Giải bài tập Hóa 10 bài 7 trang 35

Kiến Guru xin gửi tới bạn đọc hướng dẫn giải bài tập hóa 10 trang 35 sách giáo khoa. Bài tập và lý thuyết ở trang này đều nằm trong bài 7: “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” và thuộc vào chương 2: “ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn”. Mời bạn cùng tham khảo!

1. Hướng dẫn giải hóa 10 bài 1 trang 35 sách giáo khoa

Các nguyên tố  mà xếp ở chu kì 6 sẽ có số lớp electron trong nguyên tử là:

A. 3

B. 5

C. 6

D. 7

Chọn đáp án đúng.

Cần nhớ: Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron

Số thứ tự của nhóm bằng số e hóa trị

Lời giải:

C đúng.

2. Hướng dẫn giải hóa 10 bài 2 trang 35 sách giáo khoa

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố nà có số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là:

A. 3 và 3.

B. 3 và 4.

C. 4 và 4.

D. 4 và 3.

Chọn đáp số đúng.

Lời giải:

B đúng

3. Hướng dẫn giải hóa 10 bài 3 trang 35 sách giáo khoa

Các số có nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là:

A. 8 và 18.

B. 18 và 8.

C. 8 và 8.

D. 18 và 18.

Chọn đáp số đúng.

Lời giải:

A đúng.

4. Hướng dẫn giải bài tập hóa 10 bài 4 trang 35 sách giáo khoa

Trong bảng tuần hoàn hóa học , các nguyên tố sẽ được sắp xếp theo nguyên tắc như thế nào :

A. Thường sẽ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

B. Các nguyên tố có số lớp electron trong nguyên tử cùng nhau được xếp thành 1 hàng.

C. Các nguyên tố mà có cùng số electron thì hóa trị trong nguyên tử đó sẽ được xếp thành 1 cột.

D. Cả A, B, C.

Chọn đáp án đúng.

Lời giải:

D đúng.

5. Hướng dẫn giải bài tập hóa 10 bài 5 trang 35 sách giáo khoa

Tìm câu sai trong các câu sau đây:

A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.

B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà những nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.

D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.

Lời giải:

Câu sai C.

Giải bài tập Hóa 10 bài 7 trang 35

6. Hướng dẫn giải bài tập hóa 10 bài 6 trang 35 sách giáo khoa

Hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Lời giải:

a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp thành một hàng.

c) Các nguyên tố có số electron hóa trị được xếp thành một cột .

7. Hướng dẫn giải bài tập hóa 10 bài 7 trang 35 sách giáo khoa

a) Nhóm nguyên tố là gì?

b) Bảng tuần hoàn các nguyên tố có bao nhiêu cột?

c) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm A?

d) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm B? Các nhóm B gồm bao nhiêu cột?

e) Những nhóm nào chứa nguyên tố s? Những nhóm nào chứa nguyên tố p? Những nhóm nào chứa nguyên tố d?

Lời giải:

a) Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và xếp thành một cột.

b) Bảng tuần hoàn có 18 cột.

c) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A.

d) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm B, gồm 10 cột.

e) Nhóm IA và IIA chứa nguyên tố s, nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (trừ He) chứa các nguyên tố p. Các nhóm từ IIIB đến IIB (theo chiều từ trái qua phải trong bảng tuần hoàn) chứa các nguyên tố d.

8. Hướng dẫn giải bài tập hóa 10 bài 8 trang 35 sách giáo khoa

Hãy cho biết quan hệ giữa số thứ tự của nhóm A và số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm.

Lời giải:

Số thứ tự của các nhóm A trùng với số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm.

9. Hướng dẫn giải bài tập hóa 10 bài 9 trang 35 sách giáo khoa

Hãy cho biết số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne.

Lời giải:

Số electron thuộc lớp ngoài của nguyên tử các nguyên tố Li: 1e, Be : 2e, B: 3e, C: 4e, N: 5e, O:6e, F: 7e, Ne: 8e.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn giải bài tập hóa 10 trang 35 sách giáo khoa mà Kiến muốn gửi tới bạn đọc. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc nhiều cách giải mới lạ và thú vị.

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...


Page 2

Bài 1 trang 41 sgk hóa học 10

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có

A. số electron như nhau

B. số lớp electron như nhau

C. số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.

D. cùng số electron s hay p.

Chọn đáp án đúng.

Bài giải:

Chọn câu C: số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.

Bài 2 trang 41 sgk hóa học 10

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:

A. Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

B. Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).

D. Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Chọn đáp án đúng.

Bài giải:

C đúng 

Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước vì có sự biến đổi electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố chu kì sau giống như chu kì trước khi điện tích hạt nhân tăng dần.

Bài 3 trang 41 sgk hóa học 10

Những nguyên tố thuộc nhóm A nào là các nguyên tố s, nguyên tố p ? Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố s và p khác nhau thế nào ?

Bài giải:

- Các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA là electron s. Các nguyên tố đó được gọi là nguyên tố s.

- Các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc nhóm IIIA, IVA, VA, VIA, VIIA, VIIIA là các electron s và p. Các nguyên tố đó được gọi là nguyên tố p.

- Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố s là 1 và 2. Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố p là 3, 4, 5, 6, 7, 8.

Bài 4 trang 41 sgk hóa học 10

Những nguyên tố nào đứng đầu các chu kì ? Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì ?

Bài giải:

Những nguyên tố kim loại kiềm đứng đầu chu kì. Trừ chu kì 1, hiđro không phải là kim loại kiềm. Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố kim loại kiềm có 1 electron lớp ngoài cùng.

Bài 5 trang 41 sgk hóa học 10

Những nguyên tố nào đứng cuối các chu kì ? Cấu hình electron của nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì ?

Bài giải:

Những nguyên tố khí hiếm đứng cuối chu kì. Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố khí hiếm có 8 electron ở lớp ngoài cùng (riêng He có 2e).

Bài 6 trang 41 sgk hóa học 10

Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi:

a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng ?

b) Các electron ngoài cùng nằm ở lớp electron thứ mầy ?

c) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố trên.

Bài giải:

a) Nguyên tử của nguyên tố có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

b) Cấu hình electron lớp ngoài cùng nằm ở lớp thứ ba.

c) Cấu hình electron của nguyên tố: 1s22s22p63s23p4.

Bài 7 trang 41 sgk hóa học 10

Một số nguyên tố có cấu hình electron của nguyên tử như sau:

1s22s22p4;                                   1s22s22p3;

1s22s22p63s23p1;                           1s22s22p63s23p5.

a) Hãy xác định số electron hóa trị của từng nguyên tử.

b) Hãy xác định vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Bài giải:

a) - 1s22s22p4                           ; Số electron hóa trị là 6.

   - 1s22s22p3                            ; Số electron hòa trị là 5.

   - 1s22s22p63s23p1                 ; Số electron hòa trị là 3.

   - 1s22s22p63s23p5                 ; Số electron hòa trị là 7.

b)

   - 1s22s22p4                            ; Nguyên tố thuộc chu kì 2 nhóm VIA.

   - 1s22s22p3                            ; Nguyên tố thuộc chu kì 2 nhóm VA.

   - 1s22s22p63s23p1                 ; Nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm IIIA.

   - 1s22s22p63s23p5                 ; Nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm VIIA.

       Giaibaitap.me


Page 3

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...


Page 4

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...


Page 5

Bài 1 trang 51 sgk hóa học 10

Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19.

Nhận xét nào sau đây đúng ?

A. X thuộc nhóm VA.                      C. M thuộc nhóm IIB.

B. A, M thuộc nhóm IIA.                  D. Q thuộc nhóm IA.

Bài giải:

D đúng.

Bài 2 trang 51 sgk hóa học 10

Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19.

Nhận xét nào sau đây đúng ?

A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì.                    C. A, M thuộc chu kì 3.

B. M, Q thuộc chu kì 4.                                         D. Q thuộc chu kì 3.

Bài giải:

B đúng.

Bài 3 trang 51 sgk hóa học 10

Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc

A. chu kì 3, nhóm IVA.                      C. chu kì 3, nhóm VIA.

B. chu kì 4, nhóm VIA.                      D. chu kì 4, nhóm IIIA.

Chọn đáp án đúng.

Bài giải:

C đúng.

Bài 4 trang 51 sgk hóa học 10

Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn.

a) Hãy nêu các tính chất sau của nguyên tố:

- Tính kim loại hay tính phi kim.

- Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi.

- Công thức của oxit cao nhất, của hiđroxit tương ứng và tính chất của nó.

b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).

Bài giải:

a) Cấu hình electron của nguyên tử Mg: 1s22s22p63s2.

Mg có 2e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính kim loại, hóa trị cao nhất với oxi là II, chất MgO là oxit bazơ và Mg(OH)2 là bazơ.

b) Na:1s22s22p63s1

    Mg: 1s22s22p63s2

     Al: 1s22s22p63s23p1

- Có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng nên đều là kim loại.

- Tính kim loại giảm dần theo chiều Na, Mg, Al.

- Tính bazơ giảm dần theo chiều NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.

Bài 5 trang 51 sgk hóa học 10

 a) Dựa vào vị trí của nguyên tố Br (Z = 35) trong bảng tuần hoàn, hãy nêu các tính chất sau:

- Tính kim loại hay tính phi kim.

- Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi và với hiđro.

- Công thức hợp chất khí của brom với hiđro.

b) So sánh tính chất hóa học của Br với Cl (Z = 17) và I (Z = 53).

Bài giải:

a) Br thuộc nhóm VIIA, chu kì 4 có 35 electron nên cấu hình theo lớp electron là 2, 8, 18, 7. Nó có 7e lớp ngoài cùng nên là phi kim. Hóa trị cao nhất với oxi là VII. Hóa trị trong hợp chất khí với hiđro là I và có công thức phân tử là HBr.

b) Tính phi kim giảm dần Cl, Br, I.

Bài 6 trang 51 sgk hóa học 10

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất ? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất ?

b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn ?

c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn ?

d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình ? Nhóm nào gồm hầu hết những nguyên tố phi kim điển hình ?

e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn ?

Bài giải:

a) Fr là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.

b) Các kim loại được phâ bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.

c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

d) Nhóm IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.

e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

Bài 7 trang 51 sgk hóa học 10

Nguyên tố atatin At (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nó và so sánh với các nguyên tố khác trong nhóm.

Bài giải:

Nguyên tố atatin (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA nên có 85e phân bố thành 6 lớp, lớp ngoài cùng có 7e nên thể hiện tính phi kim. At ở cuối nhóm VIIA, nên tính phi kim yếu nhất trong nhóm.

