Tiêu chảy như thế nào là nguy hiểm?

Tiêu chảy có thể chỉ là một tình trạng bất thường tạm thời gây khó chịu. Tuy nhiên nó cũng có nhiều nguy cơ là dấu hiệu của một tình trạng nào đó nghiêm trọng hơn. Vậy là thế nào để biết cần phải tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay khi bị tiêu chảy, tránh rơi vào tình trạng nguy hiểm, gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Các triệu chứng thường gặp của tiêu chảy

Tiêu chảy như thế nào là nguy hiểm?

Tiêu chảy là tình trạng đại tiện phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày.

Tiêu chảy là tình trạng đại tiện phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Những triệu chứng khác có thể xuất hiện cùng tiêu chảy bao gồm:

  • Chuột rút
  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Sốt

Tiêu chảy thường tự biến mất trong vòng 48 giờ mà không cần phải điều trị. Điều quan trọng nhất cần lưu ý khi bị tiêu chảy là tránh để bị mất nước và không ăn những thức ăn khiến cho tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
Tránh mất nước do tiêu chảy
Mất nước có thể xảy ra sau tiêu chảy, đặc biệt là khi tiêu chảy kéo dài kèm theo nôn mửa. Ngay khi nhận ra bản thân đang bị tiêu chảy, cần bổ sung thêm chất lỏng cho cơ thể đề bù lại lượng chất lỏng đã mất. Uống nước cũng giúp bù đắp natri và chất điện giải. Canh, súp, nước trái cây, và các loại trái cây mềm có thể thay thế nước và chất điện giải bị mất do tiêu chảy.
Khi nào tiêu chảy là nguy hiểm?

Tiêu chảy như thế nào là nguy hiểm?

Nên tới bệnh viện ngay nếu nếu tiêu chảy kéo dài ở trẻ em trong hơn 24 giờ, hoặc sau ba ngày ở người lớn.

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy là gì khác hơn là một tình trạng khó chịu tạm thời và không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Nhưng đôi khi tiêu chảy cảnh báo của một tình trạng nghiêm trọng.
Theo lời khuyên của bác sĩ, nên tới bệnh viện ngay nếu nếu tiêu chảy kéo dài ở trẻ em trong hơn 24 giờ, hoặc sau ba ngày ở người lớn. Ngoài ra cũng cần lưu ý nếu tiêu chảy kèm theo các triệu chứng sau:

  • Đau bụng dữ dội hoặc đau trực tràng
  • Có máu trong phân
  • Phân đen hoặc màu hắc ín
  • Sốt
  • Có dấu hiệu của sự mất nước

Những triệu chứng này tiêu chảy có thể được cảnh báo dấu hiệu của các bệnh như nhiễm trùng, bệnh kích thích ruột, viêm tụy, hoặc thậm chí ung thư ruột kết.
Khi bị tiêu chảy kéo dài

Tiêu chảy như thế nào là nguy hiểm?

Để xác định nguyên nhân gây ra tiêu chảy, bác sĩ muốn biết các thông tin về các triệu chứng và lịch sử y tế.

Tiêu chảy kéo dài hơn 2 tuần là tiêu chảy mạn tính. Để xác định nguyên nhân gây ra tiêu chảy, bác sĩ sẽ muốn biết các thông tin về triệu chứng và lịch sử y tế. Bệnh nhân sẽ được hỏi về các vấn đề như:

  • Đã bị tiêu chảy trong bao lâu?
  • Thực phẩm hoặc một số hành động, sự kiện nhất định có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn hoặc tốt hơn hay không?
  • Phân có máu, chảy nước hoặc phân mỡ
  • Có các triệu chứng khác không và kéo dài trong bao lâu?
  • Gia đình có tiền sử bị tiêu chảy mạn tính không?
  • Địa điểm du lịch gần đây và thực phẩm đã ăn?
  • Loai thuốc hiện đang sử dụng (nếu có)

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Tiêu chảy là hiện tượng tăng số lần đi đại tiện, trên 3 lần trong ngày. Phân loãng như nước, đôi khi lẫn những thành phần khác. Tiêu chảy nhiều lần trong ngày làm sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, lượng kali, natri và canxi thấp. Nếu không được bổ sung kịp thời, người bị tiêu chảy kéo dài có thể bị sốc, choáng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Mục lục

1. Thế nào là hiện tượng tiêu chảy?

Theo tiêu chuẩn lâm sàng thì tiêu chảy (ỉa chảy) được định nghĩa là sự gia tăng số lần đi tiêu trong 1 ngày (>3 lần), trọng lượng phân bài tiết trên 200 g/ngày.

Cụ thể:

  • Người lớn: đi tiêu với phân bài tiết trên 200 g/ngày
  • Trẻ em: đi tiêu với phân bài tiết trên 20 g/ngày.
  • Tiêu ra chất lỏng trong phân.

Bình thường phân người chứa khoảng 60% là nước, nhưng đối với những người bị tiêu chảy thì hàm lượng phân thải ra chứa trên 90% nước.

Theo qui luật thông thường, ruột có thể hấp thu một lượng nước lớn hơn lượng nước cần thiết mỗi ngày. Tuy nhiên, khi khả năng dự trữ bị áp đảo (tràn ngập) thì hiện tượng ỉa chảy sẽ xảy ra.

2. Phân loại tiêu chảy

Tiêu chảy như thế nào là nguy hiểm?

Các cấp độ tiêu chảy được phân loại dựa theo:

  • Thời gian mắc bệnh (giai đoạn cấp và mãn tính)
  • Cơ chế bệnh (thấm lọc – osmotic hay bài tiết – secretory)
  • Độ nghiêm trọng của bệnh
  • Đặc điểm của phân (phân có nhiều nước, sủi bọt, nhầy máu hay có chất béo,…)

Cụ thể là:

(1) Tiêu chảy cấp tính: Thời gian bị tiêu chảy < 2 tuần. Tiêu chảy cấp tính thường phổ biến ở trẻ nhỏ, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong với những bé dưới 4 tuổi. Đa phần, tiêu chảy ở trẻ nhỏ là do mắc phải virusrota.

(2) Tiêu chảy mãn tính: Thời gian tiêu chảy > 4 tuần. Tiêu chảy mãn tính không phổ biến nhưng bệnh thường gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.

(3) Tiêu chảy thẩm thấu: Là hiện tượng tiêu chảy do đường ruột không thể hấp thu được một thành phần đặc biệt nào đó trong thức ăn.  Ví dụ, nhiều người uống sữa hay bị tiêu chảy là do cơ thể không dung nạp lactoser. Hoặc, có một vài người lại bị tiêu chảy sau khi ăn những món có nhiều đường là do cơ thể không dung nạp fructose hay sorbitol. Hiện tượng tiêu chảy thẩm thấu sẽ dừng lại khi chúng ta ngừng ăn những thực phẩm đó.

(4) Tiêu chảy xuất tiết: Là sự rối loạn về chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô của ruột làm tăng sự bài tiết và giảm hấp thu hoặc là cả hai. Đối với hiện tượng tiêu chảy này thì việc ngưng ăn không có tác dụng. Ví dụ về tiêu chảy cấp tính bài tiết là bệnh tả và các ca bệnh nhiễm vi khuẩn enterotoxigenic E coli (ETEC).

3. Tiêu chảy nhiều lần trong ngày – nguyên nhân từ đâu?

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tiêu chảy:

3.1. Do tác nhân vi khuẩn, virus, kí sinh trùng

Nếu thường xuyên tiêu thụ những loại thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bị nhiễm độc thì bạn sẽ có nguy cơ nhiễm phải những loại vi khuẩn, virus, kí sinh trùng gây ra tiêu chảy.

