Nếu cãi lệnh cấp trên hậu quả là gì

Cán bộ lợi dụng chức vụ quyền hạn để yêu cầu cấp dưới thực hiện mệnh lệnh trái pháp luật trong nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn thì sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù?

Nếu cãi lệnh cấp trên hậu quả là gì

Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật (Hình từ internet)

Theo điểm c khoản 2 Điều 393 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật
1. Người nào lợi dụng chức vụ quyền hạn ra mệnh lệnh trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Căn cứ quy định trên thì trường hợp cán bộ lợi dụng chức vụ quyền hạn để yêu cầu cấp dưới thực hiện mệnh lệnh trái pháp luật trong nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn thì sẽ bị phạt từ 03 năm đến 10 năm.

Ngoài ra, trường hợp cán bộ lợi dụng chức vụ quyền hạn ra mệnh lệnh trái pháp luật gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật được xem là tội nặng hay tội nhẹ?

Theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Căn cứ quy định trên thì tội ra mệnh lệnh trái pháp luật là tội phạm rất nghiêm trọng.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội ra mệnh lệnh trái pháp luật là bao nhiêu năm?

Theo khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Theo đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội ra mệnh lệnh trái pháp luật là 15 năm kể từ ngày tội phạm được thực hiện.

Công chức có được miễn trách nhiệm xử lý kỷ luật khi thi hành mệnh lệnh trái pháp luật của cấp trên hay không? Thời hạn xử lý kỷ luật đối với công chức là bao lâu? Mức phạt xử lý kỷ luật đối với công chức hiện nay? Câu hỏi của chị Tuyết (Khánh Hòa)

Công chức có được miễn trách nhiệm xử lý kỷ luật khi thi hành mệnh lệnh trái pháp luật của cấp trên hay không ?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật như sau:

Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Và Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:

Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Từ quy định trên, công chức được miễn trách nhiệm kỷ luật trong trường hợp:

+ Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm

+ Phải chấp hành quyết định của cấp trên

+ Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan

+ Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời

Tuy nhiên, trường hợp công chức thi hành mệnh lệnh trái pháp luật dù đã báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định nhưng người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì sẽ được miễn trách nhiệm kỷ luật.

Đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định.

Nếu cãi lệnh cấp trên hậu quả là gì

Công chức có được miễn trách nhiệm xử lý kỷ luật khi thi hành mệnh lệnh trái pháp luật của cấp trên hay không ? (Hình từ Internet)

Thời hạn xử lý kỷ luật đối với công chức là bao lâu?

Theo khoản 3 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:

Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
...
3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
...

Như vậy, thời hạn xử lý kỷ luật đối với công chức là khoản thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày, trường hợp có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.

Mức phạt xử lý kỷ luật đối với công chức hiện nay?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định:

Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.

Từ quy định trên cho thấy công chức bị xử lý kỷ luật đối với:

+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc.

+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.