Giaibaitap.me


Page 6

Bài 1 trang 53 sgk hóa học 10

a) Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm ?

b) Thế nào là chu kì ? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn ? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố ?

Bài giải:

a) Căn cứ vào những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, người ta sắp xếp thành dãy các nguyên tố gọi là chu kì (trừ chu kì 1).

Căn cứ vào cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng tương tự nhau để sắp các nguyên tố thành nhóm.

b) Chu kì là dãy những nguyên tố mà những nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. Chu kì nào cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (trừ chu kì 1).

Bảng tuần hoàn có 7 chu kì gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.

Chu kì nhỏ là chu kì 1, 2, 3

Chu kì 1 có 2 nguyên tố.

Chu kì 2, 3 có 8 nguyên tố.

Chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6, 7.

Chu kì 4, 5 đều có 18 nguyên tố.

Chu kì 6 có 32 nguyên tố.

Chu kì 7 mới tìm thấy 26 nguyên tố.

Bài 2 trang 53 sgk hóa học 10

Tìm câu sai trong những câu dưới đây:

A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

B. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.

C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có số electron bằng nhau.

D. Chu kì thường bắt đầu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành).

Bài giải: 

Câu sai C

Bài 3 trang 54 sgk hóa học 10

Từ trái sang phải trong một chu kì, tại sao bán kính nguyên tử các nguyên tố các nguyên tố giàm thì tính kim loại giảm, tính phi kim tăng ?

Bài giải:

Trong một chu kì thì nguyên tử các nguyên tố có cùng số lớp electron theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần, nên khả năng dễ mất electron ở lớp ngoài cùng giảm dần nên tính kim loại giảm dần, đồng thời khả năng thu thêm electron ở lớp ngoài cùng tăng dần nên tính phi kim tăng dần. 

Bài 4 trang 54 sgk hóa học 10

Trong bảng tuần hoàn, các nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố kim loại, nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố phi kim, nhóm A nào gồm các nguyên tố khí hiếm ? Đặc điểm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.

Bài giải:

Nhóm A:

- Số thứ tự của nhóm trùng với số electron ở lớp ngoài cùng (cũng đồng thời là số electron hóa trị) của nguyên tử thuộc các nguyên tố trong nhóm.

- Nhóm A có cả nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn.

- Các nguyên tố ở nhóm IA, IIA được gọi là nguyên tố s. Các nguyên tố ở nhóm IIA đến VIIIA được gọi là nguyên tố p. Trong bảng tuần hoàn, nhóm IA, IIA, IIIA gồm hầu hết các nguyên tố là kim loại, nhóm VA, VIA, VIIA gồm hầu hết các nguyên tố là phi kim. Nhóm VIIIA gồm các khí hiếm.

- Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử thuộc nguyên tố nằm trong từng nhóm A trùng với số thứ tự của nhóm.

Bài 5 trang 54 sgk hóa học 10

Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử của một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.

a) Tính nguyên tử khối.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.

Bài giải:

a) Tính nguyên tử khối.

Gọi tổng số hạt p là Z, tổng số hạt n là N, tổng số hạt e là E, ta có:

                                     Z + N + E = 28.

Vì Z = E, nên suy ra 2Z + N = 28

Các nguyên tử có Z < 83 thì 

                        1 ≤ \(\frac{N}{Z}\) ≤ 1,5 → Z ≤ N ≤ 1,5Z

                           2Z + Z < N + 28 - N < 1,5N + 2Z

                              3Z ≤ 28 ≤ 3,5Z → 8 ≤ Z ≤ 9,33.

Z nguyên dương nên chọn Z = 9 và 9

                          A = Z + N

Z = 8 → N = 12

Z = 9 → N = 10

Nếu Z = 8 → A = 20 (loại vì nguyên tố có Z = 8 thì A = 16)

Nếu Z = 9 → A = 19 (chấp nhận vì nguyên tố có Z = 9 thì A = 19

b) Nguyên tố thuộc nhóm VIIA nên có 7e lớp ngoài cùng:

Cấu hình electron: 1s22s22p5.

Giaibaitap.me


Page 7

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...


Page 8

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...


Page 9

Bài 1 trang 64 sgk hóa học 10

Chọn câu đúng nhất về liên kết cộng hóa trị.

Liên kết cộng hóa trị là liên kết: 

A. Giữa các phi kim với nhau.

B. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.

C. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.

D. Được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Hướng dẫn giải:

Đáp án : D

Bài 2 trang 64 sgk hóa học 10

Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.

B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.

C. Liên kết cộng hóa trị không có cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.

D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.

Hướng dẫn giải:

Đáp án : B

Bài 3 trang 64 sgk hóa học 10

Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho:

A. Khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.

B. Khả năng nhường electron của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.

C. Khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.

D. Khả năng nhường proton của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: A

Bài 4 trang 64 sgk hóa học 10

Thế nào là liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực? Cho thí dụ minh họa.

Hướng dẫn giải:

Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Thí dụ: K+     +    Cl-    à  KCl

Liên kết cộng hóa trị không cực là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng những cặp electron chung.

Thí dụ: 

Giải bài tập Hóa 10 bài 7 trang 35

Liên kết cộng hóa trị trong đó những cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử được gọi là liên kết cộng hóa trị có cực.