Các loại vi khuẩn gây tiêu chảy

  • Staphylococcus aureus ( S. aureus ) thường hay nhiễm các loại thịt đã qua xứ lí công nghệ và các loại bánh làm bằng sữa.
  • Clostridium perfringens thường hay nhiễm các thực phẩm được hâm nóng
  • Bacillus cereus thường lây nhiễm qua gạo và đậu, kể cả giá sống
  • Salmonella hay nhiễm trứng gà, trứng vịt và gia cầm.
  • Shigella phát hiện trong các nhà giữa trẻ, các làng ở nông thôn
  • Escherichia coli ( E. coli ) thường nhiễm vào thịt chưa được nấu chín
  • Campylobacter jejuni thường nhiễm chim, gà, vịt, thường được phát hiện ở các nhà có nuôi gia cầm
  • Yersinia enterocolitica một vi khuẩn/trùng gây nhiễm trùng Yersin (yersiniosis). Nhiễm trùng này thường xảy ra khi ăn thịt và sữa bị nhiễm trùng.
  • Vibrio parahaemolyticus nhiễm khi ăn đồ biển sống đặc biệt là hàu
  • Vibrio cholerae vi trùng/khuẩn gây bệnh tả, thấy ở những nơi nguồn nước ô nhiễm

Các loại virus gây tiêu chảy

Tiêu chảy như thế nào là nguy hiểm?

Virus cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng tiêu chảy cấp tính. Trường hợp được biết đến như là viêm dạ dày ruột do virus (viral gastroenteritis) hay gọi là “cúm dạ dày” (stomach flu)

Những vi rút gây tiêu chảy chủ yếu là:

  • Rotavirus (thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em)
  • Adenovirus
  • Caliciviruses
  • Astrovirus

Các loại ký sinh trùng gây tiêu chảy

Ký sinh trùng thường xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua con đường ăn uống. Các loại ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy bao gồm:

  • Giardia lamblia là ký sinh trùng này thường làm ô nhiễm nguồn nước, Giardia còn là nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy ở người đồng tính luyến ái.
  • Entamoeba histolytica là ký sinh trùng này lan truyền qua đường nước hay thực phẩm bị nhiễm phân người, nhưng cũng có thể do trực tiếp tiếp xúc qua tay dơ bẩn kể cả quan hệ tình dục.
  • Cryptosporidium – có thể lan truyền qua thực phẩm.

3.2. Do tác dụng phụ của thuốc gây ra

Gần như tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ gây tiêu chảy. Bởi, tác dụng của thuốc có thể tiêu diệt đồng thời cả hại khuẩn và lợi khuẩn trong đường ruột, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy.

Những loại thuốc được liệt kê dưới đây có nhiều khả năng nhất có thể gây ra tiêu chảy:

Thuốc kháng sinh:

  • Cephalosporin, như cefdinir và cefpodoxime
  • Penicillin, như amoxicillin và ampicillin

Thuốc chống trầm cảm:

  • Citalopram (Celexa)
  • Escitalopram (Lexapro)
  • Fluoxetine (Prozac)
  • Paroxetine (Paxil , Pexeva)
  • Sertraline (Zoloft)
  • Vilazodone (Viibryd)
  • Bupropion (Aplenzin , Forfivo XL , Wellbutrin , Zyban)
  • Nefazodone
  • Trazodone
  • Vortioxetine (Trintellix)
  • Lithium (Eskalith , Lithobid)

Thuốc kháng axit:

  • Dexlansoprazole (Dexilant)
  • Esomeprazole (Nexium , Vimovo)
  • Lansoprazole (Prevacid , Prevacid 24HR)
  • Omeprazole (Prilosec , Prilosec OTC , Zegerid , Zegerid OTC)
  • Pantoprazole (Protonix), Rabeprazole (AcipHex)

Thuốc hóa trị ung thư:

  • Altretamine
  • Busulfan
  • Carboplatin
  • Carmustine
  • Chlorambucil
  • Cisplatin
  • Gemzar
  • Halaven
  • Ixempra
  • Methotrexate
  • Mitomycin
  • Mitoxantrone
  • Navelbine
  • Taxol
  • Taxotere…

Thuốc nhuận tràng:

  • Forlax
  • Duphalax
  • Takeda
  • Sorbitol…

Thuốc chữa một số bệnh lý toàn thân khác:

  • Thuốc cho người bị bệnh gút: Colchicine (Colcrys , Mitigare )
  • Thuốc cho bệnh nhân loãng xương: Bisphosphonates
  • Thuốc chống cao huyết áp: Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
  • Thuốc trị tiểu đường: Metformin

3.3. Do không dung nạp lactoser, frucose, glutein, solbitol trong thực phẩm

Tiêu chảy như thế nào là nguy hiểm?

