Vì sao phải chọn nghề nghiệp cho tương lai 9

Chọn một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc.

Sau một thời gian làm công tác hướng nghiệp cho các bạn học sinh phổ thông, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm khi lựa chọn nghề nghiệp với các bạn.

Vì sao phải chọn nghề nghiệp cho tương lai 9

Trên cơ sở đó bạn tự ước lượng và đánh giá năng lực bản thân, từ đó chọn ngành học, trường thi cho phù hợp với năng lực của mình.

Tránh những việc không đúng đắn khi chọn nghề - Chọn nghề theo sự mong muốn, áp đặt của bố, mẹ và người thân. Do gia đình có nghề nghiệp truyền thống hoặc có mối quan hệ sẵn có nên thường áp đặt con cái theo ý muốn của mình. - Chọn nghề theo sự rủ rê của nhóm, của bạn bè và của người yêu. - Chọn nghề không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích của mình. - Chọn nghề may rủi theo kiểu chọn đại. - Chọn nghề chỉ ở bậc đại học. - Chọn nghề theo "mác", theo "nhãn", theo phong trào. - Chọn nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền mà không biết nghề đó có phù hợp với mình không. - Chọn nghề không nghĩ đến những điều kiện có liên quan như: điều kiện kinh tế, cá nhân hoặc gia đình. - Chọn nghề không gắn với nhu cầu xã hội. - Nhờ những người dùng phương pháp thần bí lựa nghề giúp bạn như các nhà chiêm tinh, thầy bói (xem chỉ tay, chữ viết, coi tướng...).

Cần xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào

Để xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, bạn hãy bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Chọn ra những nghề nào thích hợp nhất để nghiên cứu và loại bỏ dần. Bạn có thể thực hiện những bài trắc nghiệm về nghề nghiệp. Dựa trên cơ sở năng lực, sở thích, quan điểm, nguyên tắc sống của bạn..., các trắc nghiệm sẽ đưa ra những tư vấn và dự đoán về nghề nghiệp hoặc nhóm ngành nghề phù hợp với bạn. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hóa việc chọn nghề qua việc làm bài trắc nghiệm. Việc chọn nghề còn phải xét đủ những điều kiện vật chất, xã hội, kinh tế... ở xung quanh ta, và phối hợp với nhiều phương pháp khác để đạt được hiệu quả cao nhất. Bạn hãy tận dụng các cơ hội để làm một số công việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để khám phá năng lực, sở thích, tính cách bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không.Ví dụ: làm báo tường, viết bài gửi cho các báo... để xem mình có phù hợp với nghề báo không; làm thủ quĩ cho lớp để xem mình có phù hợp nghề kế toán không... Bạn có thể tới các công ty, trung tâm tư vấn về tâm lý, giáo dục, nơi đó họ có đủ sách, tài liệu, kiến thức về các nghề nghiệp để tư vấn cho bạn. Hãy tham khảo ý kiến của thầy cô, người nhà, bạn bè... để đánh giá các sở thích và khả năng của mình phù hợp với ngành nghề nào. Hãy tham dự các buổi thuyết trình của các báo cáo viên thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Hãy đến thư viện, lên Internet để tìm hiểu thêm về các lĩnh vực mà mình quan tâm. Tranh thủ nhiều nhất những điều kiện đang có để tham quan thực tế nghề nghiệp, tìm hiểu thêm thực tế nghề nghiệp qua một số cá nhân đang làm nghề. Trao đổi với những ai đã thành công trong lĩnh vực bạn sắp chọn. Hỏi về cách sống, cách làm việc, tìm hiểu cả môi trường làm việc, những thách thức nghề nghiệp, những khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp, điều kiện phát triển... Khám phá xem công việc này phù hợp với những tính cách nào. Bạn đã có gì và cần phải trang bị thêm những gì, để từ đó có những định hướng hợp lý nhất và có thể điều chỉnh khi phù hợp. Hãy để sự lựa chọn của mình mở ra với nhiều nghề nghiệp khác nhau.

Cần tìm hiểu nhiều về những ngành nghề mà mình lựa chọn

Trong mỗi ngành nghề, ít nhất là phải biết các yêu cầu sau về nghề:

- Tên nghề và những nghề nghiệp chuyên môn thường gặp trong nghề.

- Mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo của ngành nghề. - Nhu cầu thị trường lao động đối với ngành nghề đó. - Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để tham gia lao động trong nghề. - Những nơi đào tạo ngành nghề từ hệ công nhân kỹ thuật cho đến bậc đại học. - Học phí, học bổng. - Bằng cấp và cơ hội học lên cao . - Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo. - Tìm hiểu khối thi tuyển sinh đầu vào, điểm trúng tuyển của ngành nghề đó trong ba năm liên tiếp. - Những nơi có thể làm việc sau khi học ngành nghề. - Những chống chỉ định y học. - Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên của nhà trường. Xác định năng lực học tập của bạn

Bạn có thể dùng phối hợp một số cách sau:

- Căn cứ vào điểm học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành bạn định theo học. Tìm hiểu điểm trúng tuyển của ngành nghề đó ở trường bạn muốn thi vào trong ba năm liên tiếp, từ đó so sánh với sức học của mình cho phép bạn xác định khả năng trúng tuyển của mình vào trường đó như thế nào. Lưu ý bạn rằng cùng một ngành học nhưng có thể thi đầu vào bằng nhiều khối khác nhau. Hãy chọn thi khối nào là sở trường của bạn. - Giải thử đề thi đại học ba năm gần đây và so sánh điểm chuẩn với ngành học ở trường mà mình định thi vào để ước lượng năng lực, khả năng trúng tuyển của mình.

- Nhờ thầy/cô, người thân, bạn bè đánh giá, nhận xét.

Nếu bạn đang rơi vào hoàn cảnh mông lung không biết chọn nghề gì thì cũng đừng quá lo lắng. Điều bạn cần làm là bình tĩnh và tham khảo những cách trong bài viết CareerBuilder đã chia sẻ ở trên. Với sự điềm tĩnh và chọn lựa kỹ càng, CareerBuilder tin rằng bạn sẽ sớm tìm được việc làm phù hợp với đam mê của mình. Xem thêm danh sách việc làm tại website CareerBuilder với đa dạng nhiều công việc như tìm việc làm part time, tuyển dụng Bắc Ninh, tìm việc làm Quy Nhơn, tìm việc Hà Nội,... Đồng thời chuẩn bị cho mình một CV xin việc thật chuyên nghiệp tại CV Hay để chinh phục mọi nhà tuyển dụng bạn nhé!

Đối với những người trưởng thành, làm sao để định hướng nghề nghiệp đúng là điều rất quan trọng. Vậy tại sao phải định hướng nghề nghiệp cho bản thân? Cùng tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết sau đây.

Định hướng nghề nghiệp đúng là gì?

Định hướng nghề nghiệp là một quá trình mà sau đó kết quả cho bạn biết về ngành nghề phù hợp với năng lực, tích cách và sở thích của bạn nhất. Từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, cũng như cách xử lý các vấn đề còn vướng mắc như việc quản lý thời gian, phân bổ kiến thức… và hiểu hơn về mong muốn trong việc lựa chọn nghề nghiệp để theo đuổi.

Tại sao cần phải định hướng nghề nghiệp đúng càng sớm càng tốt?

1. Xác định được lộ trình và mục tiêu nghề nghiệp

Định hướng nghề nghiệp giúp nhiều người đang ở lứa tuổi lựa chọn nghề nghiệp có thể xác định được hướng đi phù hợp với riêng mình. Đồng thời xác định được mục tiêu cũng như lộ trình nghề nghiệp để theo đuổi và dễ dàng khẳng định mình trên hành trình sự nghiệp sau này.

2. Xây dựng được một cuộc sống chất lượng hơn

Định hướng nghề nghiệp từ giai đoạn sớm hoặc rất sớm sẽ giúp người học dành thời gian rèn luyện, học tập và nghiên cứu. Để trong tương lai có thể dễ dàng tìm kiếm được công việc phù hợp với năng lực và sở thích bản thân. Nghề nghiệp phù hợp có thể giúp nuôi sống được bản thân, gia đình và hơn cả là cả những người xung quanh. Ý nghĩa của việc định hướng nghề nghiệp chính là tạo dựng cuộc sống chất lượng hơn.

3. Tăng hiệu suất lao động và hiệu quả làm việc

Định hướng nghề nghiệp từ ban đầu sẽ tạo điều kiện thiết thực giúp cho bản thân yêu thích công việc và góp phần tăng năng suất lao động, hiệu quả làm việc sau này. Và một khi chúng ta có niềm đam mê với công việc thì chắc chắn hiệu suất làm việc sẽ đạt đỉnh cao nhất.

4. Duy trì năng lượng cho mỗi ngày làm việc

Để tránh tạo ra tình trạng uể oải, mệt mỏi khi làm việc mỗi ngày hay tình trạng stress, chán chường với chính công việc của mình thì định hướng công việc sẽ tạo ra nguồn năng lượng mới. Bản thân cảm thấy thích và mỗi ngày làm việc đều sẽ hứng thú cảm thấy hứng thú cũng như tạo ra kết quả công việc tốt nhất.

