Làm sao để thi đầu học sinh giỏi

Ngủ không đủ giấc sẽ làm bạn lúc nào cũng rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Không tập trung được, ngoài ra còn dẫn đến nhiều bệnh khác nhau như giảm trí nhớ, dễ bị stress, năng suất học tập không cao, suy giảm miễn dịch. Nếu thiếu ngủ, khi vào lớp bạn sẽ có xu hướng ngủ bù, ngủ gật, thiếu tập trung, học không hiệu quả.

Giữ gìn sức khỏe luôn đi cùng với việc ăn uống điều độ. Đúng và đủ bữa, đủ dinh dưỡng, đa dạng các chất. Đôi khi vì bài vở quá nhiều, thức dậy muộn, mà học sinh bỏ bữa. Lại có trường hợp ăn uống linh tinh, bỏ bữa chính, ăn nhiều đồ ăn nhanh, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Nhiều em học sinh mới học cấp 2, cấp 3 đã có dấu hiệu đau dạ dày và đại tràng do thói quen ăn uống không lành mạnh.

Nhiều bố mẹ nghĩ, con đi học đã mệt mỏi lắm rồi. Ăn bao nhiêu cũng chẳng béo lên. Vậy thì còn tập thể dục nữa làm gì. Tuy nhiên tư duy đó hoàn toàn sai. Việc tập luyện thể dục giúp cho các chất dinh dưỡng trong cơ thể được hấp thụ tốt hơn. Các cơ và khớp trơn tru hơn. Hệ tiêu hóa cũng hoạt động hiệu quả hơn. Cấc chất thải và độc tố được đẩy ra ngoài. Đây là các giữ gìn sức khỏe hiệu quả được chứng minh từ lâu.

Làm sao để thi đầu học sinh giỏi
Ảnh minh họa ( Nguồn Internet )

Để trở thành một học sinh giỏi toán thì cần những phương pháp và cách thức rèn luyện như thế nào ? Hầu hết mọi người nghĩ rằng chỉ cần thông minh là các bé sẽ dễ dàng thành học sinh giỏi toán. Điều này không hoàn toàn đúng vì các bạn có thể rèn luyện theo một số phương pháp và đặc tính kích thích não bộ, giúp não bộ tích cực vận động và phát triển hơn. Ngoài ra còn kết hợp với sự luyện tập hàng ngày sẽ nhanh chóng trở thành học sinh giỏi toán.

Thành công có phương pháp, thất bại có nguyên nhân. Bạn đang trăn trở để tìm ra phương pháp giúp bạn trở thành học sinh giỏi toán. Vì vậy, thông qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ một số cách trở thành học sinh giỏi toán nhanh nhất

Làm sao để thi đầu học sinh giỏi

Cách trở thành học sinh giỏi toán nhanh nhất

Những điều cần xác định đầu tiên để thành học sinh giỏi toán

Xác định mục tiêu học tập rõ ràng

Xác định mục tiêu là việc rất quan trọng vì nó quyết định hướng đi, phương pháp học toán của bạn và sẽ quyết định kết quả học tập của bạn. Khi bạn xác định mục tiêu đạt loại giỏi trong môn toán thì bạn sẽ học với quyết tâm khác hẳn khi bạn chỉ muốn trở thành một học sinh đạt loại trung bình. Với quyết tâm trở thành một học sinh giỏi toán thì não của bạn nhận thức được rằng, nó không được phép mắc bất kỳ sai phạm nhỏ nào. Việc này khiến bạn học kỹ từng chi tiết nhỏ nhặt nhất trong bài.

Lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian hợp lý

Bạn sẽ không bao giờ đạt được những mục tiêu của mình đề ra nếu không xây dựng một kế hoạch cụ thể và biết cách sắp xếp thời gian. Những người thành công luôn lập ra những kế hoạch cho công việc của mình. Họ luôn biết mình cần làm gì để đi đến mục tiêu và ưu tiên những việc gì để họ đạt được mục tiêu đã đề ra. Bạn cần lên kế hoạch học toán cho bản thân theo tuần, theo tháng, quý, năm.

Tham khảo thêm: Làm Thế Nào Để Học Giỏi Nhất Lớp

Bước đầu tiên để học cách ghi nhớ là biết cách đọc sách thông minh và hiệu quả. Ai trong chúng ta ắt hẳn đều biết đọc sách, nhưng rất ít người nắm được tất cả thông tin mà cuốn sách mang lại. Bạn cần chắt lọc những từ khóa, nội dung chính để có thể ghi nhớ một cách hiệu quả.

