So sánh tạm giữ hành chính và tạm giữ hình sự

Phân biệt tạm giữ trong tố tụng hình sự và tạm giữ hành chính

So với tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự có những điểm khác sau đây:

Một là, đối tượng có thể bị tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự là những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Còn đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ theo thủ tục hành chính là những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Đó là các hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc những hành vi vi phạm hành chính khác mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

Hai là, mục đích áp dụng biện pháp tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự là để xác định căn cứ khởi tố bị can đối với người bị bắt hoặc giao người đang bị truy nã bị bắt cho cơ quan đã ra lệnh truy nã. Còn mục đích tạm giữ người theo thủ tục hành chính là ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc để thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để ra quyết định xử lý vi phạm hành chính.

Ba là, nhìn chung thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự hạn chế hơn thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

Bốn là, về thủ tục thì cả tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự và tạm giữ người theo thủ tục hành chính đều phải có quyết định tạm giữ của người có thẩm quyền. Nhưng sau khi ra quyết định tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự, thì người có thẩm quyền phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ. Còn quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính không phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Người bị tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự bị tạm giữ ở Nhà tạm giữ, hoặc buồng tạm giữ của Trại tạm giam. Còn người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính không bị giữ ở Nhà tạm giữ, hoặc buồng tạm giữ của Trại tạm giam.

Năm là, thời hạn tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự là ba ngày và có thể gia hạn hai lần mỗi lần không quá ba ngày. Còn thời hạn tạm giữ theo thủ tục hành chính là 12 giờ và có thể kéo dài đến 24 giờ, đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.

Việc kéo dài, gia thời hạn tạm giữ theo thủ tục hành chính không cần phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

Thời hạn tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự được trừ vào thời hạn tạm giam, cứ một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam. Nếu sau đó người đã bị tạm giữ bị kết án và phạt tù có thời hạn, thì thời hạn tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù (Điều 33 BLHS năm 1999). Còn thời hạn tạm giữ theo thủ tục hành chính không được trừ vào thời hạn tạm giam và do vậy cũng không được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt.

Phòng Nghiên cứu và phân tích pháp lý - Công ty TNHH Tư vấn quản lý TNT

Tweet

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được gửi tới tuvanvlaw, Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại hoặc địa chỉ liên hệ

Họ tên (*)

Địa chỉ (*)

Email

Điện thoại (*)

Đính kèm tập tin nếu có (*)

Nội dung:

So sánh tạm giữ và tạm giam

Giống nhau:

  • Đều là các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự;
  • Người bị bắt sẽ bị hạn chế quyền nhân thân như: quyền tự do đi lại,…

Khác nhau:

Tiêu chí Tạm giữ Tạm giam

Căn cứ pháp lí

Điều 117 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Điều kiện áp dụng

Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợpbắt khẩn cấp,người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng;

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

– Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

– Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

– Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

– Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

– Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này;

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Những người có thẩm quyền ra quyết định

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

– Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

– Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

– Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Nơi giam giữ+Nhà tạm giữ, buồng tạm giữ, trại tạm giam.

+ Trại tạm giam thuộcBộ Công anvà Trại tạm giam ở Công an cấp tỉnh.

+ Trại tạm giam quân sự.

+ Nhà tạm giữ của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

+ Nhà tạm giữ ở Bộ Chỉ huyquân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương.

Thời hạn áp dụngThời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá 3 ngày.

Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 3 ngày. (Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015)

Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối vớitội phạmít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối vớitội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối vớitội phạm rất nghiêm trọngvàtội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trường hợpvụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam,Cơ quan điều traphải cóvăn bản đề nghị Việnkiểm sátgia hạn tạm giam. (Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015)

Gia hạn thời hạn áp dụngTrường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá03 ngày.

Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữlần thứ hai nhưng không quá03 ngày.

– Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

– Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

– Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

Thẩm quyền gia hạn thời hạn áp dụngNgười ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, mọi trường hợp gia hạn tạm giữ phải được sự phê chuẩn củaViện kiểm sátcùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

– Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

– Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

– Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.

– Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.

– Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.

Trên đây là phân tích của Luật Ánh Sáng Việt.Quý khách hàng thắc mắc về pháp luật hình sự vui lòng liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng hoặc địa chỉ mail tư vấn khách hàng của chúng tôi.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

So sánh tạm giữ hành chính và tạm giữ hình sự

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117

Hotline: 0936.214.556

Website:luatanhsangviet.com -http://asvlaw.net

Email:

CHIA SẺ MẠNG XÃ HỘI

  • Tweet
  • Share
  • Plus one
  • Pin It
  • Share

BÀI VIẾT LIÊN QUAN