Tiêu luận bài trừ mê tín dị đoan xây dựng nét đẹp văn hóa tâm linh ở nước ta hiện nay

Mê tín dị đoan là một hủ tục ở Việt Nam đã có từ nhiều thế kỷ trước. Điều đáng quan ngại là cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước trên mọi lĩnh vực, thì hiện tượng mê tín dị đoan vẫn còn tồn tại, biến tướng dưới nhiều hình thức tinh vi, đánh vào tâm lý nhẹ dạ, cả tin và sự thiếu hiểu biết của nhiều người, trong đó có đối tượng là CNLĐ. Thời điểm này, khi Tết Nguyên đán đã cận kề và sau đó là cả "Tháng Giêng ăn chơi", cũng là quãng thời gian mà tệ nạn xã hội này hoạt động rầm rộ nhất trong năm.

Tiêu luận bài trừ mê tín dị đoan xây dựng nét đẹp văn hóa tâm linh ở nước ta hiện nay

Hiện tượng mê tín dị đoan vẫn còn tồn tại, biến tướng dưới nhiều hình thức tinh vi

Làm gì để tuyên truyền, ngăn chặn, bài trừ tệ nạn này trong CNLĐ Dệt May, những người vốn có mặt bằng nhận thức chưa cao.

Tín ngưỡng chân chính đáng được trân trọng

Dân tộc nào cũng có tín ngưỡng, văn hóa, niềm tin tôn giáo của riêng mình. Các tôn giáo hay tín ngưỡng dân gian, dù tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều có lịch sử hình thành và phát triển qua nhiều thế kỷ. Cho dù một số tôn giáo, tín ngưỡng có những yếu tố huyền ảo, mang tính truyền thuyết, thì mục đích chung hướng tới vẫn là niềm tin bất diệt về một đấng thiêng liêng, siêu nhiên, có quyền năng ban thưởng cho những hành động đẹp, những con người tốt bụng, hay trừng phạt những việc làm xấu, những kẻ độc ác... Qua đó, đức tin đã giúp con người tự răn mình, điều chỉnh hành vi, cách ứng xử; hay noi theo những tấm gương sáng; phản bác, lên án những kẻ xấu. Tựu trung là tôn giáo hay tín ngưỡng nào cũng đều nhằm hướng tới những giá trị tốt đẹp "Chân- Thiện- Mỹ".

Như vậy, cho dù là các tôn giáo như Thiên chúa giáo, Phật giáo, Ấn độ giáo... hay tín ngưỡng dân gian như thờ cúng tổ tiên, Thành hoàng, Thánh mẫu... mà tôn vinh những giá trị nhân văn, những điều tích cực thì đều là tôn giáo, tín ngưỡng chân chính, đáng được trân trọng, bảo tồn và phát huy.

Lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để hoạt động mê tín dị đoan

Có một nghịch lý là khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, thì "phú quý sinh lễ nghĩa", các lễ hội, mà đi kèm theo đó là không ít những tệ nạn mê tín dị đoan cũng nở rộ như nấm sau mưa. Các hình thức: bói toán, đồng cốt, gọi hồn... tưởng như đã được dẹp bỏ, giờ lại có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát và nhanh chóng lây lan trong mọi tầng lớp xã hội.

Những việc làm mang ý nghĩa tốt đẹp ban đầu giờ bị biến tướng tinh vi dưới nhiều hình thức. Thờ cúng tổ tiên, ông bà vốn là truyền thống vô cùng tốt đẹp từ bao đời nay của dân tộc ta, nhằm ghi nhớ công ơn những thế hệ tiền bối, hướng về cội nguồn, đặc biệt là vào dịp Tết đến Xuân về. Nhưng lấy lý do ngày Tết mà mâm cao cỗ đầy, mời thày về cúng lễ rình rang hay thi nhau đốt vàng mã trong khi đời sống còn nhiều khó khăn, đặc biệt trong năm dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, thu nhập NLĐ giảm sút thì thực sự rất lãng phí.

Sau Tết, như thông lệ hàng năm, thời gian này cũng chính là mùa lễ hội. Đây là một hoạt động văn hóa đầu năm rất có ý nghĩa, khi người dân đến chùa chiền thành kính thắp nén tâm hương, cầu mong mọi sự thuận hòa, tốt lành cho năm mới hay tới các đình đền để tưởng nhớ công ơn của các bậc anh hùng, các nhân vật lịch sử có công với nước, với dân. Tuy nhiênmột số cá nhân, tổ chức núp bóng tín ngưỡng tổ chức các hành vi "buôn thần, bán thánh" kiếm tiền, trục lợi, lừa đảo những người cả tin, hậu quả là gây mất thời gian, tốn kém tiền bạc, vừa "tiền mất tật mang", vừa làm mất đi ý nghĩa trong sáng, tốt đẹp ban đầu của nghi thức cúng lễ. . Có không ít người đã mất cả mạng sống hay tan vỡ gia đình, khánh kiệt gia sản... vì u mê chạy theo các thày bói, cô đồng, bà cốt...

Tiêu luận bài trừ mê tín dị đoan xây dựng nét đẹp văn hóa tâm linh ở nước ta hiện nay

Nét đẹp vãn cảnh chùa đầu năm đang bị biến tướng

Trên bình diện quốc gia, tác hại của tệ nạn còn nghiêm trọng hơn nhiều khi có những thế lực thù địch, phản động, lợi dụng mâu thuân tôn giáo, tín ngưỡng để thực hiện hành vi truyền bá tư tưởng, truyền đạo trái phép, làm nhũng nhiễu suy nghĩ, chính kiến của mỗi người, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn, văn minh của xã hội...mà đối tượng dễ bị dụ dỗ, lôi kéo nhất chính là những người CNLĐ ít hiểu biết, dễ vì những lợi ích nhỏ nhặt trước mắt mà vô tình vi phạm pháp luật.

Nói không với mê tín dị đoan

Tết Nguyên đán đã cận kề, một cái Tết vô cùng đặc biệt!

Đất nước ta chúng ta chuẩn bị đón Tết Tân Sửu 2020 trong bối cảnh dịch bệnh Covid- 19 đang hoành hành dữ dội trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, dịch bệnh đã bùng phát trở lại, lây lan nhanh chóng trên nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Chúng ta hãy đón Tết trong một tâm thế hết sức cẩn trọng, cảnh giác, vui vẻ mà tiết kiệm. Để đất nước được yên bình trở lại, Việt Nam cùng với các nước trên thế giới đã, đang và tiếp tục chung chiến hào, vững vàng chiến đấu với dịch bệnh Covid- 19.

Nếu như Covid là thứ bệnh dịch đe dọa sức khỏe con người thì vấn nạn mê tín dị đoan cũng là một loại dịch bệnh, đe dọa đời sống văn hóa, tinh thần kéo theo những hệ lụy về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh trật tự... Nếu như trong cuộc chiến với Covid-19, chúng ta phải nhanh chóng, thần tốc, quyết liệt, thì trận chiến với mê tín dị đoan lại là cuộc chiến thầm lặng, dài lâu, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và khéo léo. Cuộc chiến cam go ấy rất cần đến sự chung tay góp sức của các cấp trong hệ thống và toàn thể nhân dân, trong đó, công đoàn cần là tổ chức đi đầu trong nêu gương, tuyên truyền, vận động CNLĐ và gia đình có niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng lành mạnh và văn minh.

Trong trận chiến đặc biệt này, chúng ta vừa có sứ mệnh bảo vệ, vừa có nhiệm vụ đấu tranh. Chúng ta trân trọng, bảo vệ, phát huy những giá trị thiêng liêng, bản chất tốt đẹp, nhân văn của tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, đồng thời góp phần quản lý, giám sát, bài trừ, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến mọi mặt đời sống xã hội, vì một đất nước Việt Nam phát triển hiện đại, văn minh, vừa theo kịp với dòng chảy của thế giới, vừa vẹn nguyên bản sắc đậm nét của dân tộc.

                                                                                Nguyễn Thị Thu Hương

Chưa kể, mặc dù bị xã hội lên án, nhưng lợi dụng sự thiếu hiểu biết, còn mê muội của một bộ phận công chúng, không ít cá nhân đã nấp bóng tín ngưỡng để thực hành hành vi mê tín dị đoan khiến tệ nạn này có nguy cơ bùng phát, tạo những ảnh hưởng xấu trong xã hội...

Tín ngưỡng là niềm tin thiêng liêng của con người gửi gắm vào thần thánh, vào những biểu tượng thần bí mà các cộng đồng nhân loại sáng tạo ra trong cuộc sống của mình. Vì thế, thực hành tín ngưỡng là hành động thực tế của con người để cụ thể hóa niềm tin tinh thần đó thành các hành vi, sinh hoạt, nghi thức, sự truyền bá, sự phát triển,… trong đời sống của mình.

Với các điều kiện về tự nhiên, địa lý, xã hội, Việt Nam có một không gian đa dạng, phong phú nhưng cũng rất phức tạp về tín ngưỡng. Theo thời gian, cùng với những biến thiên của lịch sử, tín ngưỡng luôn phát triển, đồng hành cùng văn hóa dân tộc. Tuy nhiên đã và đang xuất hiện tình trạng một số người lợi dụng hoạt động tín ngưỡng để thực hiện các hành vi phản văn hóa, lệch chuẩn mà biểu hiện rõ nhất là các hành vi mê tín dị đoan, "buôn thần bán thánh", gửi gắm niềm tin vào những điều mê lầm với tâm lý mê muội và những cách thực hành bất thường, đem đến những hậu quả tiêu cực, phản giá trị cho bản thân và xã hội. Mê tín dị đoan là môi trường thuận lợi cho nạn buôn thần bán thánh tồn tại mang danh thực hành tín ngưỡng hoặc nghi quỹ (luật lệ tín ngưỡng truyền thống) trong tôn giáo. Và đó là phản lại sự văn minh, phản lại tính nhân văn, bản chất của tín ngưỡng.

Cách đây vài năm, việc một giáo phái có tên "hội thánh đức chúa trời" xuất hiện và lan nhanh trong cộng đồng đã khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng. Ðiều đáng nói là giáo phái này tuyên truyền những giáo lý đi ngược lại văn hóa, đạo lý của người Việt Nam như bất hiếu, phủ nhận vai trò của các bậc sinh thành, đập bát hương tổ tiên, vô trách nhiệm với gia đình, người thân...

Chỉ bùng phát trong một thời gian ngắn, nhưng hậu quả mà những người mê muội tin theo "hội thánh đức chúa trời" là hết sức nghiêm trọng. Hoặc mới đây, tháng 8-2019 tại Bình Dương, đã xảy ra vụ giết "đạo hữu" cho xác vào thùng nhựa đổ bê-tông đã được phát hiện, điều tra. Trong vụ án này, kẻ thủ ác là những người tu luyện cuồng tín của một giáo phái lạ thực hiện. Họ khai rằng hai đạo hữu không vượt qua được khổ hạnh trong phép tu tịnh cốc và đã bị "trừng trị", vì như vậy tín đồ đã là hiện thân của "ác quỷ". Ðó là các thí dụ gây hậu quả nghiêm trọng trong rất nhiều hành vi mê tín dị đoan đã gây ra những hậu quả tiêu cực, thậm chí rất xót xa mà chúng ta từng gặp, từng biết trong cuộc sống ngày nay. Song nguy hại không kém là những biểu hiện mê tín dị đoan dưới nhiều hình thức đa dạng, tinh vi khác vẫn đang diễn ra mọi lúc, mọi nơi trong xã hội. Cùng với đó là tình trạng lợi dụng mạng xã hội để đề cập các dịch vụ tâm linh nhưng thực chất là mê tín dị đoan cũng được quảng bá, công khai chào mời. Mê tín dị đoan là một tệ nạn xã hội nghiêm trọng, đang có nguy cơ bùng phát, nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả khó lường cho xã hội.

Trên thực tế, thực hành mê tín dị đoan luôn nguy cơ xảy ra với bất cứ cá nhân, gia đình và cộng đồng nhóm cư dân nào, đồng thời rất dễ lây lan trong xã hội. Chưa kể, có tổ chức xã hội sinh ra để "thực hành tín ngưỡng" nhưng lại có quá nhiều hành vi là thủ lợi về kinh tế, mặc cho sức khỏe, tính mạng công dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì sao lại có tình trạng này? Từ thực tế vẫn chứng kiến, chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân chính đó là: Cội nguồn mê tín dị đoan xuất phát từ việc con người chưa nhận thức thực tại một cách lý trí, khoa học. Không phải hễ được đào tạo, có bằng cấp của một chuyên ngành nào đó là người ta có thể thấu hiểu mọi vấn đề của tồn tại khách quan. Ðiều này giải đáp câu hỏi tại sao một số người gọi là có tri thức hoặc hiểu biết mà vẫn thực hành mê tín. Mê tín thường phát sinh trong một môi trường kỳ vọng về hạnh phúc của con người khi đi vào thực tế có thể gặp những bất trắc không thể lường trước, cho nên khó có thể vượt qua để đạt đến kỳ vọng.

