Chỉ số hóa sinh bình thường điện giải đoof

Các chất điện giải trong cơ thể (Natri, Kali, Clo) đóng vai trò rất quan trọng bởi vì chúng là những chất mà tế bào (đặc biệt là các tế bào thần kinh, tim và cơ) sử dụng để duy trì điện áp trên màng tế bào và mang xung điện (xung thần kinh, co thắt cơ) trên chính chúng đến các tế bào khác.

Xét nghiệm điện giải đồ là gì?

Xét nghiệm điện giải đồ là một xét nghiệm định lượng nồng độ các ion điện giải trong cơ thể. Từ những chỉ số này cho biết mức độ điện giải ở mức bình thường, cao, thấp hay bất bình thường, những chỉ số này có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của toàn cơ thể.

Kết quả xét nghiệm điện giải đồ cũng đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhân bị rối loạn điện giải và điều trị các bệnh lý liên quan khác.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm điện giải đồ?

- Xét nghiệm điện giải đồ thường được chỉ định khi bệnh nhân có các dấu hiệu của tình trạng rối loạn điện giải trong cơ thể; kèm theo những triệu chứng như: mất nước, tim đập bất thường, hoa mắt chóng mặt, tuần hoàn máu kém,…

- Riêng với những bệnh nhân đã biết bệnh lý từ trước thì việc xét nghiệm các chất điện giải được chỉ định kết hợp để đánh giá bệnh cấp hay mạn tính, hay ảnh hưởng của thuốc điều trị.

- Xét nghiệm điện giải đồ đưa ra chỉ số định lượng cụ thể các chất điện giải, giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng của bệnh nhân để điều trị.

- Ngoài ra, trong theo dõi điều trị các bệnh lý như: suy tim, tăng huyết áp, bệnh lý về gan, thận thì xét nghiệm điện giải đồ cũng có thể được chỉ định.

Xét nghiệm điện giải đồ cho kết quả bình thường:

- Nồng độ Natri trong máu bình thường từ 135-145 mmol/l.

- Nồng độ Kali trong máu bình thường từ 3,5-5 mmol/l.

- Nồng độ Clo trong máu bình thường từ 90-110 mmol/l.

Mọi kết quả xét nghiệm cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường đều phản ánh tình trạng rối loạn liên quan trực tiếp đến các vấn đề sức khỏe, nên việc thực hiện xét nghiệm và theo dõi định kỳ là vô cùng cần thiết.

Để được tư vấn cụ thể và cung cấp đầy đủ thông tin loại xét nghiệm mà bạn đang có nhu cầu tìm hiểu, liên hệ tổng đài 1900 5588 92. Xin cảm ơn!

Chất điện giải là các khoáng chất có trong máu, mô, nước tiểu và các chất lỏng khác của cơ thể. Chúng ta cũng nhận được chất điện giải từ thực phẩm, đồ uống và chất bổ sung trong chế độ ăn uống hằng ngày. Các chất điện giải có tên gọi như vậy là vì chúng sinh ra điện tích khi hòa tan trong chất lỏng của cơ thể.

Chất điện giải đóng một vai trò quan trọng trong việc:

  • Cân bằng chất lỏng trong cơ thể
  • Kiểm soát nhịp tim
  • Tăng cường sức khỏe xương và răng
  • Hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ bắp
  • Ổn định huyết áp

Xét nghiệm điện giải đồ

Xét nghiệm điện giải, hay còn gọi là xét nghiệm ion đồ, dùng để đo mức độ của các chất điện giải trong cơ thể. Một số tình trạng như mất nước, bệnh tim mạch, và bệnh thận… có thể khiến mức điện giải trở nên quá cao hoặc quá thấp. Tình trạng này gọi là sự mất cân bằng điện giải, có thể dẫn đến nhiều loại bệnh cấp tính (ngắn hạn) và mạn tính (dài hạn).

Xét nghiệm điện giải đồ kiểm tra mức độ của nhiều khoáng chất trong máu, bao gồm:

  • Natri: Kiểm soát lượng chất lỏng trong cơ thể, hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ bắp.
  • Kali: Hỗ trợ chức năng tim, thần kinh và cơ, cũng như sự trao đổi chất.
  • Calci: Hỗ trợ hệ thống cơ xương (xương và cơ), hệ thần kinh và hệ tuần hoàn.
  • Chlor: Giúp duy trì huyết áp và lượng chất lỏng trong cơ thể.
  • Magie: Hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ bắp, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của xương và răng.
  • Phosphate: Phát triển răng và xương chắc khỏe, hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ bắp.
  • Bicarbonate: Duy trì sự cân bằng lành mạnh của axit và các hợp chất kiềm cơ bản trong máu (cân bằng axit-bazơ).
Tham khảo gía trị bình thường của các chất điện giải trong máu:

Chỉ số hóa sinh bình thường điện giải đoof

Khi nào cần xét nghiệm điện giải?

Bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm điện giải trogn trường hợp nhập viện, khi cần xác định nguyên nhân của một số triệu chứng nhất định, hoặc là một phần trong nội dung xét nghiệm của khám sức khỏe định kỳ.

Kết quả xét nghiệm điện giải có thể phát hiện sự mất cân bằng điện giải gây ra do các nguyên nhân như: bỏng; ung thư; mất nước do không uống đủ chất lỏng hoặc do nôn nhiều, tiêu chảy, đổ mồ hôi, hoặc sốt; bệnh đái tháo đường; bệnh tim mạch, suy tim hoặc huyết áp cao; bệnh thận; bệnh gan, xơ gan; rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.

Câu hỏi thường gặp

1. Xét nghiệm điện giải như thế nào?

Bệnh nhân sẽ được nhân viên y tế lấy mẫu máu, sau đó mẫu được giao đến phòng xét nghiệm của Bệnh viện thực hiện các xét nghiệm điện giải. Thời gian có kết quả khoảng 60 phút.

2. Xét nghiệm điện giải có cần nhịn ăn không?

Bệnh nhân không cần phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm điện giải máu. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn nếu chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm như cholesterol hoặc lượng đường trong máu.

Xét nghiệm điện giải tại Bệnh viện Đức Khang

Bệnh viện Đức Khang trang bị máy điện giải hiện đại 5 thông số – Auto ISE của hãng MTI, Đức. Đây là loại máy tự động hoàn toàn, với nhiều ưu điểm nổi bật. Các thông số thực hiện trên máy phân tích ion đồ là nồng độ natri, kali, clo, calci, và pH trong huyết thanh, huyết tương, máu toàn phần và nước tiểu.

Điện cực và dải đo của máy:

Điện cực kali (K+) 0.50 – 15.00 mmol/L

Điện cực kali (Na+) 20.0 – 200.0 mmol/L

Điện cực kali (Cl–) 20.0 – 200.0 mmol/L

Điện cực kali (Ca2+) 0.10 – 5.00 mmol/L

Điện cực pH (pH) 6.00 – 9.00 mmol/L

Chỉ số hóa sinh bình thường điện giải đoof

Thông tin cơ bản về máy điện giải 5 thông số Auto ISE 500:

Chế độ xét nghiệm thực hiện theo phương pháp tự động hoàn toàn

Công suất máy:

  • 40 xét nghiệm/giờ đối với xét nghiệm TCO2
  • 65 xét nghiệm/giờ đối với các điện cực Na/K/Cl/Ca/pH

Loại mẫu: Máu toàn phần, huyết thanh, huyết tương, nước tiểu:

Kim hút mẫu trên khay chuyển mẫu tự động có chức năng phát hiện mực chất lỏng và cảm biến va chạm.

Màn hình màu cảm ứng với độ rộng 7 inch với độ phân giải 800 x 480 pixel và màn hình có chế độ điều chỉnh sáng, tối.

Đầu đọc barcode gắn sẵn trong máy và quét thông tin bệnh nhân tự động.

Đầu đọc mã hóa chất cho phép quản lý hóa chất trong quá trình sử dụng.

Kim hút mẫu có chức năng cảm biến dịch và chống va chạm.

Ống mẫu sử dụng trực tiếp heparin, lithium hoặc cup trên máy

Phần mềm hoạt động thông minh với thời gian thực, có chế độ thực các hiện xét nghiệm ưu tiên.

Dịch vụ xét nghiệm – Bệnh viện Đức Khang

Phòng Xét nghiệm tại Bệnh viện Đức Khang hoạt động 24/24 xuyên đêm từ thứ hai đến chủ nhật, cung cấp dịch vụ xét nghiệm cho nhiều đối tượng khách hàng: