Ví dụ đối tượng nghiên cứu của Sử học

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 1 Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

II. Sử học

1. Khái niệm Sử học

Em hãy nêu khái niệm Sử học. 

Xem lời giải

3. Chức năng, nhiệm vụ của Sử học

Qua câu danh ngôn "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống" của Xi-xê-rô, em hiểu thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học?

Xem lời giải

4. Nguyên tắc cơ bản của Sử học

Em hãy nêu những nguyên tắc cơ bản của Sử học?

Xem lời giải

5. Khái quát về các nguồn sử liệu

Các Hình 1.5, 1.6, 1.7 thuộc loại hình sử liệu nào?

Xem lời giải

6. Một số phương pháp cơ bản của Sử học

Hai phương pháp cơ bản của Sử học (phương pháp lịch sử và phương pháp logic) giống nhau và khác nhau như thế nào? 

Xem lời giải

Luyện tập

Câu 1. Hiện thực lịch sử giống nhau và khác nhau như thế nào? Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu ví dụ và giải thích. 

Câu 2. Lịch sử là quá khứ. Vậy, hiện thực lịch sử có phải quá khứ hay không? Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích. 

Xem lời giải

Vận dụng

Trên cơ sở sưu tập các sử liệu và giới thiệu về một di tích lịch sử ở địa phương em, hãy phân loại, đánh giá để xác định độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu ấy. 

Xem lời giải

I, Câu hỏi tự luận

1. Lịch sử là gì? Thế nào là Hiện thực lịch sử và Nhân thức lịch sử? Phân biệt Hiện thực lịch sử và Nhân thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thế.

  • Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

  • Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Hiện thực lịch sử không thể thay đổi.

VD: trận chiến giữa quân Tây Sơn và nhà Thanh.

  • Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau.

VD: trận chiến giữa Tây Sơn và nhà Thanh được Ngô gia văn phái ghi chép lại tiểu thuyết “Hoàng Lê nhất thống chí”.

2. Nêu khái niệm Sử học? Trình bày về đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của sử học. Nêu ví dụ cụ thể

  • Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.

  • Đối tượng nghiên cứu của sử học là toàn bộ quá khứ của loài người.

Ví dụ: Đối tượng nghiên cứu của sử học là về khoa cử thời nhà Nguyễn.

  • Chức năng:
  • Sử học giúp khôi phục sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ

  • Ngoài ra Sử học còn rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện quy luật vận động và phát triển lịch sử

  • Chức năng giáo dục tư tưởng, đạo đức cũng là một chức năng quan trọng của Sử học

  • Đặc biệt Sử học giúp chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại

Ví dụ: Dựa vào sử học để khôi phục, dựng lại những di tích đã mất như cột đá chùa Dạm, Hoàng thành Thăng Long,v...

  • Nhiệm vụ:
  • Sử học cung cấp tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.

  • Giúp cho thế hệ mai sau tốt đẹp bằng cách truyền bá, giáo dục những truyền thống.

  • Đặc biệt Sử học còn giúp chúng ta đúc rút bài học kinh nghiệm, góp phần dự báo tương lai đất nước, nhân loại

Ví dụ: Sử học giúp chúng ta hiểu lịch sử 1 cách khách quan hơn, như khi đánh giá về triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1945 cần nhìn nhận ở 2 khía cạnh những đóng góp của triều Nguyễn cho đất nước, và trách nhiệm, hạn chế của triều Nguyễn trong việc để đất nước ta rơi vào tay thực dân Pháp (cuối thế kỉ XIX)

3. Tri thức lịch sử có ý nghĩa và vai trò như thế nào đối với cuộc sống? Hãy nêu một số ví dụ.

  • Cung cấp những hiểu biết về quá khứ lịch sử của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và nhân loại.

  • Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng nhiều bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và dự đoán tương lai.

  • Hiểu biết về lịch sử là những yếu tố quan trọng tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó.

Ví dụ: thất bại của nhà Hồ trước quân xâm lược Minh (vào đầu thế kỉ XV) đã để lại bài học kinh nghiệm sâu sắc về vai trò và sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc trong quá trình đấu tranh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

4. Vì sao đặt ra vấn đề phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời?

Có thể học tập và tìm hiểu lịch sử qua các hình thức nào: Hình thức nào giúp em có hứng thú và đạt hiệu quả cao nhất?

- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần hiều biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.

  • Nhiều sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử đến nay vẫn còn là bí ẩn. Đây chính là cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.

  • Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra được những bài học có giá trị lịch sử từ các nước khác, phòng tránh được những sai lầm.

  • Hiểu biết sâu sắc về lịch sử dân tộc Việt Nam và của các nước khác giúp chúng ta hội nhập thành công.

  • Ngày nay, tri thức lịch sử và văn hóa chính là cội nguồn cảm hứng và ý tưởng sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch, tạo cơ hội nghề nghiệp mới.

*** Một số hình thức học lịch sử mà em biết:**

  • Học Lịch sử thông qua sơ đồ tư duy.

  • Tìm hiểu lịch sử thông qua:

  • Phim ảnh đề tài về lịch sử. ví dụ: seri phim hoạt hình lịch sử “Hào khí ngàn năm”.

  • Nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng, phát huy những giá trị của di tích, di sản

  • Một phần doanh thu từ du lịch đã được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lí di tích, di sản. Các di sản văn hoá phi vật thể nhờ đó cũng được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, truyền dạy và tổ chức trình diễn,...