Mà kỳ vọng về hạnh phúc thì rất phong phú, tương ứng với từng hoàn cảnh cụ thể, đồng thời không có điểm dừng về mức độ, và chỉ mang tính tương đối trong nhận thức của từng cá nhân. Bởi vậy rất dễ dẫn đến tình trạng đảo lộn, thiếu hài hòa trong các bậc thang giá trị về hạnh phúc nếu mỗi người không tỉnh táo, thận trọng khi đặt kỳ vọng thiếu tương xứng với khả năng thực tế. Một thiết chế xã hội dù văn minh ưu việt đến đâu cũng rất khó có thể tạo nên sự bình đẳng tuyệt đối về cơ hội cho mỗi con người cụ thể với năng lực, số phận khác nhau.

Bởi vậy, khắp nơi trên thế giới, dù là chế độ nào, tình trạng mê tín vẫn luôn tồn tại và có cơ hội là lập tức sinh sôi, nảy nở. Mặt khác, trong bối cảnh mạng toàn cầu ngày càng phát triển như hiện nay, cùng với việc tạo ra một thế giới giao lưu văn hóa cởi mở, thuận tiện đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng thì cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất kiểm soát, và đó sẽ là môi trường lan tỏa rộng lớn cho mê tín dị đoan. Với bản chất là tổng hòa các quan hệ xã hội, con người cũng là kết quả tổng hòa các yếu tố tinh thần xã hội. Cũng trong bản chất đó, con người có tính hiếu kỳ, chuộng lạ, thích sự dễ dàng trong ứng xử thực tế. Phật giáo đã tổng kết ba ác nghiệp "tham - sân - si" và đó cũng là một định đề bình đẳng với các định đề khác như "hiếu sinh", "bản thiện", "bản ác". Và mê tín luôn luôn lan tỏa từ các nội dung đó. Tuy nhiên, một thiết chế với hệ thống pháp luật hoàn thiện, thực thi tốt, có truyền thống trong tinh thần thượng tôn pháp luật,... thì sẽ giúp hạn chế được tình trạng mê tín dị đoan.

Để ngăn chặn và loại bỏ những biểu hiện mê tín dị đoan trong đời sống hôm nay, giúp tạo môi trường cho việc thực hành tín ngưỡng bảo đảm các giá trị tốt đẹp trong đời sống, cần xác định các nguyên tắc cơ bản như: Nghiên cứu nhằm thấu hiểu các giá trị có tính biện chứng, vận động trong thời gian, không gian và chủ thể tín ngưỡng, trên cơ sở đó thực hiện tốt công tác bảo tồn bảo lưu, phát huy phát triển giá trị, truyền thông quảng bá giá trị của các tín ngưỡng; tôn trọng sự đa dạng, tính bản sắc và quyền tồn tại của mọi tín ngưỡng phù hợp tiêu chí "phát triển theo quy luật của cái đẹp" như Các Mác đã nói. Ðồng thời cần xác định việc ngăn chặn, bài trừ mê tín dị đoan là việc làm cần thiết và thường xuyên của mọi chế độ xã hội văn minh, để xã hội ngày càng phát triển, bảo đảm những giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị nhân văn.

Xây dựng một nền giáo dục có hiệu quả với những phương pháp đúng đắn là yếu tố rất quan trọng ngăn chặn hiệu quả và lâu bền nạn mê tín dị đoan từ cội nguồn của nó. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa cần tích cực nghiên cứu, quảng bá các giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng, đồng thời lên án, phê phán những biểu hiện của mê tín dị đoan. Không phải bất cứ niềm tin nào vào các biểu tượng thần thánh hay huyền thoại của các tín ngưỡng, tôn giáo cũng là mê tín dị đoan. Ông già Noel rõ ràng là một biểu tượng có tính biểu trưng huyền thoại, song văn hóa đương đại ở nhiều quốc gia vẫn công nhận, bởi ông già Noel mang trong mình các giá trị nhân văn của cộng đồng.

Tôn trọng tín ngưỡng là hiến định, chống mê tín dị đoan cũng là hiến định. Bên cạnh đó, vai trò của các loại hình nghệ thuật và các chính sách văn hóa cũng hết sức quan trọng trong việc bài trừ mê tín dị đoan, giảm thiểu tác hại của nó. Mỗi tổ chức, cá nhân hiểu và thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình sẽ là phương cách tốt nhất giúp loại bỏ nạn mê tín dị đoan trong đời sống.