đảng trịnh trọng tuyên ngôn cùng toàn thể đảng viên Tân Việt cách mệnh đảng, toàn thể thợ thuyền, dân cày và lao khổ biết rằng chúng tôi đã chánh thức lập ra Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Đông Dương Cộng sản liên đoàn lấy chủ nghĩa Cộng sản làm nền móng, lấy công, nông, binh liên hiệp làm đối tượng vận động cách mệnh để thực hành cách mệnh cộng sản trong xứ Đông Dương, làm cho xứ sở của chúng ta hoàn toàn độc lập, xoá bỏ nạn người bóc lột áp bức người, xây dựng chế độ công nông chuyên chính, tiến lên cộng sản chủ nghĩa trong toàn xứ Đông Dương".

Như vậy, trong vòng không đầy bốn tháng (từ giữa tháng 6 đến tháng 9/1929) đã có ba tổ chức đảng ở Việt Nam lần lượt tuyên bố thành lập. Cơ sở tổ chức đảng và cơ sở quần chúng của đảng đã phát triển khắp cả ba miền. Sự ra đời nhanh chóng các tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. Song, sự tồn tại ba đảng biệt lập có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước.

Quốc tế Cộng sản đã gửi thư cho những người cộng sản Đông Dương nhấn mạnh rằng: "Xu hướng chia rẽ của các nhóm và sự tranh đấu lẫn nhau sẽ có ảnh hưởng rất hại cho cuộc vận động cách mạng ở Đông Dương. Nhiệm vụ... tuyệt đối cần kíp của tất cả những người cộng sản Đông Dương là sáng lập một đảng cách mạng của giai cấp vô sản... Đảng ấy phải là một đảng độc nhất và ở Đông Dương chỉ có một đảng ấy là tổ chức cộng sản mà thôi. Phải hợp nhất lại các phần tử chân chính cộng sản đương ở trong các nhóm cộng sản bây giờ để lập ra Đảng Cộng sản Đông Dương"

Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập hội nghị đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng để bàn việc thống nhất thành một đảng. Hội nghị họp tại Cửu Long gần Hương Cảng (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Tham dự hội nghị có Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh là đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng.

Người đã nói rõ với các đại biểu về những sai lầm của các Đảng và họ đã nhất trí hợp nhất Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng để lập ra một đảng duy nhất lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vǎn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và các Điều lệ vắn tắt của Công hội, Nông hội, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội phản đế đồng minh và Hội cứu tế do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

Chánh cương vắn tắt của Đảng nêu rõ: "Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được. Còn về nông nghệ một ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều. Vậy tư bản bản xứ không có thế lực gì ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa nên chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản".

Chánh cương vắn tắt đã nêu ra nhiệm vụ của cuộc cách mạng đó về các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông, thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng,...) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh, thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho dân cày nghèo, miễn thuế cho dân nghèo mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm tám giờ, dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hoá.

Sách lược vắn tắt xác định:

"1. Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.

2. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến.

3. Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia.

4. Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt,... để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập hiến,...) thì phải đánh đổ.

5. Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường lối thoả hiệp, trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp".

Chương trình tóm tắt nêu rõ:

"1. Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ nǎng lực lãnh đạo quần chúng.

2. Đảng tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ và phong kiến.

3. Đảng giải phóng công nhân và nông dân thoát khỏi ách tư bản.

4. Đảng lôi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản; Đảng tập hợp hoặc lôi kéo phú nông, tư sản và tư bản bậc trung, đánh đổ các đảng phản cách mạng như Đảng Lập hiến,...

5. Không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân cho một giai cấp nào khác.

Đảng phổ biến khẩu hiệu "Việt Nam tự do" và đồng thời Đảng liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới nhất là với quần chúng vô sản Pháp".

Điều lệ vắn tắt của Đảng nêu rõ tôn chỉ: "Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản".

