Thuế xuất khẩu tính như thế nào

Thuế xuất khẩu tính như thế nào

Việc thanh toán thuế nhập khẩu và Thuế/Thuế GTGT thường là trách nhiệm của người nhận hàng, tuy vậy, DHL Express vẫn tạo cơ hội cho các chủ tài khoản DHL thanh toán sau khi thông quan thay cho người nhận.

Trong trường hợp đó, sau khi giao hàng, DHL sẽ lập hóa đơn các loại thuế nhập khẩu và Thuế/Thuế GTGT cho khách hàng là chủ tài khoản mà chúng tôi đã thanh toán thay cho họ tại điểm đến, cộng với một khoản phí quản lý nhỏ.

Thuế xuất khẩu tính như thế nào

Cách tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như thế nào cho chuẩn xác theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016? Cùng HILAW tìm hiểu cụ thể qua bài viết này.

Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là việc xác định thuế theo phần trăm (%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu = Trị giá tính thuế x Thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng

Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan 2014, được sử dụng làm cơ sở cho việc tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể:

Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm (I) và phí vận tải quốc tế (F)  (tức là giá FOB) .

Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

* Nếu tính theo giá FOB (Tức là giá Không bao gồm: Phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F))

Trị giá tính thuế = Giá FOB + phí bảo hiểm quốc tế + phí vận tải quốc tế

* Nếu tính theo giá CIF (Tức là giá đã bao gồm: phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F))

Trị giá tính thuế = Giá CIF

Xem thêm: FOB là gì? Hướng dẫn sử dụng FOB theo Incoterms 2020

Xem thêm: CIF là gì? Hướng dẫn sử dụng CIF theo Incoterms 2020

Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.

Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời Điểm tính thuế.

Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu = Lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu x Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa

Phương pháp tính thuế hỗn hợp là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.

Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối.


 

LƯU Ý: Nội dung bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung bài viết trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:


Với mục đích hỗ trợ các bạn sinh viên kế toán có thể học nâng cao nghiệp vụ kế toán. Kế toán Thiên Ưng xin chia sẻ bài tập kế toán thuế Xuất nhập khẩu, cách tính thuế xuất khập nhập khẩu phải nộp, cách tính thuế Tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu có lời giải chi tiết:



I. Cách tính thuế Xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp:


Theo điều 5 Luật thuế Xuất khẩu, Nhập khẩu - Luật số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016 của Quốc hội

1. Cách tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp
tính thuế theo tỷ lệ phần trăm cụ thể như sau:
“Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là việc xác định thuế theo phần trăm (%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.

- Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế.


Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng mặt hàng

Trong đó:
a. Về trị giá tính thuế: Các bạn tham khảo các quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính:

+) Nếu là hàng hóa Xuất khẩu:
- Là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất KHÔNG bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F) -> (Tức là giá FOB)

+) Nếu là hàng hóa Nhập khẩu:
- Nếu tính theo giá FOB (Tức là giá Không bao gồm: Phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F) => Trị giá tính thuế = Giá FOB + phí bảo hiểm quốc tế + phí vận tải quốc tế
- Nếu tính theo giá CIF (Tức là giá đã bao gồm: phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F) => Trị giá tính thuế = Giá CIF

b. Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng theo Thông tư 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ tài chính.

Xem thêm: Biểu thuế xuất khẩu mới nhất

- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016.

2. Cách tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp
tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp:

“- Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
- Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời Điểm tính thuế.

“- Phương pháp tính thuế hỗn hợp là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối”.
- Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối.

II. Cách tính thuế Tiêu thụ đặc biệt hàng Xuất nhập khẩu:

Theo Điều 5 và Khoản 2 Điều 6 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt quy định:

“Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt”.

“Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là
giá tính thuế nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm”;

Số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = (Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu) x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Trong đó:
- Giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt , xem thêm tại đây:

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt


- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt: Tham khảo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt ban hành tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số106/2016/QH13ngày 06/04/2016.

Xem thêm: Biểu thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt


III. Cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.

Theo điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Giá tính thuế GTGT cụ thể như sau:

“2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.”

Như vậy:

Số tiền thuế GTGT phải nộp = ( Giá nhập + Thuế Nhập khẩu + Thuế Tiêu thụ đặc biệt + Thuế Bảo vệ môi trường ) X Thuế suất thuế GTGT

Thuế suất thuế GTGT các bạn xem tại Thông tư 219/2013/TT-BTC

Dưới đây xin lấy 1 ví dụ về bài tập tính thuế Xuất nhập khẩu, Tiêu thụ đặc biệt, Giá trị gia tăng hàng nhập khẩu để các bạn hình dung

IV. Bài tập tính thuế XNK, TTĐB, GTGT.
Thuế xuất khẩu tính như thế nào


Bài tập 1: Công ty nhập khẩu mặt hàng A, giá CIF theo hợp đồng là 100USD/1 sp, số lượng 200 sản phẩm. Tỷ giá tính thuế là: 22.500đ/USD
Yêu cầu: Tính thuế nhập khẩu phải nộp, thuế TTĐB, thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Biết rằng: Thuế nhập khẩu của mặt hàng A là: 35%, thuế TTĐB là: 10%, thuế GTGT là: 10%


Hướng dẫn giải:

Thuế Nhập khẩu phải nộp = ((100 x 200) x22.500) x 35%

= 450,000,000 x 35% =157,500,000


Thuế Tiêu thụ đặc biệt phải nộp = (450,000,000 +157,500,000) X 10%

=607,500,000 X10% = 67,750,000


Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp = (450,000,000 +157,500,000 +67,750,000) x 10%

= 668,250,000 x10% =66,825,000

Xem thêm: Cách hạch toán hàng nhập khẩu


Bài tập 2: Công ty Axuất khẩu lô hàng gồm 200 SP A hợp đồng giá FOB là 11 USD/SP. Tỷ giá tính thuế là 22.500đ/USD,

Tính thuế Xuất khẩu phải nộp.
Biết rằng: Thuế xuất nhập khẩu SP A là 5%


Hướng dẫn giải:
Số thuế XK phải nộp = (200 x 11 x 22.500) x 5%

=49,500,000 x5% = 2.475.000


Bài tập 3: Công ty Axuất khẩu 5.000 SP B theo giá CIF là 6USD/SP, phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế là 4.000 vnđ/SP. Tỷ giá tính thuế là 22.500đ/USD,
Tính thuế Xuất khẩu phải nộp:
- Biết rằng: Thuế xuất nhập khẩu SP B là 10%


Hướng dẫn giải:
Giá tính thuế xuất khẩu = (5.000 x 6 x 22.500) - (5.000 x 4.000)

=675,000,000 - 20.000.000 = 655.000.000


Số thuế XK phải nộp =655.000.000 X 10% = 65.500.000


Xem thêm: Cách hạch toán hàng xuất khẩu

__________________________________________________