Thí dụ: 

Giải bài tập Hóa 10 bài 7 trang 35

Bài 5 trang 64 sgk hóa học 10

Dựa vào hiệu độ âm điện các nguyên tố, hãy cho biết có loại liên kết nào trong các chất sau đây :

AlCl3, CaCl2, CaS, Al2S3?

Lấy giá trị độ âm điện của các nguyên tố ở bảng 6 trang 45

Hiệu dộ âm điện CaCl2 :  2, 16 ->  Liên kết ion.

Hiệu độ âm điện AlCl3, CaS, Al2S3  lần lượt là : 1,55 ; 1,58 ; 0,97  -> Liên kết cộng hóa trị có cực.

Bài 6 trang 64 sgk hóa học 10

Viết công thức electron và công thức cấu tạo các phân tử sau :

\(C{l_2},{\rm{ }}C{H_4},{\rm{ }}{C_2}{H_4},{\rm{ }}{C_2}{H_2},{\rm{ }}N{H_3}\)

Giải

Công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau :

 

Giải bài tập Hóa 10 bài 7 trang 35

loigiaihay.com

Bài 7 trang 64 sgk hóa học 10

X, A, Z là những nguyên tố có số điện tích hạt  nhân là 9, 19, 8.

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó.

b) Dự đoán liên kết hóa học có thể có giữa các cặp X và A, A và Z, Z và X.

LỜI GIẢI

a)      9X : 1s2 2s2 2p5                        Đây là F có độ âm điện là 3,98.

19A : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1             Đây là K có độ âm điện là 0,82.

8Z: 1s2 2s2 2p4                                  Đây là O có độ âm điện là 3,44.

b)      Cặp X và A, hiệu số độ âm điện là: 3,98 – 0,82 = 3,16 , có liên kết ion.

Cặp A và Z, hiệu số độ âm điện là: 3,44 – 0,82 = 2,62, có liên kết ion.

Cặp X và Z, hiệu số độ âm điện là: 3,98 – 3,44 = 0,54, có liên kết cộng hóa trị có cực.

Giaibaitap.me


Page 10

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...


Page 11

Bài 1 trang 74 sgk hóa học 10

Số oxi hóa của nitơ trong NH4+ , NO-2 , và HNO3 lần lượt là:

A. +5, -3, +3.

B. -3, +3, +5

C. +3, -3, +5

D. +3, +5, -3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: B

Bài 2 trang 74 sgk hóa học 10

Số oxi hóa của Mn, Fe trong Fe3+ , S trong SO3 , P trong PO43-lần lượt là:

A. 0, +3, +6, +5

B. 0, +3, +5, +6

C. +3, +5, 0, +6

D. +5, +6, +3, 0.

Chọn đáp ứng đúng.

Hướng dẫn giải:

Đáp án : A

Bài 3 trang 74 sgk hóa học 10

Hãy cho biết điện hóa trị của các nguyên tử trong các hợp chất sau đây: CsCl, Na2O, BaO, BaCl2 , Al2O3.

LỜI GIẢI:

Cs = 1+      ;    Cl = 1-               ;           Na = 1+  ;   O = 2- ;

    Ba = 2+  ;    O = 2-              ;           Al = 3+     ;  O = 2-

Bài 4 trang 74 sgk hóa học 10

Hãy xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau đây: H2O, CH4, HCl, NH3.

Hướng dẫn giải:

Xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau đây:

H2O

CH4

HCl

NH3

Cộng hóa trị

H có cộng hóa trị là 1

O có cộng hóa trị là 2

C có cộng hóa trị là 4

H có cộng hóa trị là 1

H và Cl đều có cộng hóa trị là 1

N có cộng hóa trị là 3

H có cộng hóa trị là 1

Bài 5 trang 74 sgk hóa học 10

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau: CO2, H2O, SO3, NO, NO2, Na+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Al3+ , NH4+

Hướng dẫn giải:

Số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau:

 

Giải bài tập Hóa 10 bài 7 trang 35

Cu2+ có số oxi hóa là +2 , Na+ có số oxi hóa là +1, Fe2+ có số oxi hóa là +2, Fe3+ có số oxi hóa là +3, Al3+ có số oxi hóa là +3.

Bài 6 trang 74 sgk hóa học 10

Viết công thức phân tử của các chất, trong đó S lần lượt có số oxi hóa -2, 0, +4, +6.

Hướng dẫn giải:

Công thức phân tử của những chất trong đó S có số oxi hóa -2, 0,
+4, +6 lần lượt là: H2S, S, SO2, SO3.

Bài 7 trang 74 sgk hóa học 10

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất , đơn chất và ion sau:

a)   H2S, S, H2SO3, H2SO­4.

b)    HCl, HClO, NaClO2, HClO3.

c)    Mn, MnCl2, MnO2, KmnO4.

d)   MnO4- , SO42- , NH4+.

LỜI GIẢI

a)      Số oxi hóa của S trong các chất: H2, S-2 , S0, H2S+4O3, H2S+6O4

b)      Số oxi hóa của Cl trong các hợp chất: HCl-1, HCl+1O, NaCl+3O2, HCl+5O3, HCl+7O4.

c)      Số oxi hóa của Mn trong các chất: Mn0, Mn+2Cl2, Mn+4O2, KMn+7O4

d) 

Giải bài tập Hóa 10 bài 7 trang 35

Giaibaitap.me


Page 12

Bài 1 trang 76 sgk hóa học 10

a) Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng:

Na ->  Na+    ; Cl  -> Cl-

Mg -> Mg2+     ; S  -> S2-

Al  -> Al3+       ; O  -> O2-

b) Viết cấu hình electron của các nguyên tử và các ion. Nhận xét về cấu hình electron lớp ngoài cùng của các ion được tạo thành.

Hướng dẫn giải:

a) Na ->  Na+ + 1e     ; Cl + 1e -> Cl-

Mg -> Mg2+ + 2e    ; S  + 2e -> S2-

Al  -> Al3+ + 3e      ; O  + 2e  -> O2-

 b) Cấu hình electron của các nguyên tử và các ion:

11Na: 1s22s22p63s1    ;  Na+:    1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.

17Cl: 1s22s22p63s23p5    ;  Cl - :    1s22s22p63s23p6  

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ar.

12Mg: 1s22s22p63s2    ;  Mg2+:    1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.

16S: 1s22s22p63s23p4    ;  S2-  :   1s22s22p63s23p6  

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ar.

13Al: 1s22s22p63s23p51   ;  Al3+ :    1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.

8O: 1s22s22p4              ;  O2- :    1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.

Bài 2 trang 76 sgk hóa học 10

Trình bày sự giống và khác nhau của 3 loại liên kết: Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết cộng hóa trị có cực.

Hướng dẫn giải:

So sánh

Liên kết ion

Liên kết cộng hóa trị không có cực

Liên kết cộng hóa trị có cực

Giống nhau

Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc khí hiếm ( 2e hoặc 8e ).

Khác nhau về cách hình thành liên kết

Cho và nhận electron

Dùng chung e, cặp e không bị lệch

Dùng chung e, cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn.

Khác nhau về nguyên tố tạo nên liên kết

Giữa kim loại và phi kim

Giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim

Giữa phi kim mạnh yếu khác nhau

Nhận xét

Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion.

Bài 3 trang 76 sgk hóa học 10

Cho dãy oxit sau đây: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.

Dựa vào giá trị hiệu đọ âm điện của 2 nguyên tử trong phân tử hãy xác định loại liên kết trong từng phân tử oxit ( tra giá trị độ âm điện ở bảng 6, trang 45).

Hướng dẫn giải:

 

Na2O, MgO, Al2O3

SiO2, P2O5, SO3

Cl2O7

∆X

2,51     2,13   1,83

( Liên kết ion )

1,54   1,25   0,86

( Liên kết cộng hóa trị có cực)

0,28

(Liên kết cộng hóa trị không cực)

Bài 4 trang 76 sgk hóa học 10

a) Dựa vào giá trị độ âm điện ( F: 3,98 ; O: 3,44 ; Cl: 3,16 ; N: 3,04) hãy xét xem tính phi kim thay đổi như thế nào của dãy nguyên tố sau: F, O, N, Cl.

   b) Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau đây:

   N2, CH4, H2O, NH3

Xét xem phân tử nào có liên kết không phân cực, liên kết phân cực mạnh nhất.

Hướng dẫn giải:

                   F        O         Cl       N

Độ âm điện: 3,98     3,44     3,16    3,14

Nhận xét: tính phi kim giảm dần.

Giải bài tập Hóa 10 bài 7 trang 35

                      N2     CH4     H2O    NH3

Hiệu độ âm điện: 0      0,35   1,24    0,84

Phân tử N2, CH4 có liên kết cộng hóa trị không phân cực. Phân tử H2O có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh nhất trong dãy.

Bài 5 trang 76 sgk hóa học 10

Một nguyên tử có cấu hình electron  1s22s22p3

a) Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra công thức phân tử của hợp chất khí với hidro

b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử đó.

Hướng dẫn giải:

a) Tổng số electron là 7, suy ra số thứ tự của nguyên tố là 7. Có 2 lớp electron suy ra nguyên tố ở chu kì 2. Nguyên tố p có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên thuộc nhóm VA. Đó là ni tơ. Công thức phân tử hợp chất với hidro là NH3

b) Công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử NH3

Giải bài tập Hóa 10 bài 7 trang 35

Bài 6 trang 76 sgk hóa học 10

a) Lấy ví dụ về tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.

b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của các loại tinh thể đó. Giải thích.

c) Tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn? Tinh thể nào dẫn điện được khi nóng chảy và khi hòa tan trong nước?

Hướng dẫn giải:

a) Tinh thể ion: Nacl; MgO; CsBr; CsCl
Tinh thể nguyên tử: Kim cương
Tinh thể phân tử: Băng phiến, iot, nước đá, cacbon đioxit
b) So sánh nhiệt độ nóng chảy:
Lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu lớn nên tinh thể ion rất bền vững. Các hợp chất ion đều khá rắn,khó bay hơi,khó nóng chảy
– Lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể nguyên tử rất lớn, vì vậy tinh thể nguyen tử đều bền vững, khá cững, khó nóng chảy, khó bay hơi.
– Trong tinh thể phân tử các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vây tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi
c) Không có tinh thể nào có thể dẫn điện ở trạng thái rắn.
Tinh thể dẫn điện được nóng chảy và khi hòa tan trong nước là: tinh thể ion

Bài 8 trang 76 sgk hóa học 10

a)  Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu rõ trong các nguyên tố sau đây những nguyên tố nào có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất:

Si, P, Cl, S, C,N, Se, Br.

b) Những nguyên tố nào sau đây có cùng cộng hóa trị trong các hợp chất khí với hidro

P, S, F, Si, Cl, N, As, Te.

Hướng dẫn giải :

a) Những nguyên tố có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất

RO2        R2O5       RO3        R2O7

Si, C       P,N       S, Se      Cl, Br

b) Những nguyên tố có cùng cộng hóa trị trong hợp chất khí với hidro :

   RH4     RH3          RH2             RH

   Si       N, P, As     S, Te        F, Cl

Bài 9 trang 76 sgk hóa học 10

Xác định số oxi hóa của Mn, Cr, Cl, P, S, C, Br :

a) Trong phân tử KMnO4, Na2Cr2O7, KClO3, H3PO4

b) Trong ion: \({NO_{3}}^{-}\), \({SO_{4}}^{2-}\), \({CO_{3}}^{2-}\), \({Br}^{-}\), \({NH_{4}}^{+}\)

Hướng dẫn giải:

a) Trong phân tử: 

Giải bài tập Hóa 10 bài 7 trang 35

b) Trong ion: 

Giải bài tập Hóa 10 bài 7 trang 35
 có số oxi hóa là -1.

Giaibaitap.me


Page 13

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...


Page 14

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...


Page 15

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...


Page 16

Bài 1 trang 88 sgk hoá học 10

Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn không là loại phản ứng oxi hoá - khử ?

A. Phản ứng hoá hợp.                       B. Phản ứng phân hủy.

C. Phản ứng thế trong hoá vô cd.       D. Phản ứng trao đổi.

TRẢ LỜI:    D         đúng,

Bài 2 trang 89 sgk hoá học 10

Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hoá - khử ?

A. Phản ứng hoá hợp                        B. Phản ứng phân hủy

c. Phản ứng thế trong hoá vô cơ        D. Phản ứng trao đổi.

TRẢ LỜI:    C đúng.

Bài 3 trang 89 sgk hoá học 10

Bài 3. Cho phản ứng : M2Ox + HN03 —> M(NO3)3 + ...

Khi x có giá trị là bao nhiêu thì phản ứng trên không  thuộc   loại

phản ứng oxi hoá - khử ?

A. X = 1    B.     x = 2      C.x = 1hoặcx = 2             D. x = 3

Chọn đáp án đúng.

TRẢ LỜI:    D đúng.

Bài 4 trang 89 sgk hoá học 10

Câu nào đúng, câu nào sai trong các câu sau đây :

A. Sự oxi hoá một nguyên tố là lấy bớt electron của nguyên tố đó, là làm cho số oxi hoá của nguyên tố đó tăng lên.

B. Chất oxi hoá là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hoá của nó tăng sau phản ứng.

C. Sự khử một nguyên tô là sự thu thêm electron cho nguyên tố đó, làm cho số oxi hoá của nguyên tố đó giảm xuống.

D. Chất khử là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hoá của nó giảm sau phản ứng.

TRẢ LỜI :       Câu sai : B, D.              Câu đúng : A, C.

Bài 5 trang 89 sgk hoá học 10

Hãy xác định số oxi hoá của các nguyên tố :

a) Nitơ trong NO, NO2, N2O5,  HNO3, HNƠ2, NH3, NH4Cl.

b) Clo trong HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4, CaOCl2-

c) Mangan trong MnO2, KMnO4, K2MnO4; MnSO4.

d) Crom trong K2Cr2O7, Cr2(SO4)3, Cr2O3.

e) Lưu huỳnh trong H2S, SO2, H2SO3, H2SO4, FeS, FeS2.

LỜI G1ẢI

Đặt X là số oxi hoá của nguyên tố ni tơ trong các hợp chất trên ta có

Trong NO: x + (-2) = 0 -> X = +2

Trong NO2: x + 2(-2) = 0 -> x = +4

Trong N2O5 : 2x + 5(-2) = 0 -> x = +5

Trong  HNO3 : (+1) + x + 3(-2) = 0 -> X = +5

Trong HNƠ2 : (+1) + x + 2(-2) = 0 -> X = +3

Trong NH3 : X + 3(+l) = 0 -> X =  -3

Trong NH4Cl: X + 4(+l) + (-1) = 0 -> X = -3.

Cũng giải tương tự như trên ta có:

Giải bài tập Hóa 10 bài 7 trang 35

Bài 6 trang 89 sgk hoá học 10

Cho biết đã xảy ra sự oxi hoá và sự khử những chất nào trong những phản ứng thế sau :

a) Cu + 2AgNO3 —» Cu(NO3)2 + 2Ag

b) Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu

c) 2Na + 2H2O > 2NaOH + H2.

LỜI GIẢI

Sự oxi hoá và sự khử những chất trong phản ứng thế sau :

a) Trong phương trình a

- Sự nhường electron của Cu được gọi là sự oxi hoá nguyên tử đồng.

- Sự nhận electron của ion bạc được gọi là sự khử ion bạc.

b) Trong phương trình b

- Sự nhường electron cúa sắt được gọi là sự oxi hoá nguyên tử sắt.

- Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

c) Trong phương trình c 

- Sự nhường electron của natri được gọi là sự oxi hoá nguyên tử natri.

- Sự nhận electron của ion hiđro gọi là sự khử ion hiđro.

Bài 7 trang 76 sgk hóa học 10

Xác định điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA.