Một số người thường xuyên bị tiêu chảy sau khi uống sữa.

Một số người có cơ địa không dung nạp được các loại đường (lactose, glucose-galactose, fructose) hoặc protein glutein, thì khi họ ăn phải những thực phẩm này sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Ví dụ lactose hay có ở sữa và các chế phẩm từ sữa, fluctose thường có trong các loại nước ngọt công nghiệp, thực phẩm chế biến sẵn, glutein có nhiều trong yến mạch, lúa mì, bánh mì, ngũ cốc…

Nếu như ngừng ăn những loại thực phẩm này thì tình trạng tiêu chảy sẽ chấm dứt.

3.4. Do một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể

Tiêu chảy đôi khi là triệu chứng của một số bệnh lý bên trong cơ thể như là:

  • Bệnh phình đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung)
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Viêm đại tràng
  • Bệnh Crohn
  • Rối loạn tiêu hóa bạch cầu ái toan
  • Nhiễm trùng máu
  • Bệnh tiểu đường
  • Ung thư gan, ung thư máu, ung thư tuyến tụy
  • Bệnh cường giáp

☛ Tham khảo thêm: Bị tiêu chảy kéo dài là bệnh gì? Phải làm sao?

4. Tiêu chảy nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?

Bất cứ ai trong chúng ta đều cũng có thể bị tiêu chảy. Khi thời gian tiêu chảy càng kéo dài, lượng nước trong phân càng lớn thì độ nguy hiểm càng cao.

Đối với đối tượng là trẻ nhỏ, tình trạng tiêu chảy dài ngày sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của đường ruột, khi ấy sức đề kháng và cân nặng sẽ dần sụt giảm, gây suy nhược cơ thể. Tiêu chảy là một trong những chứng bệnh gây ra nguy cơ tử vong hàng đầu ở trẻ em. Vì thế, cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm khi con nhỏ có dấu hiệu tiêu chảy kéo dài.

Bà bầu bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày thường kèm với những cơn đau quặn bụng sẽ kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi, nguy cơ sảy thai cao.

Nếu như tiêu chảy chỉ diễn biến ngắn trong khoảng từ 1 – 2 ngày và tự khỏi thì không có gì nghiêm trọng, người bệnh cũng không cần điều trị đặc biệt. Tuy vậy, những trường hợp bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày và kéo dài liên tục nhiều tuần mà không được điều trị đúng cách, thì có thể gây ra những ảnh hưởng đáng lo ngại như là: gây mất nước, suy dinh dưỡng, sốc phản vệ, suy thận, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Hơn nữa, tiêu chảy kéo dài có thể là dấu hiệu đặc trưng của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó trong cơ thể. Nên nếu như không quan tâm khám chữa kịp thời, những căn bệnh này sẽ ngày càng diễn tiến xấu hơn và gây ra những biến chứng khôn lường.

5. Bị tiêu chảy khi nào cần tới bệnh viện?

Tiêu chảy như thế nào là nguy hiểm?

Khi tình trạng tiêu chảy chuyển biến xấu hoặc kèm theo các triệu chứng khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cần đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có cách điều trị hợp lý. Bạn nên tới bệnh viện ngay nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, khô miệng, đau bụng, cảm thấy khát
  • Nước tiểu có màu sẫm, chóng mặt thậm chí không muốn đi tiểu
  • Đại tiện phân có lẫn máu, mủ hoặc đen như bã cà phê.
  • Sốt trên 38 độ
  • Tiêu chảy kèm đau bụng quằn quại
  • Tiêu chảy kèm theo nôn mửa thường xuyên

Tiêu chảy sẽ được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng kết hợp với những xét nghiệm cần thiết như là: xét nghiệm máu, soi phân tìm vi khuẩn, nội soi dạ dày – đại tràng…

☛ Tham khảo thêm: Tiêu chảy ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

6. Tiêu chảy nhiều lần trong ngày điều trị thế nào?

Việc xác định phương pháp điều trị tiêu chảy phù hợp cần phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy,  sức khỏe, độ tuổi và tình trạng đặc biệt của bệnh nhân (mang thai, mắc các bệnh khác đi kèm…)

Những trường hợp tiêu chảy nhẹ, chỉ kéo dài 1 vài ngày thì không cần điều trị đặc biệt.

6.1. Điều trị ban đầu

Tiêu chảy như thế nào là nguy hiểm?

Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng mất nước, sau đó chỉ định cụ thể để bù nước và điện giải. Dịch truyền chủ yếu là dung dịch mặn, ngọt đẳng trương. Nếu hạ kali máu phải bù kali.

  • Nếu mất nước nhẹ, bồi phụ nước bằng đường uống khi còn uống được, thường dùng Oresol hoặc có thể dùng nước cháo, nước sôi để nguội pha ít muối và đường vừa đủ.
  • Nếu mất nước nặng, khi lượng nước mất lớn hơn 5% trọng lượng cơ thể hoặc bệnh nhân không đáp ứng với oresol đường uống thì phải bù nước bằng truyền tĩnh mạch. Tổng số dịch truyền trong 24 giờ sẽ bao gồm trọng lượng cơ thể bị hao hụt và nhu cầu nước bình thường mỗi ngày.

6.2. Điều trị đặc hiệu

Sau khi có kết quả xét nghiệm chẩn đoán, tìm ra tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn, virus hay nấm, kí sinh trùng, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn điều trị cụ thể.

Kháng sinh được chỉ định cho những bệnh nhân có dấu hiệu tiêu chảy xâm nhiễm (có bạch cầu trong phân) hoặc những bệnh nhân có tổn thương đáp ứng miễn dịch. Trong trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy do vi khuẩn hoặc kí sinh trùng  như là trực khuẩn lị, , Salmonella, E.coli thì có thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên không nên sử dụng kháng sinh nếu tác nhân gây bệnh là virus vì kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus.

Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy là do tác dụng phụ khi sử dụng một loại thuốc nào từ trước đó, thì bác sĩ sẽ xem xét để giảm liều hoặc đổi loại thuốc khác phù hợp.

Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy là do các bệnh lý khác thì cần phải điều trị những bệnh này, chứng tiêu chảy mới chấm dứt.

Sau đợt tiêu chảy kéo dài, bệnh nhân cần được bổ sung thêm các loại vitamin như nhóm B, C,  A, D, E, K và các yếu tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, selen, acid folic, giúp phục hồi nhanh chóng, tăng cường đề kháng cho cơ thể.

7. Một số mẹo chữa tiêu chảy tại nhà

Để cải thiện tình trạng tiêu chảy tại nhà, chúng ta có thể áp dụng một số cách dưới đây:

Ăn sữa chua giúp giảm tiêu chảy

Tiêu chảy như thế nào là nguy hiểm?

Khi hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề hãy bổ sung sữa chua vào trong thực đơn mỗi ngày của bạn. Sữa chua tạo ra axit lactic trong ruột. Axit lactic giúp giết chết các vi khuẩn xấu, đồng thời tạo ra nhiều vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Lưu ý: Để phát huy tối đa công dụng của sữa chua, nên chọn sử dụng những loại sữa chua được cấy những vi khuẩn sống.

Chữa tiêu chảy bằng búp ổi non 

Đây là phương pháp khá phổ biến mà nhiều người áp dụng chữa tiêu chảy.

Cách thực hiện như sau:

Lấy một ít búp ổi rửa sạch, nhai và nuốt lấy nước cốt hoặc có thể đun sôi búp ổi lấy nước để nguội bớt rồi uống.

Chữa tiêu chảy với chuối

Tiêu chảy như thế nào là nguy hiểm?

Chuối được xem là lựa chọn tốt để chữa trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể.

Bên cạnh đó, chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần. Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử.

Chữa tiêu chảy với quả hồng xiêm

Hồng xiêm có vị ngọt, tính mát có tác dụng bổ mát, sinh tâm dịch, giải khát, nhuận tràng có công dụng chữa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều mỡ đạm.

Cách thực hiện như sau:

  • Trái hồng xiêm xanh 15-20g, cho 200ml nước, đun nhỏ lửa còn lại 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày.
  • Uống sau ăn 15 phút. Uống 3-5 ngày.
  • Hoặc có thể thay thế 6 – 10g vỏ thân cây hồng xiêm, rửa sạch, cho 250ml nước, sắc sôi 15 phút còn 100ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.

Uống trà hoa cúc chữa tiêu chảy

Tiêu chảy như thế nào là nguy hiểm?

Có chứa nhiều tanin nên có tác dụng chữa viêm ruột hiệu quả và chống co thắt nhu động ruột giúp nhanh chóng chấm dứt tình trạng tiêu chảy.

Cách thực hiện như sau:

Uống trà hoa cúc hoặc lấy một muỗng hoa cúc và một muỗng lá bạc hà hãm trong nước sôi ít nhất 15 phút và uống.

8. Người bị tiêu chảy nên ăn uống thế nào?

Một số người có quan niệm sai lầm là khi ăn vào khiến tiêu chảy nặng hơn nên cắt bớt khẩu phần ăn. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, vì cơ thể vẫn cần được cung cấp các dưỡng chất để có sức vượt qua bệnh tật. Nếu nhịn ăn khiến cơ thể thiếu chất dẫn tới suy nhược.

Do đó, người bệnh vẫn cần ăn uống đủ chất ưu tiên các món mềm loãng, dễ tiêu và chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày. Các thực phẩm có chứa tinh bột như cơm, bột mì có tác dụng trong việc ngăn chặn và giảm hiện tượng tiêu chảy

Một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy là tình trạng ăn uống những thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh. Do đó, để phòng tránh tình trạng này người bệnh cần thực hiện ăn chín uống sôi, lựa chọn thực phẩm sạch, thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Để chữa tiêu chảy nhanh hơn sẽ không có biện pháp nào tốt hơn người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý. Khi cơ thể thoải mái, thư giãn bệnh tiêu chảy dần thuyên giảm hơn.

Vì vậy, khi bị tiêu chảy bạn nên nằm nghỉ ngơi thật thoải mái và đừng quên đặt chai nước ấm lên bụng để giảm các cơn co thắt.

Tràng Phục Linh – giải pháp hiệu quả cải thiện tiêu chảy do bệnh đại tràng

Nếu bạn bị tiêu chảy kéo dài do viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích thì bạn nên đi khám và điều trị từ sớm, để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Cùng với việc uống thuốc theo phác đồ của bác sĩ, bạn có thể sử dụng Tràng Phục Linh để tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Tiêu chảy như thế nào là nguy hiểm?

Thành phần “chủ chốt” của Tràng Phục Linh chính là ImmuneGamma với 3 công dụng:

  • Phục hồi và tái tạo niêm mạc
  • Cân bằng vi sinh đường ruột
  • Tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa.

ImmuneGamma® là chế phẩm điều biến miễn dịch tự nhiên, phát minh mới của công nghệ sinh học Hoa Kỳ. ImmuneGamma® được chiết tách từ thành vách vi khuẩn Lactobacillus fermentum, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch toàn thân, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và nhiều công dụng quý khác cho cơ thể con người.

Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính.

Về chế độ ăn: bạn nên sử dụng những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và tập ăn dần những thức ăn mà mình không quen ăn. Luôn giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao, giảm bớt áp lực cuộc sống bạn nhé.

– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY

– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY

Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.