Các bước để định hướng nghề nghiệp đúng cho bản thân

Vì sao phải chọn nghề nghiệp cho tương lai 9
Định hướng nghề nghiệp đúng sẽ là chìa khóa để giúp bạn đến gần hơn với thành công.

1. Dành thời gian nghiêm túc cho định hướng nghề nghiệp tương lai

Việc định hướng nghề nghiệp tương lai rất quan trọng vì công việc là một phần thiết yếu của cuộc sống. Công việc giúp bản thân cảm thấy có ích, tạo nguồn thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình. Đồng thời đóng góp xây dựng cho cộng đồng và xã hội, tạo niềm vui sáng tạo trong công việc,…

Chọn lựa nghề nghiệp phù hợp sẽ mang lại những lợi ích tích cực như phát triển được nghề nghiệp, tiết kiệm thời gian, công sức và tạo ra nhiều tiền bạc,…Vì vậy, hãy dành thời gian cho những điều bạn xem là quan trọng.

2. Loại bỏ các vấn đề sai lầm khi định hướng nghề nghiệp

Các suy nghĩ chọn nghề theo “Mác”, theo “Nhãn”, theo phong trào mà không biết nghề đó có phù hợp với mình không cần được loại bỏ ngay từ sớm. Chọn nghề theo sự áp đặt của cha, mẹ hoặc sự rủ rê của người khác đến từ bạn bè, người quen hay chọn nghề theo may rủi bằng những phương pháp ngẫu nhiên sẽ dẫn đến việc không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích của bản thân. 

Ngoài ra, vẫn còn tồn tại những quan điểm chưa đúng khi chọn nghề mà không quan tâm đến điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội như:

  • Chọn nghề đang hot trên thị trường và dễ kiếm tiền
  • Không xem xét các điều kiện về tài chính, thời gian học hay đầu ra của nghề…

Chính vì vậy, để chọn được nghề phù hợp, hãy thực hiện các bước quan trọng trong quá trình hướng nghiệp. Đặc biệt, đừng chờ đợi hay phụ thuộc quá nhiều vào những người định hướng nghề nghiệp cho mình.

3. Hãy xác định bản thân sẽ phù hợp với lĩnh vực hoặc ngành nghề nào

Để biết bản thân thích hợp với nghề nghiệp nào, bạn hãy tìm hiểu các lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội. Mỗi nghề nghiệp sẽ có rất nhiều việc làm khác nhau vì thế cần nắm được các kiến thức tổng quát về các lĩnh vực. Đồng thời trả lời các câu hỏi:

  • Công việc nào sẽ phù hợp với tôi?
  • Công việc nào sẽ là tạo động lực cho tôi mỗi ngày?…

4. Xác định mục tiêu để định hướng nghề nghiệp

Sau khi đã lựa chọn được nghề nghiệp, bạn hãy xác định mục tiêu cụ thể bạn muốn đạt tới trong công việc đó và bắt đầu lên kế hoạch để thực hiện mục tiêu. 

Bạn muốn trở thành một Giám đốc hay một Doanh nhân thành đạt? Bạn thích thu nhập cao hay cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp? Bạn muốn được làm việc chuyên nghiệp hay trong một môi trường năng động, hay còn điều gì khác nữa? 

Hãy nhớ xem xét kỹ những điều mong muốn ở tương lai. Và phải làm gì để đạt mục tiêu?

5. Xác định năng lực học tập cũng như thiên hướng cá nhân của bạn

Mỗi cá nhân đều có những nét đặc trưng cùng những ưu, khuyết điểm riêng. Chính vì vậy, định hướng nghề nghiệp phải xuất phát từ tiềm lực, sở thích và thiên hướng của bản thân. Và khi dựa trên chính bản thân để định hướng nghề nghiệp bạn sẽ cân bằng được cuộc sống và thỏa mãn những khát khao của chính mình. Làm công việc đúng sở trường và khuynh hướng phát triển sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh chóng cũng như hoàn thành công việc hiệu quả hơn.

Và cũng như vậy, mỗi lĩnh vực ngành nghề sẽ yêu cầu bạn phải có những kỹ năng và điều kiện riêng biệt. Vì vậy, khi đã xác định được tài năng và thiên hướng hãy liệt kê những nghề nghiệp phù hợp với chính mình. Để từ đó xem xét thật kỹ và nhận ra đâu là nghề nghiệp mà bạn thực sự muốn làm.

Xem thêm:

>> Danh sách top 5 blog phát triển bản thân thú vị nhất bạn nên biết

>> Nên làm gì khi bạn đang mất định hướng nghề nghiệp?