Nhân dịp Đảng ra đời, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam đã viết Lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh, anh chị em bị áp bức, bóc lột. Lời kêu gọi có đoạn:

"Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập. Đó là Đảng của giai cấp vô sản. Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng An Nam đấu tranh nhằm giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột chúng ta. Từ nay anh chị em chúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng để:

1. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và giai cấp tư sản phản cách mạng.

2. Làm cho nước An Nam được độc lập.

3. Thành lập Chính phủ công nông binh.

4. Tịch thu tất cả các nhà bǎng và cơ sở sản xuất của đế quốc trao cho Chính phủ công nông binh.

5. Quốc hữu hoá toàn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốc và địa chủ phản cách mạng An Nam chia cho nông dân nghèo.

6. Thực hiện ngày làm 8 giờ.

7. Hủy bỏ mọi thứ quốc trái và thuế thân, miễn các thứ thuế cho nông dân nghèo.

8. Đem lại mọi quyền tự do cho nhân dân.

9. Thực hành giáo dục toàn dân.

10. Thực hiện nam nữ bình quyền".

Hội nghị đã quyết định thành lập cơ quan ngôn luận, tuyên truyền của Đảng là tạp chí Đỏ và báo Tranh Đấu.

Hội nghị kết thúc, các đại biểu trở về nước ngày 8/2/1930.

Sau khi về nước các đại biểu đã tích cực thực hiện kế hoạch hợp nhất các cơ sở đảng ở trong nước, lập ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng gồm có bảy uỷ viên: Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Lan, Nguyễn Văn Hới, Nguyễn Phong Sắc, Hoàng Quốc Việt, Phạm Hữu Lầu, Lưu Lập Đạo, do Trịnh Đình Cửu đứng đầu. Tiếp đến các xứ ủy cũng được thành lập. Đỗ Ngọc Du là Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ, Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Xứ ủy Trung kỳ, và Ngô Gia Tự, Bí thư Xứ ủy Nam kỳ.

Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đã hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Song Đông Dương Cộng sản Liên đoàn vẫn còn là một đảng riêng lẻ. Việc hợp nhất Đông Dương Cộng sản liên đoàn vào Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là một yêu cầu khách quan. Trong bản báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc nhận định: "ở Trung kỳ, một tổ chức cộng sản mới ra đời gồm những phần tử ưu tú nhất của Đảng Tân Việt... Tổ chức cộng sản mới này vẫn còn là một tổ chức riêng lẻ, nhưng chúng tôi tin chắc rằng sắp đến, tổ chức này sẽ hợp nhất với chúng tôi".

Trong bản Tuyên đạt thành lập đảng của mình, Đông Dương Cộng sản liên đoàn cũng chủ trương phải hợp nhất với Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng "thành một tổ chức cộng sản ở xứ Đông Dương để cho sức mạnh cộng sản vững chắc và duy nhất mới có thể thực hiện cách mạng cộng sản". Vì thế, sau Hội nghị hợp nhất, Đông Dương Cộng sản liên đoàn đã yêu cầu gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 24/2/1930, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu cùng với hai uỷ viên của Ban Chấp hành Trung ương lâm thời là Hoàng Quốc Việt và Phạm Hữu Lầu cùng Ngô Gia Tự, Bí thư Xứ ủy Nam kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã họp quyết định chấp nhận Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Cả ba tổ chức cộng sản Việt Nam đã thống nhất trọn vẹn vào một đảng cộng sản duy nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đảng ra đời là một mốc son chói lọi đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam, là kết quả tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở nước ta trong những năm 20 của thế kỷ XX.

Nguyễn Ái Quốc là người có công đầu trong việc tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, người sáng lập ra Đảng và vạch ra Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam - một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn. Độc lập tự do là tư tưởng chủ yếu, là viên ngọc quý nhất được khảm trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Vừa mới ra đời "Đảng ta liền gương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan cái màn đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc cách mạng phản đế, phản phong".

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời giữa lúc chủ nghĩa tư bản diễn ra cuộc khủng hoảng sâu sắc về kinh tế và ở Đông Dương thì "sự áp bức và bóc lột vô nhân đạo của đế quốc Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết". Chính vì vậy một làn sóng đấu tranh dân tộc và dân chủ sôi nổi đã diễn ra trong toàn quốc, dẫn đến đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Cuộc đấu tranh giữa nhân dân ta với đế quốc Pháp và tay sai trở nên quyết liệt và đẫm máu. Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, vừa mới ra đời đã bước ngay vào cuộc thử thách trên cương vị tiên phong lãnh đạo cuộc đấu tranh đó của dân tộc.

Tháng 4/1930, Trần Phú sau một thời gian học tập ở Liên Xô, đã về nước hoạt động. Ban thường vụ Trung ương bố trí Trần Phú đi khảo sát phong trào công nhân và nông dân một số vùng ở Bắc kỳ.

Tháng 7/1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời và được phân công cùng với Ban thường vụ chuẩn bị cho kỳ họp thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua Luận cương chính trị, nghị quyết "về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng", các nghị quyết về công nhân vận động, về nông dân vận động, về cộng sản thanh niên vận động, về phụ nữ vận động, về quân đội vận động, về vấn đề cứu tế, về điều lệ của Đảng Cộng sản Đông Dương và điều lệ của các tổ chức quần chúng.

Luận cương nêu rõ mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt trong xã hội Việt Nam, Lào và Campuchia là "một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ, một bên thì địa chủ phong kiến, tư bổn và đế quốc chủ nghĩa". Vì thế, lúc đầu cách mạng Đông Dương là cuộc "Cách mạng tư sản dân quyền", có "tánh chất thổ địa và phản đế". "Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng. Tư sản dân quyền cách mạng được thắng lợi, chánh phủ công nông đã dựng lên rồi thì công nghiệp trong nước phát triển... quyền lãnh đạo của vô sản sẽ thêm kiên cố..., xứ Đông Dương sẽ nhờ vô sản giai cấp chuyên chánh các nước giúp sức cho mà phát triển bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa". "Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chánh, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được".

Nhiệm vụ "cốt yếu của tư sản dân quyền cách mạng thì một mặt là phải tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để, một mặt nữa là tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai mặt tranh đấu có liên lạc mật thiết với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi, mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa".

Và "điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường lối chánh trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải đấu tranh mà trưởng thành. Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, lấy chủ nghĩa Các Mác - Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chánh và lâu dài, chung cho cả vô sản giai cấp ở Đông Dương và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản".

Để thực hiện được nhiệm vụ của Đảng trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, Đảng phải coi trọng vận động tập hợp lực lượng đại đa số quần chúng, lãnh đạo đấu tranh đòi các quyền lợi trước mắt, đưa dần quần chúng lên trận tuyến cách mạng và đến khi tình thế cách mạng trực tiếp xuất hiện thì phát động quần chúng võ trang bạo động, đánh đổ chính quyền của giai cấp thống trị và giành lấy chính quyền cho công nông...

Cách mạng Đông Dương phải liên lạc với vô sản và nhân dân các nước thuộc địa và bán thuộc địa thế giới...

Bản Nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng của Trung ương đã nhận định phong trào cách mạng của quần chúng công nông, chống đế quốc, tư bản và địa chủ đã diễn ra sâu sắc, càng ngày càng có tánh chất kịch liệt, tánh chất chính trị, tánh chất tổ chức, càng ngày càng chịu ảnh hưởng và chỉ huy của Đảng Cộng sản... và thoát ly ảnh hưởng quốc gia.

Hội nghị xác định nhiệm vụ trước mắt của Đảng là phải mở rộng phong trào đấu tranh của quần chúng, bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức của Đảng, trong đó có Trần Phú, Ngô Đức Trì, Nguyễn Trọng Nhã, Trần Văn Lan, Nguyễn Phong Sắc... Ban Thường vụ gồm có Trần Phú, Ngô Đức Trì và Nguyễn Trọng Nhã. Tổng Bí thư là Trần Phú.

Tiếp theo Hội nghị thành lập Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930, đã giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về đường lối chính trị, về tổ chức,... của Đảng - những vấn đề có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của cách mạng nước ta, đặc biệt là đã thông qua bản Luận cương chính trị của Đảng.

Bản Luận cương chính trị đã xác định nhiều vấn đề thuộc chiến lược cách mạng. Song, bản Luận cương đó cũng đã bộc lộ một số nhược điểm. Trải qua quá trình thực tiễn đấu tranh cách mạng, những nhược điểm đó đã được các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp theo dần dần khắc phục.

Nǎm 1930-1931, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có nhiều cố gắng để chỉ đạo phong trào cách mạng, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc có tính chất "tả" khuynh hoặc hữu khuynh trong chỉ đạo và tổ chức ở một số địa phương.

Tháng 3/1931, giữa lúc địch khủng bố ác liệt phong trào quần chúng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ hai ở Sài Gòn, dưới sự chủ trì của Trần Phú. Sau Hội nghị không lâu, các uỷ viên trong Ban Chấp hành Trung ương lần lượt bị sa lưới của địch, Trần Phú cũng bị bắt ở Sài Gòn (4/1931) và đã hy sinh ngày 6/9/1931. Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ hoạt động ở nước ngoài cũng bị đế quốc Anh bắt ở Hương Cảng (6/1931). Các cơ sở của tổ chức đảng cũng bị địch đánh phá ác liệt. Đảng bước vào một cuộc đấu tranh quyết liệt với kẻ thù để duy trì tổ chức đảng và phong trào cách mạng.

Ban XDĐ

Tìm hiểu lịch sử ra đời và trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ đại hội

Sở Nn và PTNT Bình Định

2106-02-07T13:28:15+07:00 2106-02-07T13:28:15+07:00 https://snnptnt.binhdinh.gov.vn:/tin-tuyen-truyen/1234-1234.html https://snnptnt.binhdinh.gov.vn:/uploads/news//upload/files/1(88).jpg

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định https://snnptnt.binhdinh.gov.vn:/assets/images/logo.png

Thứ năm - 05/11/2020 15:01 3.594 0

rước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương - phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896).

Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở đầu vào thời gian nào kết quả quan trọng của Hội nghị là gì
Nguyễn Tất Thành tại Hội nghị Versailles, Pháp (Ảnh: Tạp chí Tuyên giáo)

1. Lịch sử thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương - phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896). Sang đầu thế kỷ XX, khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại.

Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở đầu vào thời gian nào kết quả quan trọng của Hội nghị là gì

Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng ViệtNamchìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ thì ngày 5/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới. Người đã đi qua nhiều nước của châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã phát hiện ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa.

Năm 1917, Người trở lại nước Pháp, đếnParisvà năm 1919 gia nhập Đảng Xã hội Pháp.

Tháng 6/1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Versailles.

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc “Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và từ tư tưởng đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ViệtNam.

Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của ViệtNam. Đó là một sự kiện lịch sử trọng đại, không những Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với lý luận cách mạng của thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn đánh dấu bước chuyển quan trọng của con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.

Từ đây, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vạch phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người nhấn mạnh: cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; Đảng phải có hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin.

Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ. Người lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (năm 1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) và gửi cán bộ đi học tại trường Đại học Phương Đông (ở Liên Xô trước đây) và trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Nhờ hoạt động không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí cách mạng tiền bối mà những điều kiện thành lập Đảng ngày càng chín muồi.

Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930.

