Thế nào là đường đôi và đường 2 chiều

Đường 2 chiều là gì? Bao gồm những ký hiệu, biển báo nào? Cách nhận dạng để tránh bị phạt nóng hay phạt nguội mà các bác tài thường “cay đắng” khi chưa thực hiện đúng. Chuyên trang tin tức xe Picar sẽ giải đáp chi tiết về đường 2 chiều, các loại biển báo đường 2 chiều dựa trên quy định ban hành mới nhất của Bộ Giao Thông Vận Tải đường bộ cũng như giải đáp thắc mắc của nhiều bác tài qua bài chia sẻ sau.

Thế nào là đường đôi và đường 2 chiều
Đường 2 chiều

Đường 2 chiều là gì?

Đường hai chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách, theo quy định tại Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT (đã có hiệu lực từ 01/07/2020) về báo hiệu đường bộ.

Thế nào là đường đôi và đường 2 chiều
Đường hai chiều là đường được dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy đồng thời không có dải phân cách.

Bên cạnh đó thì Quy chuẩn cũng có định về đường 2 chiều cụ thể như sau:

Đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường dành riêng cho phương tiện cơ giới được lưu thông, tách biệt phần đường dành riêng cho phương tiện thô sơ, người đi bộ bằng dải phân cách hay vạch sơn dọc liền, được chỉ dẫn bằng biển báo hiệu hay vạch sơn.

Đường dành cho một số loại phương tiện là tuyến đường, phần đường hay làn đường dành cho một hay vài loại phương tiện được lưu thông tách biệt phần đường cho phương tiện khác và được chỉ dẫn bằng biển báo hiệu hay vạch sơn.

Đường dành cho các phương tiện thô sơ, người đi bộ là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường được phân biệt so với phần đường dành riêng cho phương tiện cơ giới bằng dải phân cách hay vạch sơn dọc liền.

Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông sẽ  được phương tiện giao thông từ các hướng khác nhường đường khi đi qua nơi đường giao nhau, lưu ý là có được đặt biển báo hiệu đường ưu tiên.

Ở đoạn mở đầu có nhắc đến lỗi phạt nguội do không chú ý đến biển báo đường 2 chiều hoặc lấn làn đường 2 chiều bị ghi nhận lỗi vi phạm và nhận được giấy báo phạt. Đó chính là lỗi phạt nguội, được các camera an ninh đặt ở nhiều vị trí ghi nhận và các chiến sĩ công an sẽ ghi nhận chi tiết các thông tin và gởi về cho chủ biển hiệu xe vi phạm bị ghi nhận.

Các loại biển báo 2 chiều cần đặc biệt chú ý

Biển báo giao thông W204 là biển báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia lưu thông biết được đây là đoạn đường 2 chiều, cụ thể:

  • Biển báo đường hai chiều có số hiệu biển báo: W.204
  • Tên gọi biển báo: Đường hai chiều
  • Chi tiết báo hiệu: Biển báo hiệu đường 2 chiều để báo trước sắp đến đoạn đường vì lý do đang còn trong thời gian sửa chữa hoặc có trở ngại ở một phía đường nên phải giải quyết đi lại của phương tiện phía đường còn lại hay để báo trước đoạn đường đôi tạm thời hay thường xuyên nên các chiều xe đi và về phải đi chung.
  • Các đoạn đầu và cuối đường có dải phân cách giữa để chuyển tiếp sang đường đi chung hai chiều hay đến khi hết đoạn đường một chiều cũng sẽ phải đặt biển số 204.
Thế nào là đường đôi và đường 2 chiều
Biển báo nguy hiểm đường 2 chiều

Biển báo giao thông W234 là biển báo có công dụng để báo hiệu với người điều khiển phương tiện tham gia lưu thông rằng phía trước giao nhau với đường hai chiều. 

Thế nào là đường đôi và đường 2 chiều
Biển báo giao nhau với đường 2 chiều W. 234

Lưu ý có thể các khu vực trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này. Ngoài phân biệt đường 2 chiều bằng biển báo thì bạn có thể tự phân biệt nhanh chóng bằng vạch kẻ đường.

Các lỗi vi phạm biển báo hiệu đường 2 chiều và mức phạt

Lỗi đè (cán) vạch đường 2 chiều bị phạt bao nhiêu?

Theo điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP do Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có ghi rõ: Phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng với lỗi điều khiển phương tiện tham gia lưu thông chạy đè vạch liền. Phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng với các lỗi đi sai làn đường lưu thông quy định.

Trong lỗi đè vạch thì bạn vẫn đi đúng phần đường dành cho phương tiện của mình nhưng có chèn bánh xe lên vạch kẻ đường. Còn trong lỗi đi sai làn thì phương tiện lưu thông của bạn đã đi sang làn không dành cho phương tiện dựa theo quy định. Ngoài ra, nếu gây tai nạn giao thông và tùy thuộc vào mức độ của vụ tại nạn mà áp dụng thâm các hình thức khác nhau như giữ giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

>>> Ngoài thông tin về đường 2 chiều, đường 1 chiều cũng được các bác tài quan tâm cũng khi tránh các lỗi sai phạm không đáng có. Tham khảo ngay về biển báo đường 1 chiều để hạn chế những sai phạm khi tham gia giao thông.

Vượt phải ô tô trên đoạn đường 2 chiều đúng hay sai?

Hỏi: Trên đoạn đường 2 chiều có vạch trắng đứt đoạn phân làn ở giữa, ở mỗi chiều có thêm nét trắng liền được phân làn cho xe máy, ô tô và xe thô sơ, xe máy và ô tô sẽ di chuyển cùng 1 làn đường. Tôi là tài xế đang điều khiển phương tiện lưu thông là xe máy và đang di chuyển đúng làn đường, đúng tốc độ. Khi đang di chuyển thì có 1 ô tô phía trước chạy chậm lại, sau đó tôi vượt phải ô tô đó (vẫn giữ tốc độ, không lấn làn xe thô sơ cũng như không chuyển hướng).

Ngay sau đoạn đường đó có một đội cảnh sát giao thông, họ giữ tôi lại và yêu cầu nộp phạt 300.000 đồng vì lỗi vượt sai quy định. Theo cảnh sát giao thông thì tôi phải vượt về bên trái xe ô tô (tức tôi đã đè lên vạch trắng đứt đoạn và lấn sang phần làn đường ngược chiều). Điều này gây nguy hiểm vì làn ngược chiều có rất nhiều xe khác lưu thông.

Thế nào là đường đôi và đường 2 chiều
Vi phạm đường 2 chiều

Đáp: Theo Điều 14 Luật giao thông đường bộ 2008, Thông tư 06/2016/TT-BGTVT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ, khi xin vượt xe phải thực hiện theo đúng các quy định nêu trên, vượt phải chỉ bị cấm nếu đường đi hiện tại chỉ có đúng một làn đường. Nói cách khác, ở đường mà một chiều có từ hai làn đường trở lên thì sẽ không bị bắt lỗi vượt phải.

Trong trường hợp đường đi có từ 2 làn đường trở lên, khái niệm vượt phải sẽ không tồn tại, khái niệm chính xác được sử dụng là “Xe giữa các làn chạy nhanh hơn nhau”. Để vượt xe khác đi chậm hơn xe người lái xe hiện tại, người lái xe có thể chuyển làn đúng nơi quy định, thực hiện đúng và đủ tín hiệu đồng thời phải chạy đúng tốc độ vượt qua, đảm bảo an toàn sau đó điều khiển xe tiếp tục quay lại làn nếu muốn.

>> Vừa rồi là những thông tin khá đầy đủ cũng như tổng quát về đường 2 chiều là gì cũng như một số biển báo đường 2 chiều hay gặp phải về các khái niệm đường hai chiều. Đường đôi là loại đường 2 chiều phổ biến nhưng những ai không biết đọc biển báo lại thường nhầm lẫn vì nó có những quy định riêng khi kết hợp với vạch sơn và dải phân cách. Điều này khiến nhiều người bị phạt nguội mà “cay đắng” vì hiểu sai luật. Vậy thì phạt nguội là gì bạn có thực sự hiểu? Đừng bỏ qua bài viết đặc biệt quan trọng về một trong những lỗi phạt hay mắc phải nhất và cách tra phạt nguội ô tô nhanh chóng, chính xác nhất hiện nay các bác tài hiện đại áp dụng. Cũng đừng quên Picar là một trong những đơn vị hàng đầu khi khách hàng quan tâm đến xe ô tô tìm đến, đặc biệt là những ưu đãi mà Picar mang lại về giá xe ô tô cho những ai thích muốn con xế hộp của mình với giá tốt hơn những địa chỉ khác!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:


    Thế nào là đường đôi và đường 2 chiều


    Thế nào là đường đôi và đường 2 chiều


    Thế nào là đường đôi và đường 2 chiều


    Thế nào là đường đôi và đường 2 chiều


    Thế nào là đường đôi và đường 2 chiều


    Thế nào là đường đôi và đường 2 chiều