Tập trung cao độ khi học

Bạn hãy tập trung mỗi khi nghe các thầy cô giảng bài để tránh bỏ sót những kiến thức quan trọng. Một kiến thức nhỏ cũng có thể làm bạn gặp khó khăn khi làm bài tập và tiếp thu các kiến thức tiếp theo. Hãy hỏi thật kỹ những kiến thức mà bạn chưa hiểu, thường xuyên giơ tay phát biểu lên bảng làm bài tập để được thầy cô sữa các kiến thức sai của mình. Từ đó, kiến thức sẽ được khắc sau hơn trong não bộ của bạn.

READ  7 cách học tốt Vật Lý 9 hay nhất

Nắm vững kiến thức căn bản

Kiến thức căn bản là không thể thiếu đối với bất kỳ môn học nào, đặc biệt là môn toán. Để thực sự trở thành học sinh giỏi toán kiến thức toán căn bản thôi chưa đủ cần thêm đó là kỹ năng tư duy phân tích. Kiến thức căn bản hay nói cách khác là công thức toán giúp bạn nhanh chóng áp dụng công thức đưa ra những hướng giải quyết đối với những bài toán khó. Sau đó sẽ lọc lại hướng giải nào cho phù hợp.

Làm sao để thi đầu học sinh giỏi

Cách trở thành học sinh giỏi toán nhanh nhất

Làm đầy đủ bài tập về nhà đúng hạn  

Hãy làm đầy đủ và đúng hạn những bài tập được giao về nhà từ dễ đến khó. Trong quá trình làm bài tập bạn hãy ghi chú những vấn đề mình chưa hiểu để tìm cách giải quyết. Nhờ bạn bè, thầy cô tìm cách giải tốt nhất rút kinh nghiệm cho lần sau. Việc làm nhiều bài tập toán sẽ giúp bạn nhớ các kiến thức lâu hơn.

Cẩn thận xem lại bài làm sai

Bạn có thể học được rất nhiều từ sai lầm của bản thân. Nếu phát hiện mình giải sai thì bạn nên xem lại toàn bộ quá trình. Bạn đã sai ở đâu và sai như thế nào? Cố gắng xem xét lại bài toán và tìm cách giải ra kết quả đúng. Khi làm toán, viết ra cách giải là việc rất quan trọng. Dùng bút viết ra chi tiết từng bước áp dụng cho một bài toán. Với cách này, khi xuất hiện sai sót, bạn có thể xem lại quá trình giải và phát hiện ra chỗ sai dễ dàng hơn.

Chọn tài liệu phù hợp

Bất kì môn học gì tài liệu là không thể thiếu. Đặc biệt là học sinh giỏi. Chọn tốt nhất là các bộ đề trong các kỳ thi học sinh giỏi trước. Người ta nói ‘biết người biết ta trăm trận trăm thắng’. Biết cấu trúc đề dạng nào sẽ cho bạn phương pháp học tập phù hợp. Ngoài xem cấu trúc để ra, muốn trở thành học sinh giỏi toán bạn nên nghiên cứu thêm sách tham khảo các dạng bài tập nâng cao.

Nghệ thuật ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn

Phương pháp hiệu quả nhất để bạn ghi nhớ lý thuyết được học là áp dụng chúng vào thực tiễn, nghe thì có vẻ xa vời nhưng thực ra nó rất đơn giản. Bạn muốn học giỏi toán thì hãy áp dụng tất cả các công thức được học để giải một bài toán, đây chỉ là cách để vận dụng kiến thức ở cấp thấp. Để vận dụng ở những cấp độ cao hơn cũng cần đòi hỏi bạn nắm vững lí thuyết nhiều hơn. Cách tốt hơn để áp dụng là dùng chúng để giải quyết những công việc trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

READ  Những phương pháp học nào hiệu quả nhất

Trên đây là một số phương pháp học hiệu quả nhất giúp bạn dễ dàng thực hiện mục tiêu trở thành một học sinh giỏi toán, bạn có thể chọn cho bản thân một phương pháp thích hợp hoặc có thể áp dụng tất cả các phương pháp tùy vào hoàn cảnh và khả năng của mình. Chúc bạn thành công.

Làm sao để thi đầu học sinh giỏi

Thí sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp TP.HCM đang làm thủ tục vào phòng thi sáng 30-3 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Ở Pháp, khi chọn học sinh đi tranh tài quốc tế, họ chỉ việc lấy ra những em có thành tích cao nhất trong kỳ thi tú tài, lập đội tuyển rồi gửi tham dự. 

Mỹ làm khác chút so với Pháp, nhưng điểm chung là nói không với hành khúc luyện học sinh giỏi để đi thi. Nhiều trường học tại Mỹ rầm rộ đón một đội bóng chày của trường vì đoạt thành tích cao trong thi đấu, nhưng vinh danh học sinh giỏi có thể không được như thế.

Biến tướng

Thập niên 1960, 1970 của thế kỷ trước đã có cuộc thi chọn học sinh giỏi. Trường công là chủ đạo, tài liệu cứng là chủ yếu, nhiều thầy trò để tiếp cận được là rất khó khăn. 

Thi chọn học sinh giỏi, khuyến khích giáo viên tự học, nâng cao tay nghề, giúp học sinh thêm cơ hội mở rộng, chuyên sâu kiến thức, kỹ năng; tạo cơ hội cho thầy trò các trường giao lưu, học hỏi; đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; đáp ứng mục tiêu bồi dưỡng nhân tài cho địa phương, đất nước.

Học sinh đoạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi được hưởng điểm khuyến khích, tuyển thẳng vào đại học, có suất du học. Thầy cô có học sinh giỏi thì được khen thưởng, tăng lương trước thời hạn, xem xét cất nhắc, đề bạt, tạo thương hiệu để dạy thêm... 

Trường có học sinh giỏi thì hiệu trưởng được vinh danh - bước cần thiết để vững vàng hoặc tiếp tục vị trí quản lý tốt hơn, cao hơn.

Thực trạng ấy khiến kỳ thi chọn học sinh giỏi mà sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, làm biến tướng mục đích ban đầu. Có người mua ắt có người bán, mà thi chọn học sinh giỏi không là ngoại lệ. 

Điều đó làm tăng áp lực tiêu cực không chỉ đối với học sinh dự thi, thầy cô luyện thi mà cả đối với số đông thầy trò còn lại, với những trường học vốn học sinh đến trường đầy đủ, được lên lớp là phải đánh đổi bằng những cố gắng thầm lặng và miệt mài.

Trên hết là thành tích!

Vào dịp hè, đầu năm học là các trường xoay với tuyển chọn, thành lập đội tuyển, bồi dưỡng học sinh giỏi, tính toán tiền bạc. Tùy chất lượng thực tế của trường, phải tính toán miễn sao là có giải, môn nào cũng được, trên hết là thành tích!

Đến vòng quốc gia, chủ yếu thi thố giữa các trường chuyên, họa hoằn lắm mới có học sinh đoạt giải ở trường THPT không chuyên. 

Cuộc thi cồng kềnh và rất tốn kém, nhiều khoản chi lấy từ ngân sách và linh hoạt (suy cho cùng vẫn là vận dụng ngân sách). Theo sát một số cơ sở giáo dục, sau những kỳ thi chọn học sinh giỏi, tôi thấy thầy cô chẳng mấy thay đổi về chuyên môn.

Từ khâu ra đề, coi, chấm, xét công nhận học sinh giỏi - dù có quy chế nhưng triển khai thực hiện còn những góc khuất mà chỉ người trong cuộc mới tận tường. 

Chả thế mà, sau kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT, hơn 10 năm qua Bộ GD-ĐT không công bố đáp án, gần đây khi báo chí lên tiếng thì bộ mới thực hiện. Một kỳ thi nhiều quyền lực và đặc ân nhưng lại thiếu minh bạch làm cho kỳ thi chịu nhiều tai tiếng.

Đã đến lúc cải tiến

Bộ GD-ĐT cần tiến hành tổng kết, trên cơ sở đánh giá đầy đủ, khách quan, trung thực về kỳ thi chọn học sinh giỏi và học hỏi cách làm của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Thi chọn học sinh giỏi cho ai, vì ai?

Những lợi ích của kỳ thi này đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo là gì? Trong nền kinh tế tri thức, toàn cầu hóa, xã hội thông tin, thi chọn học sinh giỏi giúp gì cho dân, cho nước?

Vì lợi ích trăm năm nên cần bàn bạc cẩn trọng, thông tuệ, công tâm và dân chủ. Kỳ thi chọn học sinh giỏi không có lỗi, vấn đề là ở hình thức tổ chức, việc triển khai và những con người tham gia vận hành. Tuy muộn để thay đổi, nhưng đó là việc không thể không làm vì một nền giáo dục liêm chính, tiến bộ, nhân văn.

Nỗi ám ảnh mang tên "thi học sinh giỏi"

Làm sao để thi đầu học sinh giỏi

Tôi chỉ là một công nhân viên chức bình thường với đồng lương cố định hằng tháng. Mỗi lần họp lớp, bạn bè vẫn nhớ nhất về tôi là một học sinh giỏi - người đã từng đại diện lớp, trường, huyện, tỉnh đi thi các cuộc thi học sinh giỏi.

Nhưng các bạn lại không biết rằng chính tôi mới là người ngưỡng mộ các bạn - những người ngày xưa có thể chỉ học sinh khá, bình bình, nay đã là "ông nọ bà kia", có chức tước, giàu sang trong xã hội. Còn tôi, nhớ về thời đi học, có một nỗi ám ảnh không dám gọi thành tên - đó là "thi học sinh giỏi"...

