Ph viết tắt là gì trong xét nghiệm máu

Tình trạng thăng bằng toan kiềm của cơ thể được kiểm soát thông qua 3 cơ chế: hệ thống đệm, hệ hô hấp và hệ thống thận.

Các tình trạng nhiễm toan nặng sẽ dẫn tới hôn mê và tử vong do ức chế hệ thần kinh trung ương. Tình trạng nhiễm kiềm sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương dẫn tới tạng dễ bị kích thích, chứng tetany và thậm chí tử vong. Nói chung các tình trạng nhiễm toan được coi là có nguy cơ đe dọa tính mạng nhiều hơn so với tình trạng nhiễm kiềm.

Xét nghiệm được chỉ định các thông số cơ bản sau trong máu động mạch: pH, áp lực riêng phần của O2 và CO2, nồng độ bicarbonat. Vì vậy đây là một xét nghiệm rất hữu ích giúp chẩn đoán và theo dõi tất cả các trường hợp nghi vấn có rối loạn thăng bằng toan kiềm trong cơ thể ( ví dụ: nhiễm toan chuyển hóa, nhiễm toan hô hấp, nhiễm kiềm chuyển hóa, nhiễm kiềm hô hấp)

Ph viết tắt là gì trong xét nghiệm máu

* pH máu:

Thận và gan là hai cơ quan chính chịu trách nhiệm về nội cân bằng trao đổi chất của pH. Bicarbonate là cơ sở giúp để chấp nhận các ion hydro dư thừa bất cứ khi nào có toan hoá máu. Tuy nhiên, cơ chế này là chậm hơn so với đường hô hấp và có thể mất từ ​​vài giờ đến 3 ngày để có hiệu lực. Trong toan hóa máu, nồng độ bicarbonate tăng, để họ có thể trung hòa acid dư thừa, ngược lại kiềm hóa sẽ xảy ra khi có alkalaemia

pH máu là hàm logarit âm của nồng độ ion H+ trong máu. Một pH máu trong giới hạn bình thường được yêu cầu đối với nhiều phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể. Giới hạn bình thường của pH máu động mạch là 7,35 đến 7,45.một pH máu <7,35được coi là nhiễm acid máu(acidemia) hay toan hóa (acidosis); một pH máu > 7,45 dược coi là nhiễm kiềm máu (alkalemia) hay kiềm hóa (alkalosis).

-Gía trị bình thường: 7,35 – 7.45.

-Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm: Các thuốc có thể làm tăng pH máu: natri bicarbonat.

* Áp lực riêng phần của carbon dioxid (PCO2, PaCO2)

Áp lực riêng phần của CO2 trong máu động mạch (được ký hiệu bằng PaCO2) là tổng áp lực do lượng CO2 hòa tan trong máu tạo ra. Áp lực này được đo bằng đơn vị mm thủy ngân (mmHg) hay torr (1 torr =1 mmHg).

- Khi phổi giữ lại CO2, nồng độ CO2 trong máu tăng lên: tình trạng này được gọi là tăng CO2 máu hay tăng thán khí và gây nên tình trạng nhiễm toan máu. Rối loạn này được biểu hiện bằng các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng như đau đầu, chóng mặt và giảm mất ý thức.

- Khi phổi thải nhiều khí CO2 hơn bình thường, nồng độ CO2 trong máu sẽ giảm xuống : tình trạng này được gọi là nhiễm kiềm. Rối loạn này khiến cho bệnh nhân xuất hiện cảm giác kiến bò hay tê các đầu chi, giật sợi cơ, đau đầu và choáng váng

- Giá trị bình thường của PaCO2 là 35 – 45 mmHg

- Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm: Độ bão hòa oxy máu động mạch bị tác động bởi: áp lực riêng phần của oxy trong máu, nhiệt độ của cơ thể, pH máu và cấu trúc của hemoglobin.

Xét nghiệm sinh hóa máu cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến khả năng hoạt động của gan, thận và một số cơ quan quan trọng khác. Do đó, xét nghiệm này thường được chỉ định thực hiện trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Ph viết tắt là gì trong xét nghiệm máu

Xét nghiệm sinh hóa máu là gì?

Xét nghiệm sinh hóa máu là xét nghiệm đề cập đến việc phân tích các chất hóa học trong huyết tương (các chất điện giải, các loại chất béo, glucose, protein…). Thông qua kết quả thu được, bác sĩ có thể đánh giá chính xác về khả năng hoạt động của một số cơ quan và hệ thống quan trọng trong cơ thể, chẳng hạn như gan, thận. Xét nghiệm này có thể được thực hiện khi bụng đang đói hoặc no, thường đi kèm với xét nghiệm công thức máu toàn bộ. (1)

Nếu kết quả cho thấy có sự xuất hiện của một vài chất quan trọng trong máu, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý hoặc tác dụng phụ từ quá trình điều trị. Hiện nay, thực hành khám lâm sàng hàng ngày có rất nhiều loại xét nghiệm sinh hóa máu khác nhau.

Tuy nhiên, tùy vào bệnh cảnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thủ tục phù hợp nhất, tránh tình trạng dư thừa không cần thiết. Trong đó, một số xét nghiệm phổ biến thường tập trung vào các chất sau: Creatinine, chất điện giải, chất béo, đường, protein, Vitamine, khoáng chất, hormone… Nhìn chung, tất cả các thủ tục này đều tập trung vào mục đích giúp chẩn đoán, theo dõi tình trạng bệnh lý, trước, trong và sau điều trị.

Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu (2)

  • Chỉ số liên quan đến chức năng thận: ure, creatinine, eGFR (tính mức lọc cầu thận), axit uric, phốt pho.
  • Chỉ số liên quan đến bệnh tiểu đường: mức độ glucose (lượng đường trong máu), bảng phản xạ HbA1c.
  • Chỉ số liên quan đến bệnh gout: axit uric.
  • Chỉ số liên quan đến sức khỏe xương, chức năng tuyến cận giáp, hàm lượng Vitamin D: canxi, phốt pho, ALP.
  • Chỉ số liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch: cholesterol, triglycerid, HDL cholesterol, apolipoprotein B (nếu mức triglycerid quá cao).
  • Chỉ số liên quan đến chức năng gan và ống mật: bilirubin toàn phần, ALP, lactate dehydrogenase (LDH), aspartate aminotransferase (AST), alanine aminotransferase (ALT), gamma-glutamyltransferase (GGT), albumin.
  • Chỉ số liên quan đến rối loạn tan máu: bilirubin.
  • Chỉ số liên quan đến chức năng tuyến thượng thận, mất nước, phù, tăng huyết áp,pH máu: Natri, Kali…
  • Chỉ số liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và chức năng tủy xương: protein, albumin, globulin, tỷ lệ albumin/globulin (A/G), LDH.
    Bài viết liên quan: Xét nghiệm chức năng thận gồm những gì?

Ph viết tắt là gì trong xét nghiệm máu

Xét nghiệm sinh hóa máu để làm gì?

Trong lĩnh vực xét nghiệm của y khoa, bác sĩ chỉ định xét nghiệm sinh hóa máu nhằm mục đích sau:

  • Đánh giá tình hình sức khỏe tổng quát của người bệnh.
  • Kiểm tra chức năng của một số cơ quan quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là gan và thận.
  • Kiểm tra chức năng một số tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể như: tuyến giáp, tuyến thượng thận…
  • Kiểm tra khả năng cân bằng nước và điện giải trong môi trường ngoại bào.
  • Hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý và một số tình trạng y khoa khác.
  • Làm cơ sở để so sánh các giai đoạn tiến triển của bệnh, từ đó chỉ định một số phương pháp điều trị thích hợp hơn trong tương lai.

Khi nào cần xét nghiệm sinh hóa máu?

Bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết với người bệnh về thời điểm thích hợp cần làm xét nghiệm sinh hóa máu sau khi thảo luận về bệnh sử cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, nhìn chung, thủ tục y tế này thường được tiến hành trong hai trường hợp chủ yếu sau đây: (3)

  • Khám sức khỏe định kỳ.
  • Cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh lý gan, thận: mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên hoặc quá ít, buồn nôn, nôn mửa…
  • Xuất hiện các triệu chứng bất thường nhưng không liên quan đến cơ chế gây bệnh, chẳng hạn như dấu hiệu mệt mỏi do mất máu mãn tính từ vết loét dạ dày tá tràng…

Ph viết tắt là gì trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu

Các chỉ số quan trọng trong xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm:

1. Ure máu

Ure được tổng hợp ở gan, trực tiếp tham gia vào nhiệm vụ bài tiết nitơ của cơ thể. Theo đó, quá trình sản xuất urê có thể bị ảnh hưởng bởi hàm lượng protein trong chế độ ăn uống, sự hấp thụ các axit amin và peptit từ ruột sau khi bị xuất huyết đường tiêu hóa. Đối với những người bị suy thận hoặc mắc bệnh gan nặng, nồng độ urê huyết tương có nguy cơ giảm xuống.

2. Creatinine

Creatinine được sản sinh từ creatine phosphate trong cơ. Xét nghiệm creatinine nhằm mục đích đánh giá chức năng thận. Cụ thể, tốc độ lọc cầu thận (GFR) và creatinine huyết tương là mối quan hệ nghịch đảo, giảm một nửa GFR sẽ tương đương gấp đôi creatinine huyết tương. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, creatinine vẫn nằm trong phạm vi tham chiếu khi GFR giảm.

3. Chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan là đánh giá sự kết hợp của các enzym, phổ biến nhất là alkaline phosphatase (ALP), aspartate transaminase (AST), alanine aminotransferase (ALT) và gamma glutamyltransferase (GGT). Thông qua kết quả thu được, bác sĩ có thể kết luận về tình trạng tổn thương cơ quan (nếu có).

4. Bilirubin

Bilirubin là một sắc tố màu vàng được tạo ra trong quá trình phân hủy các tế bào hồng cầu. Bilirubin đi qua gan và cuối cùng được đào thải ra ngoài cơ thể. Nồng độ bilirubin cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu về các vấn đề bất thường liên quan đến gan, ống mật hoặc tốc độ phá hủy hồng cầu.

Đặc biệt, cả bilirubin liên hợp và không liên hợp đều bị ánh sáng phân hủy. Do đó, mẫu cần xác định bilirubin trong huyết tương hoặc nước tiểu phải được bọc trong giấy bạc hoặc giấy sẫm màu, sau đó bảo quản trong tủ lạnh nếu việc phân tích bị trì hoãn.

5. Protein máu

Protein là thành phần quan trọng trong các hoạt động chức năng của cơ thể. Xét nghiệm protein máu giúp chẩn đoán một số bệnh lý về gan, thận, đông máu, vấn đề dinh dưỡng… Bất kỳ sự thay đổi bất thường nào liên quan đến hàm lượng thành phần này đều phản ánh tình trạng sức khỏe đáng lo ngại.

Ph viết tắt là gì trong xét nghiệm máu

Quy trình thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu

1. Chuẩn bị

Người bệnh sẽ được hướng dẫn chi tiết trước khi tiến hành xét nghiệm, cụ thể như sau: (4)

  • Người bệnh có thể cần nhịn ăn uống (trừ nước) trong vài giờ trước khi xét nghiệm.
  • Người bệnh có thể được yêu cầu ngừng dùng một số loại thuốc trước khi xét nghiệm để tránh ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

2. Các bước thực hiện

  • Bước 1: kỹ thuật viên xét nghiệm hoặc điều dưỡng quấn một sợi dây thun quanh bắp tay để tạo áp lực cho các tĩnh mạch nổi rõ hơn .
  • Bước 2: Làm sạch và khử trùng vùng da cần lấy máu.
  • Bước 3: Đâm kim vào tĩnh mạch để lấy máu, lúc này người bệnh sẽ có cảm giác châm chích nhẹ.
  • Bước 4: Máu được thu thập vào một ống nhỏ và được nhán dãn cùng với một số thông tin nhận dạng của người bệnh.
  • Bước 5: Tháo dây thun và rút kim ra khỏi tĩnh mạch.
  • Bước 6: Đặt một miếng băng nhỏ lên vị trí vừa tiếp xúc với kim tiêm.
  • Bước 7: Mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra.

Ph viết tắt là gì trong xét nghiệm máu

Những lưu ý khi xét nghiệm sinh hóa máu

1. Tác dụng phụ

Xét nghiệm sinh hóa máu thường không gây ra tác dụng phụ, thông thường chỉ xuất hiện một số dấu hiện sưng đau nhẹ ở vị trí tiêm. Tuy nhiên, một số ít trường hợp cũng có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Khó chịu.
  • Chảy máu.
  • Bầm tím.
  • Sưng tấy.
  • Nhiễm trùng.

2. Xét nghiệm sinh hóa máu ở trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ, bác sĩ có thể sẽ lấy máu từ các mao mạch ở ngón tay hoặc gót chân. Phụ huynh nên giải thích trước với trẻ về những gì sẽ xảy ra trong quá trình xét nghiệm để giảm bớt lo lắng, tăng khả năng hợp tác cho trẻ, chẳng hạn như:

  • Cảm giác lạnh khi da được làm sạch.
  • Khi đặt kim vào da sẽ có cảm giác như kim châm hoặc không đau.
  • Khi kim đã đưa vào trong cánh tay, máu sẽ chảy ra ống, có thể nhìn ra chỗ khác nếu không muốn xem.
  • Trẻ em thường lo lắng về việc cơ thể không có đủ máu sau khi xét nghiệm, phụ huynh có thể trấn an rằng cơ thể luôn tạo ra máu mới và không bao giờ bị cạn.

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu.

Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 093 180 6858 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 – 024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến xét nghiệm sinh hóa máu. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh sẽ có thêm nhiều cập nhật hữu ích để theo dõi sức khỏe một cách thuận lợi nhất.

pH trọng máu bao nhiêu là bình thường?

pH bình thường của máu nằm trong khoảng từ 7,35 đến 7,45. Điều này có nghĩa là máu sẽ hơi có tính bazơ.

chỉ số pH bao nhiêu là tốt?

2. Độ pH trong nước bao nhiêu là tốt? Theo tài liệu hướng dẫn của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) năm 2007 về chất lượng nước uống, cho thấy độ pH của nước uống nằm trong khoảng 6,5 - 9,5. Khoảng này là mức trung bình, nước dễ uống, có tính kiềm nhẹ, an toàn và tốt cho sức khỏe.

pH là xét nghiệm gì?

Độ pH là phép đo mức độ axit hoặc kiềm của nước tiểu. Bác sĩ thường kiểm tra pH nước tiểu kết hợp chung với các xét nghiệm chẩn đoán khác khi một người có các triệu chứng có thể liên quan đến các vấn đề đường tiết niệu.

pH trọng nước tiểu cao là bệnh gì?

Nếu pH nước tiểu cao trên 8,0 bệnh nhân có thể đang mắc một số bệnh như: Sỏi thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu. Rối loạn chức năng thận như: toan ống thận, suy thận mạn.