Hội nghị đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện:Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắtcủa Đảng Cộng sản. Những văn kiện đó do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị hợp nhất Đảng thông qua là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng ViệtNam. Hội nghị thông qua lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến đồng bào, đồng chí trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng. Những văn kiện được thông qua tại Hội nghị hợp nhất do Nguyễn Ái Quốc chủ trì chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Sau này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 03 tháng 02 dương lịch hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Quá trình trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội

Kể từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã trải qua 12 kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng ghi nhận những thắng lợi, thành tựu và những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

a. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng

Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc) từ ngày 27 đến ngày 31/3/1935. Dự Đại hội có 13 đại biểu thuộc các đảng bộ trong nước và tổ chức của Đảng hoạt động ở ngoài nướcdo dồng chí Hà Huy Tập chủ trì. Đại hội bầu đồng chíLê Hồng Phonglàm Tổng Bí thư.

Đến tháng 10/1936, Trung ương Đảng được tổ chức lại, đồng chí Hà Huy Tập làmTổng Bí thư. Tháng 3/1938, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị toàn thể, bầuđồng chí Nguyễn Văn Cừ làmTổng Bí thư. Tháng 11/1940, Hội Nghị Trung ương 7, Trường Chinh nắm quyềnTổng Bí thư.

Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ và khôi phục hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến địa phương, thống nhất được phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, tạo điều kiện để phong trào cách mạng bước vào thời kỳ đấu tranh mới.

b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứII của Đảng

Đại hội diễn ra từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951 tại xã Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Dự đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho trên 76 vạn đảng viên.

Đạihội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 19đồng chí chính thức và 10 đồng chí dự khuyết. Trong đó, Bộ chính trị có 7đồng chí chính thức và 1 dự khuyết. Đại hội đã bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, bầuđồng chíTrường Chinhlàm Tổng Bí thư.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu bước trưởng thành mới về tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng. Đảng từ bí mật trở lại hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển cách mạng.

c. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

Đại hội diễn ra từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960 tại Hà Nội. Có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyếtthay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước đã về dự Đại hội. Nghị quyết Đại hội đã nêu rõ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

Đại hội đã tổng kết 30 năm lãnh đạo của Đảng, nêu lên những bài học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đại hội đã phân tích kỹ những đặc điểm của cách mạng Việt Nam và quyết định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đường lối cách mạng miền Nam nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; đề ra nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Những vấn đề Đại hội thảo luận và quyết định là những vấn đề có quan hệ sống còn đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất nước nhà.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn bế mạc Đại hội. Người nói:"Đại hội lần thứ II đã đưa kháng chiến đến thắng lợi. Chắc chắn rằng, Đại hội lần thứ III này sẽ là nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà".

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mớigồm 47đồng chí và 31 ủy viên dự khuyết.Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 11 ủy viên chính thức. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch Đảng.Đồng chíLê Duẩnđược bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

d. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng

Đại hội diễn ra từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976 tại Hà Nội.Tham dự đại hội có 1.008 đại biểu chính thức thay mặt cho 1.550.000 đảng viên của cả hai miền đất nước, cùng với sự có mặt của nhiều Đảng Cộng sản và các tổ chức quốc tế khác.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV diễn ra trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ đã đạt được thắng lợi. Hai miền Nam Bắc thống nhất sau hơn 20 năm chia cắt từ Hiệp định Geneve 1954 bằng việc hiệp thương của hai nhà nước tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam từ sau 30 tháng 4 năm 1975 là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà Miền Nam Việt Nam.

Đại hội thông qua Báo cáo Chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1976-1980), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng. Đại hội đổi tên Đảng Lao ĐộngViệt Nam thành ĐảngCộng sảnViệt Nam.

Đại hội còn bổ sung Điều lệ Đảng, thay chức danh Bí thư thứ nhất là Tổng Bí thư, bỏ chức danh Chủ tịch Đảng. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 101đồng chí chính thức,Bộ chính trị gồm 14đồng chí.Đồng chíLê Duẩntiếp tục làm Tổng Bí thư.

Đại hộitổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

e. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng

Đại hội diễn ra từ ngày 27 đến ngày 31/3/1982.Tham dự Đại hội có 1.033 đại biểu thay mặt cho 1.727.000 đảng viên hoạt động trong 35.146 đảng bộ cơ sở.

Đại hội lần thứ V của Đảng là kết quả của một quá trình làm việc nghiêm túc, tập hợp ý kiến của toàn Đảng để đề ra nhiệm vụ, phương hướng… nhằm giải quyết những vấn đề gay gắt, nóng bỏng đang đặt ra của cách mạng Việt Nam. Đại hội đánh dấu một bước chuyển biến mới về sự lãnh đạo của Đảng trên con đường đấu tranh “Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân”.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 116 uỷ viên chính thức và 36 uỷ viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 uỷ viên chính thức và 2 uỷ viên dự khuyết. Đồng chíLê Duẩnđược bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

f. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI

Đại hội diễn ra từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Đến dự Đại hội có 32 đoàn đại biểu quốc tế.

Đại hội đề xướng và lãnh đạo thành công sự nghiệp Đổi mới. Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc: Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI gồm 124 uỷ viên chính thức và 49 uỷ viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đồng chíNguyễn Văn Linhđược bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ được giao trách nhiệm là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

g. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII

Đại hội diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27/6/1991 tại Hà Nội. Dự đại hội có 1.176 đại biểu, thay mặt cho hơn 2.155.022 đảng viên trong cả nước.

Với nhiệm vụ “Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đưa đất nước đi theo con đường đổi mới”, Đại hội VII là Đại hội của trí tuệ-đổi mới, dân chủ-kỷ cương-đoàn kết; là Đại hội lần đầu tiên thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.Đại hội cũng đã thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000; Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng (Điều lệ Đảng sửa đổi).

Đại hội một lần nữa khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 146 ủy viên, bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên (Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 khóa VII tháng 11/1993 đã bầu bổ sung thêm 4 ủy viên Bộ Chính trị). Đồng chíĐỗ Mườiđược bầu làm Tổng Bí thư.

h. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII

Đại hội diễn ra từ ngày 28/6 đến ngày 1/7/1996tại Hà Nội. Dự Đại hội có 1.198 đảng viên đại diện cho gần 2 triệu 130 nghìn đảng viên trong cả nước.

Đại hội khẳng định: Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới, đại hội rút ra 6 bài học chủ yếu.

Nhiệm vụ của đại hội là thực hiện đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá độ lên CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN.

Đại hội“có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu cột mốc phát triển mới trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta”. Đại hội VIII của Đảng là Đại hội tiếp tục đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 170 ủy viên. Đồng chí Đỗ Mười được bầu lại làm Tổng Bí thư (sau đó, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 khóa VIII - tháng 12/1997, đồng chí Lê Khả Phiêu đã được bầu làm Tổng Bí thư).

i. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX

Đại hội diễn ra từ ngày 19 đến ngày 22/4/2001 tại Hà Nội.
Tham dự Đại hội có1.168 đại biểu là những đảng viên ưu tú được bầu từ các đại hội đảng bộ trực thuộc, đại diện cho 2.479.719 đảng viên trong toàn Đảng.

Đại hội IX của Đảng đã đánh giá về chặng đường 71 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội, rút ra những bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới, từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất nước trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.

Đại hội IX có nhiệm vụ kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng ta ngang tầm với đòi hỏi của dân tộc trong thời kỳ mới; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới.

Đại hội IX của Đảng có ý nghĩa trọng đại mở đường cho đất nước ta nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức tiến vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới, thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX gồm 150 uỷ viên.
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 đồng chí, Ban Bí thư gồm 9 đồng chí. Đồng chíNông Đức Mạnhđược bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

k. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X

Đại hội diễn ra từ ngày 18 đến ngày 25/4/2006tại Thủ đô Hà Nội.Dự Đại hội có 1.176 đại biểu thay mặt cho hơn 3,1 triệu đảng viên trong toàn Đảng.

Đây là Đại hội của trí tuệ, đổi mới, đoàn kết và phát triển bền vững.Chủ đề của Đại hội là: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển".

Đại hội X của Đảng có nhiệm vụ nhìn thẳng vào sự thật để kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện thành tựu và những yếu kém, khuyết điểm, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2001 – 2005), chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) và nhìn lại 20 năm đổi mới; từ đó tiếp tục phát triển và hoàn thiện đường lối, quan điểm, định ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm tới (2006-2010); phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng; bổ sung sửa đổi một số điểm trong Điều lệ Đảng…

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 160 ủy viên chính thức và 21 ủy viên dự khuyết, với Bộ Chính trị gồm 14 thành viênvà Ban Bí thư có 8 thành viên. Đồng chíNông Đức Mạnhđược bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X. Đồng chí Nguyễn Văn Chi, Uỷ viên Bộ Chính trị được bầu làm Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng khoá X.

l. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI

Đại hội diễn ra từ ngày 12 đến ngày 19/01/2011tại Thủ đô Hà Nội.Dự Đại hội có 1.377 đại biểu thay mặt cho hơn 3,6 triệu đảng viên trong toàn Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng có nhiệm vụ nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, đề cao tinh thần tự phê bình nghiêm túc, để kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện những thành tựu và yếu kém, khuyết điểm, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010), tổng kết Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010) và 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, Đại hội quyết định việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991; xác định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020); đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm (2011 - 2015).

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI gồm 175 đồng chí Ủy viên chính thức và 25 đồng chí Ủy viên dự khuyết. 9/15 Ủy viên Bộ Chính trị khóa X tái đắc cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Trong số 175 Ủy viên chính thức có 72 đồng chí lần đầu tiên tham gia Ban Chấp hành Trung ương, 16 đồng chí từng là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Trong số ủy viên chính thức có 14 đồng chí là nữ; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương nhiều tuổi nhất là đồng chí Nguyễn Phú Trọng (67 tuổi) - Chủ tịch Quốc hội và Ủy viên chính thức ít tuổi nhất là đồng chí Võ Văn Thưởng (41 tuổi) - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn. 100% các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đều có trình độ từ đại học trở lên.

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã bầu Bộ Chính trị gồm 14 Ủy viên, Ban Bí thư gồm 4 ủy viên, bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 21 đồng chí. Đồng chíNguyễn Phú Trọngđược Đại hội bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI.

m. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII

Đại hội diễn ra từ ngày 12 đến ngày 19/01/2016 tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.510 đại biểu thay mặt cho hơn 4,5 triệu đảng viên toàn Đảng. Số lượng đại biểu dự Đại hội lần thứ XII tăng 133 đại biểu so với Đại hội XI. Đây là Đại hội có số lượng đại biểu đông nhất trong 12 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã thảo luận, tán thành những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình thực hiện 5 năm Nghị quyết Đại hội XI (2011 – 2015) và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 – 2020 nêu trongBáo cáo chính trị,Báo cáo kinh tế - xã hộicủa Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI trình Đại hội. Với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới”, ý thức trách nhiệm cao trước Đảng, Nhân dân và đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu cho nhiệm kỳ 2016 – 2020.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã bầu raBan Chấp hành Trung ương Đảng khoá mớigồm 200 đồng chí, trong đó 180 đồng chí Uỷ viên chính thức, 20 đồng chí Uỷ viên dự khuyết.

Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở đầu vào thời gian nào kết quả quan trọng của Hội nghị là gì

Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIIđã họp để bầuBộ Chính trị,Ban Bí thư Trung ương Đảng,Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đồng chíNguyễn Phú Trọngđược tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Đồng chíTrần Quốc Vượngđược tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Nguồn tư liệu:

1. Hệ thống tư liệu – văn kiện Đảng, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/lich-su-dang);

2. Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum (http://www.tuyengiaokontum.org.vn/Lich-su/lich-su-va-y-nghia-su-ra-doi-cua-dang-cong-san-viet-nam-3-2-1930-3-2-2019-1456.html)./.

Tác giả bài viết: Sở Nn và PTNT Bình Định