Ngay từ khi còn học cấp THCS, tôi đã là một nhân tố được chọn đi dự các cuộc thi học sinh giỏi của huyện, của tỉnh. Hồi đó, được chọn đi dự thi là một hạnh phúc với tôi. Để phục vụ các cuộc thi, nhóm học sinh chúng tôi được xếp thành đội tuyển. Ngay từ thời điểm vào đội tuyển, chuyện học lệch bắt đầu diễn ra và được coi như một việc đương nhiên.

Lên cấp III, việc học lệch đối với tôi càng trở nên nghiêm trọng khi tôi vào được trường chuyên của tỉnh. Những giáo viên được xếp dạy lớp chuyên sẽ luôn là ưu tiên giáo viên giỏi nhất môn chuyên, các giáo viên bộ môn khác thì không cần.

Tôi cảm nhận được sự chán nản của thầy cô môn tự nhiên khi dạy các lớp xã hội, khi mà trong tiết học rất ít học sinh giơ tay phát biểu. Và trong nhiều giờ, nhất là sát đến ngày chuẩn bị cho các kỳ thi, họ lại phải chấp nhận một số học sinh vắng mặt vì đi học đội tuyển hay có khi có mặt nhưng lại cắm cúi học môn chuyên.

Năm cấp III với chúng tôi là những năm tháng kinh hoàng, khi chúng tôi phải quyết định các môn mình tập trung cho việc thi đại học. Thời đó, thi đại học đúng là một cuộc chiến.

Chúng tôi có 2 lựa chọn: một là học lệch hẳn để thi theo kiểu "được ăn cả, ngã về không", quyết giành giải quốc gia để chắc suất vào đại học; hai là từ bỏ để chỉ tập trung vào 3 môn quan trọng theo khối thi.

Tôi ôm trong lòng sự lấn cấn đó để vừa vùi đầu vào môn chuyên, vừa chạy tới các lớp học thêm 2 môn còn lại để phục vụ cho kỳ thi đại học. Một ngày, giáo viên chủ nhiệm đến nói chuyện với tôi, hỏi tôi về việc có quyết định tham gia kỳ thi quốc gia hay không. Tôi nhận ra rằng kỳ thi này mang lại cho tôi quá nhiều sự bấp bênh và lo lắng. Và rồi tôi đã quyết định dừng lại!

Thi học sinh giỏi để làm gì? Rất nhiều lần tôi đã hỏi mình câu hỏi đó? Tôi nhận ra sâu thẳm trong mình sự hứng thú với các kỳ thi này. Nó giúp tôi nhận ra mình có năng khiếu, đam mê, thiên hướng nào đó, được mọi người công nhận, khuyến khích và đôi khi là ngưỡng mộ.

Càng về sau tôi càng nhận ra rằng, từ năng khiếu và sự yêu thích đơn thuần, khi bị cuốn vào các kỳ thi học sinh giỏi, tình yêu đối với môn học đã trở thành áp lực, đôi khi là sự ám ảnh.

Việc dồn thời gian, tâm sức cho các kỳ thi này đã khiến chúng tôi đánh mất tình yêu với các môn học khác khi ngày càng thụt lùi vì không theo kịp kiến thức chung. Chạy theo các kỳ thi học sinh giỏi khiến thời gian ngồi trên ghế nhà trường trở thành áp lực. Và đúng là hết thi thì chúng tôi cũng hết... giỏi.

Vậy có duy trì cuộc thi này không? Tôi nghĩ là vẫn nên, nhưng đừng lấy đó là thước đo hay tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của giáo viên hay ngôi trường, địa phương nào nữa. Cuộc thi nên chỉ đơn giản là sân chơi để khơi dậy tình yêu đối với môn học, và phát triển tình yêu ấy hài hòa và song hành với các môn học khác.

TRẦN HẰNG

Mời tham gia Diễn đàn "Thi học sinh giỏi để làm gì?"

Có nên duy trì kỳ thi học sinh giỏi? Nếu có thì nên điều chỉnh, thay đổi như thế nào cho phù hợp?

Nếu không thì có cách thức nào phát hiện, tìm kiếm được nhân tài? Mời quý bạn đọc, thầy cô, phụ huynh và học sinh chia sẻ quan điểm, góc nhìn của mình về câu chuyện này.

Bài viết xin email về .

Những bài được sử dụng trên nhật báo Tuổi Trẻ hoặc báo Tuổi Trẻ điện tử (tuoitre.vn) sẽ được chấm nhuận bút theo quy định của tòa soạn.

Làm sao để thi đầu học sinh giỏi
Thi học sinh giỏi không dành cho số đông và những mặt trái bị ngó lơ

TS NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG