So sánh ecosip và salonpas lạnh năm 2024

Bé nhà em được 1,5 tháng, em cho con bú bằng sữa mẹ, mà bây giờ em đau lưng quá, em mua salonpas về, thì đọc hướng dẫn sử dụng là phải hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng. Bác sĩ cho em hỏi em có sử dụng được không ạ, em đau lưng quá, không làm gì được bác sĩ ơi. Em xin cảm ơn.

Trả lời

Chào Chị,

Chị không nói rõ đang dùng Salonpas dạng miếng dán, dạng gel hay dạng dầu. Các dạng này đều có thành phần là Methyl salicylate và L-menthol, được dùng ngoài da với tác dụng giảm đau và kháng viêm tại chỗ. Theo thông tin sản phẩm, cần thận trọng sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú. Chị có thể sử dụng một trong các dạng này để giảm đau tạm thời nhưng tránh để bé tiếp túc với vùng da dùng thuốc. Ngoài ra, Chị nên đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất để được bác sĩ thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

Thật khó có thể tránh khỏi những cơn đau nhức xương khớp, chấn thương trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ngày nay, trên thị trường có 2 loại cao dán phổ thông được sử dụng phổ biến trong các trường hợp chấn thương nhẹ là cao dán nóng và cao dán lạnh. Đối với nhiều người, khi gặp chấn thương hay đau nhức xương khớp họ nghĩ ngay đến việc mua cao dán để dán vào vị trí sưng đau là giảm đau nhanh chóng. Thế nhưng theo nhiều chuyên gia, việc sử dụng cao dán tùy tiện mà không xem kĩ loại chấn thương có thể khiến tình trạng cơ thể khó phục hồi hơn, thậm chí là nặng nề hơn.

Sự khác biệt giữa cao nóng và cao lạnh

Theo nhiều tài liệu y khoa đã chứng minh, cao dán nóng và lạnh đều có tác động khác nhau đến cơ thể. Với nhiệt độ nóng sẽ rất tốt trong việc kích thích tăng tuần hoàn máu tại vùng cơ bắp bị bó và chấn thương, cùng vùng cơ sẽ từ từ được thả lỏng thư giãn. Trong khi đó tác dụng của việc dán cao lạnh lại giúp ngăn ngừa tình trạng sưng phù và giảm đau.

Cách đơn giản và dễ nhất là cao nóng dùng cho vết thương mãn tính, cao lạnh dùng cho các vết thương cấp tính. Bên cạnh phương pháp dán cao, người gặp chấn thương hay đau nhưc xương khớp có thể áp dụng dán cao nóng để làm giảm tình trạng căng cứng và hỗ trợ giảm đau, nên áp dụng với những cơn đau nhức kéo dài trên 6 tuần. Ngược lại cao lạnh nên áp dụng với những tổn thương dưới 6 tuần, bởi nhiệt độ lạnh sẽ khiến các mạch máu co lại và làm giảm đau, giảm sưng viêm và bầm tím lan rộng.

Khi nào nên dán cao lạnh?

  • Nên chườm lạnh khi bạn có dấu hiệu sưng nóng đau của các khớp do bệnh lý gout.
  • Bạn bị chấn thương do vận động tại các vị trí vai, khuỷu tay, đầu gối và gót chân.
  • Bị bong gân, vết thương bị sưng tấy, các bắp thịt bị căng cứng sưng do tập luyện quá mức.
    So sánh ecosip và salonpas lạnh năm 2024

Khi nào nên dán cao nóng?

  • Bạn bị trật khớp, sai khớp
  • Bạn bị bong gân, viêm cơ gân bị căng cứng lại
  • Tình trạng đau nhức xương khớp, cổ vai gáy, bắp thịt bị căng, co cứng lại
    So sánh ecosip và salonpas lạnh năm 2024

Các phương pháp hỗ trợ giảm đau xương khớp hiệu quả khác

Bên cạnh phương pháp đơn giản như dán cao nóng hoặc lạnh khi bạn cảm thấy những cơn đau nhức vai gáy đang ập đến, ẩm ỉ và khó chịu. Bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp khác như chườm nóng lạnh, uống thuốc giảm đau…

Tuy nhiên những cách làm kể trên đều chỉ mang tính tạm thời, để có thể bài trừ hoàn toàn những cơn đau nhức ấy, bạn cần được thăm khám để xác định rõ nguyên nhân tại các cơ sở y tế chuyên khoa, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp và chuẩn xác. Kết hợp cùng với quá trình điều trị tích cực ấy, bạn cũng cần xây dựng cho mình các cách chăm sóc sức khỏe phù hợp: chế độ tập luyện thể dục thể thao, chế độ dinh dưỡng, các tư thế nằm và ngồi đúng chuẩn, massage trị liệu vùng cổ gáy, các vùng đau lưu thông kinh lạc…

Mọi thông tin về chương trình khuyến mãi và sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

HOTLINE: 19000252 hoặc đội ngũ hỗ trợ 24/7 - (097 716 22 22)

CN1: 145 Nguyễn Thái Bình, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, HCM – 097 717 2222.

CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM – 097 716 2222.

CN3: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM - 097 718 2222 - 098 717 2222

Hiện nay, rất nhiều người có thói quen sử dụng các loại cao dán khi bị đau vai, đau cơ, đau khớp, đau đầu, đau răng… vì chúng có tác dụng giảm đau tốt. Và nhiều người cũng nghĩ rằng cao dán an toàn nên sử dụng rất tùy tiện. Nhưng thực tế có không ít trường hợp “mang tật” vì sử dụng cao dán không đúng chỉ định.

Phải dùng đúng cách

Mỗi loại cao dán có những chỉ định về cách dùng cụ thể, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Chẳng hạn, khi dùng cao dán chống say tàu xe thì cần dán trước 4 giờ.

Mỗi loại cao dán có hướng dẫn sử dụng riêng, ví dụ thuốc chống say tàu xe Scopoderm TTS cần dán vào bụng, nhưng loại chống đau thắt ngực Nitroderm TTS thì phải dán vào vùng ngực (để thuốc thấm trước hết vào vùng cần tác dụng).

So sánh ecosip và salonpas lạnh năm 2024

Mỗi khi sử dụng cao dán nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

Loại tác dụng toàn thân có khi chứa chất độc, nên phải thận trọng. Chẳng hạn, băng dán dùng trong đau thắt ngực Nitroderm TTS chứa 5 mg hay 10 mg nitroglycerin. Thuốc tác dụng kéo dài nên cứ 24 giờ, cần một băng 5 mg, nếu không đủ hiệu lực thì dùng loại 10 mg. Cần dán đúng giờ, không nên dán thêm khi thuốc cũ vẫn còn hiệu lực.

Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng các loại cao dán. Ngoài ra, trẻ em cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ khi sử dụng.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng miếng băng dán trong 12 giờ/ngày.

Phải rửa sạch tay, lau khô trước khi thao tác.

Vùng da ở chỗ dán cao phải được rửa sạch, ít lông.

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp. Bảo quản miếng còn lại bằng cách miết chặt khóa ở miệng gói.

Trường hợp không nên dùng

Sau khi dùng, không nên bỏ miếng dán bừa bãi vì lượng thuốc còn thừa có thể gây hại cho trẻ em nếu chúng lấy dán vào da.

Không dán cao ở nơi da bị kích thích hay trầy xước vì như thế sẽ làm tăng sự thẩm thấu qua da của hoạt chất và có thể gây ngộ độc.

Không dán lên mắt, niêm mạc, vùng da bị trầy xước, vùng da nổi mụn…

Không dán cao quá lâu. Mỗi loại cao dán có chỉ định thời gian dán. Ví dụ, Salonpas chỉ định không dán quá 8 giờ. Nếu để quá lâu, vùng da ở nơi dán có thể bị phỏng.

Không nên dùng băng dán quá liều và quá thời gian chỉ định. Salonpas chỉ định không nên dán quá 3 lần/ngày và quá 7 ngày.

Khi nào nên dừng Salonpas và Salonsip?

TS.BS Võ Tường Kha nhấn mạnh: “Để tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng miếng cao dán chữa vết thương, mọi người cần nhớ, cao dán nóng (salonpas) nên dùng cho các vết thương mạn tính. Còn cao dán lạnh (salonsip) nên dùng cho các vết thương cấp tính”.

Nên dán Salonpas trong bao lâu?

Đối với người lớn, salonpas giảm đau dạng miếng dán có thể dùng 3 – 4 miếng/ngày vào vị trí đau, thời gian lưu miếng dán trên da không được vượt quá 8 giờ đồng hồ Đối với trẻ em, nếu trên 12 tuổi thì salonpas giảm đau thường được dùng 3 – 4 miếng/ngày trên vùng da bị đau, thời gian miếng da trên da không quá 8 giờ.

Tại sao không nên dán Salonpas?

Tuyệt đối không được sử dụng các loại cao dán hoặc thuốc bôi giảm đau có tác dụng làm nóng như Salonpas vào các khớp viêm có triệu chứng nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ. Nếu dùng, tình trạng viêm khớp sẽ càng nặng hơn.

Khi nào dùng miếng dán nóng?

Miếng dán nóng (miếng dán nhiệt) thường được sử dụng hỗ trợ giảm đau vai, đau cơ, đau lưng hay bong gân trong các trường hợp chấn thương do va chạm nhẹ.