Hướng dẫn giải:

Điện hóa trị  của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA là:

Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA có số electron ở lớp ngoài cùng là 1, có thể nhường 1 electron này nên điện hóa trị là +1

Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng, có thể nhận thêm 2 hay 1 electron vào lớp ngoài cùng nên có điện hóa trị 2- hoặc 1-

Giaibaitap.me


Page 17

Bài 7 trang 89 sgk hoá học 10

Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá, tìm chất oxi hoá và chất khử trong những phản ứng sau :

a) 2H2 + O2 -> 2H2O          b) 2KNO3 -> 2KNO2 + O2

c) NH4NO2 —> N2 + 2H2O    d) Fe2O3 + 2Al —> 2Fe + Al2O3.

LỜI GIẢI

Chất khử và chất oxi hoá trong các phản ứng sau là :

a) Chất khử : H2, chất oxi hoá : O2.

b) KNO3 vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.

c) NH4NO2 vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử

d) Chất khử : Al, chất oxi hoá :  Fe2O3 

Bài 8 trang 90 sgk hoá học 10

Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá, hãy cho biết vai trò các chất tham gia trong các phản ứng oxi hoá - khử sau :

a)             Cl2 + 2HBr  → 2HCI + Br2

b)            Cu + 2H2SO4  → CuSO4 + SO2 + 2H2O

c)             2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O

d)            2FeCl2 + Cl2 —> 2FeCl3.

Trả lời:

Vai trò các chất trong các phán ứng oxi hoá - khử sau là :

a)\({\mathop {Cl}\limits^0 _2} + 2H\mathop {B{\rm{r}}}\limits^{ - 1}  \to 2H\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  + {\mathop {B{\rm{r}}}\limits^0 _2}\)

Chất oxi hóa là Cl2, chất khử là \(\mathop {B{\rm{r}}}\limits^{ - 1}\) (trong HBr).

b)\(\mathop {Cu}\limits^0  + 2{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} S{O_4} + \mathop S\limits^{ + 4} {O_2} \uparrow  + 2{H_2}O\)

Chất oxi hóa là \(\mathop S\limits^{ + 6}\) trong H2SO4, chất khử là Cu

c) \(2H\mathop N\limits^{ + 5} {\mathop O\limits^{ - 2} _3} + 3{H_2}\mathop S\limits^{ - 2}  \to 3\mathop S\limits^0  + 2\mathop N\limits^{ + 2} O \uparrow  + 4{H_2}O\)

Chất oxi hóa là \(\mathop N\limits^{ + 5}\) (trong HNO3), chất khử là \(\mathop S\limits^{ - 2}\) (trong H2S)

d)\(2\mathop {F{\rm{e}}}\limits^{ + 2} C{l_2} + {\mathop {Cl}\limits^0 _2} \to 2\mathop {F{\rm{e}}}\limits^{ + 3} {\mathop {Cl}\limits^{ - 1} _3}\)

Chất oxi hóa là \({\mathop {Cl}\limits^0 _2}\) , chất khử là \(\mathop {F{\rm{e}}}\limits^{ + 2}\) (trong FeCl2)

Bài 9 trang 90 sgk hoá học 10

Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hoá - khử sau đây bằng phương pháp thăng bằng electron và cho biết chất khử, chất oxi hoá ở mỗi phản ứng :

a) Al + Fe3O4 ⟶ Al2O3 + Fe

b) FeSO4 + KМNО4 + H2SO4 ⟶ Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

c) FeS2 + O2  ⟶ Fe2O3 + SO2          

d) KClO3 ⟶ KCl + O2

e) Cl2+ KOH \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow\) KCl + KClO3 + H2O.

Lời giải:

Cân bằng các phương trình oxi hoá - khử sau:

a) 8Al + 3Fe3O4 ⟶ 4Al2O3 + 9Fe

\(\left. \matrix{2{\rm{A}}{l^0} - 2.3{\rm{e}} \to {\rm{2A}}{l^{ + 3}} \hfill \cr 3F{{\rm{e}}^{ + {8 \over 3}}} + 3.{8 \over 3}e \to 3F{{\rm{e}}^0} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 4} \cr { \times 3} \cr} \) 

b) 10FeSO4 + 2KМNО4 + 8H2SO4 ⟶ 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

\(\left. \matrix{2F{{\rm{e}}^{ + 2}} - 2{\rm{e}} \to 2F{{\rm{e}}^{ + 3}} \hfill \cr M{n^{ + 7}} + 5{\rm{e}} \to M{n^{ + 2}} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 5} \cr { \times 2} \cr} \) 

c) 4FeS2 + 11O2  ⟶ 2Fe2O3 + 8SO2↑

\(\matrix{ F{{\rm{e}}^{ + 2}} - 1{\rm{e}} \to F{{\rm{e}}^{ + 3}} \hfill \cr

2{{\rm{S}}^{ - 1}} - 2.5{\rm{e}} \to 2{{\rm{S}}^{ + 4}} \hfill \cr} \)

\(\left. \matrix{Fe{S_2} - 11e \to F{e^{ + 3}} + 2{S^{ + 4}} \hfill \cr O_2^0 - 2.2e \to 2{O_2} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 4} \cr { \times 11} \cr} \) 

d) 2KClO3 ⟶ 2KCl + 3O2↑

\(\left. \matrix{C{l^{ + 5}} + 6e \to Cl \hfill \cr 2{O^{ - 2}} - 2.2e \to {O_2} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 2} \cr { \times 3} \cr} \)

e) 3Cl2 + 6KOH \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow\)  5KCl + KClO3 + 3H2O.

