Các thành phần của mệnh đề là gì năm 2024

Mệnh đề là một trong những kiến thức vô cùng căn bản trong tiếng Anh mà chúng ta không thể bỏ qua. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên một câu hoàn chỉnh. Tuy nhiên, chúng ta cũng thường khá bối rối khi gặp phải những dạng mệnh đề khác nhau. Bây giờ, FLYER sẽ “bật mí” cho bạn mệnh đề trong tiếng Anh là gì? 6 loại mệnh đề chính và cấu trúc, cách dùng của từng loại một nhé!

1. Mệnh đề trong tiếng Anh là gì?

Mệnh đề trong tiếng Anh (Clause) là một nhóm từ gồm một chủ ngữ (subject) và một vị ngữ là động từ (verb) có quan hệ mật thiết với nhau. Mục đích của chúng là để truyền tải thông tin về một trạng thái hoặc một hành động nào đó. Vì vậy, chúng có thể (nhưng không phải luôn luôn) đứng riêng thành một câu độc lập (mệnh đề độc lập).

Các thành phần của mệnh đề là gì năm 2024
Mệnh đề trong tiếng Anh là gì?

Ví dụ:

  • She walked to the grocery store to buy a bouquet of flowers.

Cô ấy đến cửa hàng để mua một bó hoa.

-> Mệnh đề nằm ở đầu câu, “She walked to the grocery store”. Chủ ngữ ở đây là “She” (cô ấy), động từ là “walked to the grocery store” (đi đến cửa hàng). Nó cũng là một câu độc lập:

She walked to the grocery store.

Cô ấy đi đến cửa hàng.

2. Các loại mệnh đề trong tiếng Anh

Trong một câu có thể có một hoặc nhiều mệnh đề. Mỗi mệnh đề đều đóng những vai trò khác nhau. Do đó, có rất nhiều cấu trúc và cách để kết hợp chúng. Trong phần này, FLYER sẽ giải thích về 6 loại mệnh đề chính kèm ví dụ cụ thể cho bạn dễ hình dung hơn nhé!

2.1. Mệnh đề độc lập (Independent clauses)

Mệnh đề độc lập (Independent clauses) là một nhóm từ có chứa chủ ngữ và động từ. Đây cũng được gọi là Mệnh đề chính (Main clause) trong câu vì chúng tự mình thể hiện một hành động, trạng thái hoàn chỉnh mà không cần thêm thông tin bổ sung ý nghĩa.

Ví dụ:

  • The cat meowed.

Con mèo kêu meo meo.

  • The girl laughed loudly.

Cô gái cười rất lớn.

Các thành phần của mệnh đề là gì năm 2024
Mệnh đề độc lập trong tiếng Anh là gì?

2.2. Mệnh đề phụ thuộc (Dependent clauses)

Khi nói về các loại mệnh đề trong tiếng Anh, chúng ta cần hiểu rõ về mệnh đề phụ thuộc (Dependent clauses hoặc Subordinate clauses).

Khác với mệnh đề độc lập, mệnh đề phụ thuộc (hay mệnh đề phụ) không phải là một câu hoàn chỉnh dù nó chứa đầy đủ chủ ngữ và động từ. Khi đứng riêng lẻ, nó được gọi là một đoạn câu. Do đó, mệnh đề phụ thuộc cần được kết hợp với một mệnh đề độc lập để tạo thành một câu có ý nghĩa.

Ví dụ:

  • When I grow up, I want to be a doctor.

Khi tôi lớn lên, tôi muốn trở thành bác sĩ.

-> Mệnh đề phụ ở đây là “When I grow up”, nếu đứng một mình, nó không có ý nghĩa (Khi tôi lớn lên). Khi kết hợp với mệnh đề độc lập “I want to be a doctor” thì mới tạo thành câu hoàn chỉnh.

Trong mệnh đề phụ thuộc được phân ra thành 4 loại sau:

2.2.1 Mệnh đề trạng ngữ (Adverb clauses)

Mệnh đề trạng ngữ (Adverb clauses), còn được gọi là mệnh đề trạng từ (Adverbial clauses) có chức năng giống như một trạng từ. Chúng làm biến đổi động từ, trạng từ hoặc tính từ khác. Những mệnh đề này thường được dùng để giải thích khi nào (When), ở đâu (Where), như thế nào (How), bao nhiêu (How much) hoặc điều kiện diễn ra hành động trong câu.

Vì là một mệnh đề phụ thuộc nên mệnh đề trạng ngữ không thể đứng một mình.

Cấu trúc:

(Liên từ phụ thuộc) + Chủ ngữ + Động từ

Các liên từ phụ thuộc (Subordinating conjunctions) thường là: As soon as, since, so that, that, because, although, though…

Ví dụ:

  • Since it’s just me, I’ll eat at home tonight.

