Nguyên nhân nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận xuất hiện có thể do mất vệ sinh, di truyền hoặc lây nhiễm vi khuẩn trong quan hệ tình dục.Nhiệt độ môi trường cao làm tăng nguy cơ bị sỏi Trong y tế, nhiễm trùng thận gọi là viêm bể thận. Đây là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, thường lây lan từ đường tiết niệu thấp đến cao, từ hậu môn vào niệu đạo và cuối cùng gây thiệt hại cho thận. Vi khuẩn gây bệnh là một loại của vi khuẩn E. coli thường tồn tại sẵn trong ruột.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn trên da và lây lan qua đường máu hoặc ảnh hưởng đến cả hai thận. Đôi khi nhiễm trùng thận có thể dẫn đến nhiễm trùng máu được gọi là nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, phụ nữ luôn luôn dễ bị nhiễm trùng tiểu (nhiễm khuẩn đường tiết niệu) so với những người đàn ông vì đường niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nhiều so với nam giới và gần với hậu môn hơn. Khi mức độ estrogen của phụ nữ giảm ở thời kì mãn kinh, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cũng tăng lên do sự mất dần sự bảo vệ của hệ thực vật âm đạo.

Một số điều liên quan đến nhiễm trùng thận mà chị em cần cảnh giác là:

1. Dấu hiệu lớn Những người bị nhiễm trùng thận cũng có nhiệt độ cơ thể tăng lên giống như bị nhiễm độc. Cảm giác rát bỏng khi đi tiểu là một triệu chứng quan trọng và chỉ xuất hiện khi bệnh đã nghiêm trọng. Ngoài ra, một số dấu hiệu như nước tiểu đục, thường xuyên muốn đi tiểu, đau khi đi tiểu, đau ở xương mu hoặc ở lưng dưới, buồn nôn và nôn, huyết áp thấp... cũng có thể xuất hiện ở những người bị nhiễm trùng tiểu. Bên cạnh đó nó, người bệnh còn có thể có cảm giác ngon miệng, cơ thể mất nước, đỏ mặt, da ấm... các triệu chứng này thường chung chung của nhiều bệnh nên rất hay bị bỏ qua. Nếu thấy thêm dấu hiệu nước tiểu có thể có máu trong đó hoặc có thể chứa mủ thì chứng tỏ bệnh đã rất nghiêm trọng. 

Nguyên nhân nhiễm trùng thận

Phụ nữ mang thai dễ nhiễm trùng thận

2. Phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng thận Khi mang thai, mức độ progesterone tăng làm trầm trọng thêm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu do giảm trương lực cơ của niệu quản và bàng quang khiến nước tiểu bị chảy ngược lại bàng quang nhiều hơn. Khả năng bị nhiễm bệnh trong trường hợp này cao hơn 25-40% so với bình thường. Sản phụ bị nhiễm trùng thận khi mang thai có thể dẫn đến sinh non hoặc bị tiền sản giật. Vì vậy, nếu phát hiện có dấu hiệu nhiễm trùng, sản phụ cần được điều trị kịp thời.

3. Sỏi thận Bệnh sỏi thận làm ảnh hưởng đến dòng nước tiểu, do đó tăng nguy cơ nhiễm trùng thận. Sỏi thận "giúp" các vi khuẩn tăng lên ở niệu đạo, làm giảm khả năng phòng thủ của cơ thể đối với các bệnh nhiễm trùng. Đây là một điều kiện tốt cho các vi khuẩn, do đó gây ra tắc nghẽn niệu đạo và cũng góp phần làm viêm bể thận.

4. Đau khi quan hệ tình dục Hoạt động tình dục thực sự không tạo ra nhiều nguy cơ phát triển nhiễm trùng tiểu nhưng nó cũng là một con đường dẫn đến viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang do vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào. Phụ nữ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới. 75-90% các bệnh nhiễm trùng bàng quang là do quan hệ tình dục, đặc biệt là những phụ nữ có quan hệ tình dục sau khi mãn kinh.

Do đó, nó cũng gián tiếp có thể dẫn đến nhiễm trùng thận. Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục và vùng hậu môn thường xuyên, đặc biệt là sau khi hoạt động tình dục, đi tiểu trước và sau khi giao hợp... là điều hết sức quan trọng và cẩn thiết đối với chị em. Chị em cũng nên hạn chế tiêu thụ nhiều chất lỏng chứa cafein và rượu trong chế độ ăn uống của mình.

Nguyên nhân nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận (viêm đài bể thận) là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân của bệnh thường là do nhiễm trùng ở đường tiểu dưới (ở bàng quang và niệu đạo) sau đó vi khuẩn sinh sôi và di chuyển lên phía trên theo đường tiểu và gây nhiễm

Nhiễm trùng thận là bệnh gì?

Nhiễm trùng thận (viêm đài bể thận) là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân của bệnh thường là do nhiễm trùng ở đường tiểu dưới (ở bàng quang và niệu đạo) sau đó vi khuẩn sinh sôi và di chuyển lên phía trên theo đường tiểu và gây nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng thận có khả năng vi trùng nhiễm vào máu dẫn đến nhiễm trùng huyết gây tử vong.

Triệu chứng thường gặp

Nhiễm trùng thận có thể bắt đầu từ các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu dưới và bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu vi khuẩn lên đến đường tiểu trên.. Các triệu chứng thường gặp là:

  • Sốt
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau hông và vùng bụng dưới
  • Đi tiểu thường xuyên, cảm giác phải đi tiểu ngay và không thể nhịn tiểu
  • Rát hoặc đau khi đi tiểu
  • Có mủ hoặc có máu trong nước tiểu
  • Nước tiểu có mùi hôi

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gọi cho bác sĩ nếu trong thời gian điều trị nhiễm trùng tiết niệu, các dấu hiệu và triệu chứng không được cải thiện hoặc nếu bạn gặp một hoặc nhiều triệu chứng điển hình của bệnh.

Nguyên nhân

Vi khuẩn đi vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo (ống đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể của bạn) sẽ gây ra nhiễm trùng thận, sau đó nó bắt đầu nhân lên bên trong bàng quang và niệu đạo. Các vi khuẩn thường được tìm thấy là E. coli hoặc klebsiella. Chúng có nhiều trong phân, trong khi vi khuẩn trên da hoặc vi khuẩn môi trường khác ít có khả năng gây nhiễm trùng thận.
Máu góp phần gây bệnh bằng cách đưa vi khuẩn từ những nơi nhiễm trùng khác trong cơ thể đến thận. Nhiễm trùng thận thường ít khi xảy ra qua đường này, nhưng đôi khi cũng có thể xảy ra.

Nguy cơ mắc phải

Mặc dù những thống kê về căn bệnh này vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, một nghiên cứu dựa trên dân số Mỹ cho rằng tỷ lệ hàng năm là khoảng 17/10000 phụ nữ và 4/10000 nam giới bị mắc bệnh nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng thận thay đổi theo mùa, tỉ lệ bệnh ở phụ nữ thường tăng cao hơn trong tháng bảy và tháng tám, còn nam giới là ở tháng tám và tháng chín. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.
Có rất nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ nhiễm trùng thận, chẳng hạn như:

  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do niệu đạo của nữ ngắn hơn nhiều so với nam giới, do đó vi khuẩn có thể dễ dàng đi từ bên ngoài cơ thể đến bàng quang.
  • Tắc nghẽn ở đường tiết niệu: Khi dòng chảy của nước tiểu chậm hoặc khả năng làm trống bàng quang giảm, vi khuẩn có thể dễ dàng di chuyển lên đến niệu quản, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận.
  • Sỏi thận
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: chẳng hạn do các bệnh tiểu đường hay HIV
  • Tổn thương dây thần kinh xung quanh bàng quang
  • Dùng ống thông niệu đạo kéo dài

Điều trị

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm trùng thận?

Dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng quan trọng như sốt và đau lưng, bác sĩ có thể nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng thận. Bạn có thể cần phải làm thêm một vài xét nghiệm nước tiểu để tìm vi khuẩn trong máu hoặc mủ trong nước tiểu. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm để kiểm tra vi khuẩn hoặc các sinh vật khác trong máu.
Bác sĩ có thể kiểm tra hình ảnh bao gồm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính quét hoặc một loại X-quang để quan sát được hình ảnh chi tiết của thận và các cơ quan liên quan.

Những phương pháp nào để điều trị nhiễm trùng thận?

Việc đầu tiên bạn cần làm là phải sử dụng kháng sinh. Loại kháng sinh và thời gian sử dụng sẽ phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng, tình trạng sức khỏe chung và các vi khuẩn được tìm thấy trong nước tiểu. Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng thận có thể dần dần biến mất trong vòng một vài ngày điều trị. Nhưng bạn cần phải tiếp tục dùng kháng sinh trong vòng một tuần hoặc lâu hơn. Hãy nhớ uống kháng sinh đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Nếu nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải nhập viện. Bạn có thể được truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch.
  • Nếu nhiễm trùng thận tái phát nhiều lần, bạn cần phải đến các chuyên gia về thận và đường tiết niệu để tìm nguyên nhân gây tái phát.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.