Vì chỉ có một mình tôi, tối nay tôi sẽ ăn ở nhà.

Đọc thêm: Các loại mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh

Các thành phần của mệnh đề là gì năm 2024
Mệnh đề trạng ngữ (Adverb clause)

Mệnh đề trạng ngữ làm cho câu trở nên phong phú hơn bằng cách cung cấp thêm ngữ cảnh và sự mô tả mà các trạng từ tiêu chuẩn không làm được. Cùng xem hai ví dụ dưới đây để so sánh sự khác biệt:

Câu có trạng từ bình thường:

  • She bakes cakes weekly.

Cô ấy nướng bánh hàng tuần.

Câu có mệnh đề trạng ngữ:

  • He bakes cakes before he leaves for work every Monday.

Anh ấy nướng bánh trước khi đi làm vào mỗi thứ hai.

2.2.2. Mệnh đề tính ngữ (Adjectives Clauses)

Mệnh đề tính ngữ (Adjectives clauses) đứng sau danh từ làm chủ ngữ trong câu, thường bắt đầu bằng một đại từ quan hệ (Relative pronoun) hoặc bắt đầu bằng một trạng từ quan hệ (Relative adverb). Chính vì nó bắt đầu bằng các từ này nên mệnh đề tính ngữ còn được gọi là mệnh đề quan hệ (Relative clauses).

Cấu trúc:

Đại từ quan hệ/ Trạng từ quan hệ + Động từ

Các đại từ quan hệ thường sử dụng là who, whom, which và that.

Các trạng từ quan hệ thường sử dụng là when, where và why.

Ví dụ:

  • The book which has the dragon on the cover is my favorite.

Cuốn sách có hình con rồng trên bìa là cuốn sách mà tôi thích.

  • Exercise, which many people dislike, is good for you.

Tập thể dục, việc mà nhiều người không thích, rất tốt cho bạn đấy.

2.2.3. Mệnh đề danh ngữ (Noun clauses)

Tiếp theo, trong hành trình học “mệnh đề trong tiếng Anh”, chúng ta có mệnh đề danh từ!

Một mệnh đề danh từ (Noun clauses) là một nhóm các từ có chức năng như một danh từ, bổ sung nghĩa cho động từ, tính từ hoặc giới từ. Nói cách khác, bạn có thể thay thế mệnh đề danh từ bằng một danh từ mà nó vẫn có ý nghĩa. Loại mệnh đề này thường bắt đầu bằng một đại từ hoặc một liên từ phụ thuộc (Subordinating conjunction), chẳng hạn như: How, That, What, When, Where, Which, Who và Why.

Cấu trúc:

that/if/whether/ Liên từ phụ thuộc + Chủ ngữ + Động từ

Phân biệt mệnh đề danh ngữ và mệnh đề tính ngữ, vì có mở đầu đều là đại từ quan hệ nên 2 loại mệnh đề này rất dễ gây nhầm lẫn. Hãy nhớ rằng: Mệnh đề danh ngữ tự nó có chức năng như một danh từ, bổ sung nghĩa cho động từ, tính từ, giới từ. Còn mệnh đề tính ngữ chỉ được đứng sau danh từ bổ nghĩa cho chính danh từ đó.

Các thành phần của mệnh đề là gì năm 2024
Mệnh đề danh ngữ và mệnh đề tính ngữ

Ví dụ so sánh:

  • She didn’t know where she was.

Cô ấy không biết mình đã ở đâu.

-> Mệnh đề danh ngữ “Where she was” đang đóng vai trò là danh từ, bổ nghĩa cho động từ “didn’t know”.

  • Our neighbor who moved in last week wants to borrow the chainsaw.

Hàng xóm của chúng tôi, những người đã chuyển vào tuần trước, muốn mượn cái máy cưa.

-> Mệnh đề tính ngữ “Who moved in last week” bổ sung nghĩa cho danh từ “Our neighbor”.

Nếu muốn hiểu rõ hơn về mệnh đề danh ngữ, đừng bỏ qua bài phân tích chi tiết của FLYER về mảng kiến thức này nhé.

2.2.4. Mệnh đề điều kiện (Conditional Clauses)

Mệnh đề điều kiện là một loại mệnh đề phụ thuộc, cần được kết hợp với một mệnh đề chính. Nó được dùng để nêu lên một giả thuyết hoặc một điều kiện, những gì có thể sẽ xảy ra trong quá khứ hoặc tương lai. Mệnh đề điều kiện thường bắt đầu bằng một liên từ điều kiện (Conditional conjunction) như “If” (Nếu) hoặc “Unless” (Trừ khi).

Ví dụ:

  • You would have gotten wet if it had rained.

Bạn sẽ bị ướt nếu trời mưa.

  • We’ll be late for dinner if we don’t leave now.

Chúng ta sẽ bị trễ bữa tối nếu không đi ngay bây giờ.

3. Làm thế nào để liên kết các mệnh đề?

Một câu có thể được tạo thành nhiều mệnh đề khác nhau. Có 2 cách chính để ghép các mệnh đề thành câu:

Cách 1: Mệnh đề độc lập + Mệnh đề phụ thuộc

Khi liên kết một mệnh đề độc lập với một mệnh đề phụ thuộc bằng liên từ phụ thuộc (Subordinating conjunctions) như: Although, though, despite, unless, after, before,… chúng sẽ tạo thành một câu phức.

Ví dụ:

  • It was rainy after they left the building.

Trời mưa sau khi họ rời khỏi tòa nhà.

Cách 2: Mệnh đề độc lập + Mệnh đề độc lập

Khi hai mệnh đề độc lập được liên kết với nhau bằng liên từ kết hợp (Coordinating conjunctions) như: and, for, yet, nor, but, or, so, chúng sẽ tạo nên một câu ghép. Dấu phẩy có thể có hoặc không giữa các vế câu.

Ví dụ:

  • I love drinking soda, but I know it’s bad for my teeth.

Tôi thích uống soda, nhưng tôi biết nó không tốt cho răng của mình.

Các thành phần của mệnh đề là gì năm 2024
Liên kết các mệnh đề trong tiếng Anh

4. Sự khác nhau giữa mệnh đề với câu và cụm từ trong tiếng Anh

4.1. Mệnh đề và câu (sentences)

Mệnh đềCâuTruyền tải ý nghĩa:Là một nhóm từ có chứa chủ ngữ và vị ngữ (động từ). Nó đôi khi có thể truyền đạt một ý nghĩa hoàn chỉnh.Chứa chủ ngữ, vị ngữ và luôn luôn truyền tải một ý nghĩa trọn vẹn.Kết cấu:Là một đơn vị cấu tạo của câu (trừ mệnh đề độc lập).Được tạo thành bởi một hoặc nhiều mệnh đề.Vai trò:Có thể đóng vai trò như một danh từ, trạng từ hoặc tính từ.Không thểSo sánh mệnh đề và câu trong tiếng Anh

Ví dụ:

  • If traffic isn’t heavy, I expect to pick you up at 4 p.m.

Nếu không tắc đường, tôi hy vọng sẽ đón được bạn lúc 4 giờ chiều.

-> Cả câu trên có 1 mệnh đề điều kiện là “If traffic isn’t heavy”.

4.2. Mệnh đề và cụm từ (Phrases)

Ta đã biết, mệnh đề là một nhóm từ gồm chủ ngữ và động từ, luôn cho chúng ta biết ai (hoặc cái gì) đang làm gì/ như thế nào. Còn cụm từ (phrases) chỉ cung cấp cho chúng ta một thông tin.

Ví dụ:

  • After work, my dad cooks dinner.

Sau giờ làm, bố tôi nấu bữa tối.

-> Câu này có một mệnh đề độc lập là “My dad cooks dinner”, gồm chủ ngữ (my dad) và động từ (cooks dinner).

-> Cụm từ là “After works”. Chỉ cung cấp thông tin về thời điểm, không có ai hoặc hành động nào cả.

5. Bài tập về mệnh đề trong tiếng Anh

Để chắc chắn bạn đã hiểu rõ “mệnh đề trong tiếng Anh là gì”, mời bạn làm bài tập dưới đây nhé!

Xác định các mệnh đề phụ thuộc trong câu là mệnh đề tính ngữ, mệnh đề trạng ngữ hay mệnh đề danh ngữ.

6. Tổng kết

Vậy là đã kết thúc hành trình tìm hiểu về “mệnh đề trong tiếng Anh là gì” rồi. FLYER đã giải thích rõ về khái niệm, phân loại cũng như từng ví dụ cụ thể của từng loại mệnh đề ở trên. Việc “nằm lòng” được tất cả các kiến thức cơ bản này vô cùng quan trọng, giúp bạn nhỏ vận dụng linh hoạt ngữ pháp, cải thiện được kỹ năng viết và nói trong việc học tiếng Anh.

Bắt tay vào ôn tập ngay hôm nay tại Phòng luyện thi ảo FLYER. Tại đây, bạn sẽ được khám phá thế giới hoạt hình vô cùng sinh động, gặp gỡ các nhân vật dễ thương chỉ qua vài bước đăng ký đơn giản! Phương pháp ôn luyện tiếng Anh mới thông qua các bài tập được mô phỏng game sẽ khiến trải nghiệm học tập của bạn trở nên thú vị hơn rất nhiều đấy! Còn chần chờ gì nữa, “let’s fly with FLYER” ngay thôi nào.