\(\left. \matrix{Cl_2^0 - 10e \to 2C{l^{ + 5}} \hfill \cr Cl_2^0 + 2e \to 2C{l^{ - 1}} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 1} \cr { \times 5} \cr} \)

Bài 10 trang 90 sgk hoá học 10

Có thể điều chế MgCl2 bằng :

- Phản ứng hoá hợp

- Phản ứng thế

- Phản ứng trao đổi.

Viết phương trình hoá học của các phản ứng.

LỜI GIẢI

Điều chế MgCl2 bằng :

- Phản ứng hoá hợp : Mg + Cl2 —-> MgCl2

- Phản ứng thế :  Mg + CuCl2 —-> MgCl2 + Cu

- Phản ứng trao đổi : Mg(OH)2 + 2HCl —-> MgCl2 +  2H2O.

Bài 11 trang 90 sgk hoá học 10

Cho những chất sau : CuO, dung dịch HCl, H2, MnO2.

a) Chọn từng cặp trong những chất đã cho để xảy ra phản ứng oxi hoá - khử và viết phương trình phản ứng.

b) Cho biết chất oxi hoá, chất khử, sự oxi-hoá và sự khử trong những phản ứng hoá học nói trên.

LỜI GIAỈ

Những cặp chất xảy ra phản ứng oxi hoá - khử :

(1) 

(2) MnO2 + 4HCl > MnCl2 + Cl2 + 2H2O

b) Trong phản ứng (1) :

- Nguyên tử hiđro nhường electron là chất khử, sự nhường electron của H2 được gọi là sự oxi hoá nguyên tử hiđro.

- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hoá. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

Trong phản ứng (2) :

-  Ion Clo nhường electron là chất khử. Sự nhường electron của Cl được gọi là sự oxi hoá ion clo.

-  Ion Mn nhận electron là chất oxi hoá. Sự nhận electron của ion Mn được gọi là sự khử ion Mn.

Bài 12 trang 90 sgk hoá học 10

Hòa tan 1,39g muối FeSO4.7H2O trong dung dịch H2SO4 loãng. Cho dung dịch này tác dụng với dung dịch KMnO4 0,1 M. Tính thể tích dung dịch KMnO4, tham gia phản ứng.

Lời giải:

\( n_{FeSO_{4}.7H_{2}O}\) = \( \frac{1,337}{278}\) = 0,005 mol = \( n_{FeSO_{4}}\)

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4  → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 +  8H2O

10 mol      2 mol

0,005mol  → 0,001 mol

\( V_{dd KMnO_{4}}\) = \( \frac{0,001}{0,1}\) = 0,01 lít.

Giaibaitap.me


Page 18

Bài 1 trang 96 sgk Hóa học 10

Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại ?

A. Fe               B. Zn                     C. Cu              D.Ag 

Hướng dẫn giải:

-          Kim loại Zn tác dụng với dung dịch HCl loãng và với khi clo cho cùng loại muối clorua kim loại.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Zn + Cl2  \(\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}\) ZnCl2

-          Kim loại sắt tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí clo cho hai loại muối clorua khác nhau là FeCl2 và FeCl3.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

2Fe + 3Cl2 \(\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}\) 2FeCl3

Ag, Cu không tác dụng với dung dịch HCl

Bài 2 trang 96 sgk Hóa học lớp 10

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?

A. Nguyên tử có khả năng thu thêm 1e.

B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hidro.

C. Có số oxi hóa -1 trong mọi trường hợp.

D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.

Hướng dẫn giải:

Chọn C

Bài 3 trang 96 sgk Hóa học lớp 10

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2)?

A. Ở điều kiện thường là các chất khí.

B. Có tính oxi hóa mạnh .

C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

D. Tác dụng mạnh với nước.

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Bài 4 trang 96 sgk Hóa học lớp 10

So sánh những nguyên tố halogen về các mặt sau:

a)      Cấu tạo nguyên tử và cấu tạo phân tử.

b)      Tính chất vật lí

c)       Tính chất hóa học.

Hướng dẫn giải:

a)      Cấu tạo nguyên tử và cấu tạo phân tử.

-          Giống nhau

+ Sô e ngoài cùng có 7 e. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử halogen đều có 1 electron độc thân.

+ Phân tử 2 nguyên tử, liên kết cộng hóa trị không cực.

+ Cấu hình e lớp ngoài cùng ns2 np5

-          Khác nhau:

+ Bán kính nguyên tử tăng dần từ flo đến iot.

+ Số lớp e tăng dần từ flo đến iot.

+ Lớp ngoài cùng của nguyên tố flo là lớp thứ 2 nên không cvaó phân lớp d. Nguyên tử clo, brom  và iot có phân lớp d còn trống.

+ Ở trạng thái kích thích, nguyên tử clo, brom hoặc iot có thể có 3,5 hoặc 7 e độc thân.

+ Độ âm điện giảm dần từ flo đến iot.

b)      Tính chất vật lí

Trong nhóm halogen, tính chất vật lí biến đổi có quy luật:

Trạng thái tập hợp, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, …

Từ flo đến iot ta nhận thấy

-          Trạng thái tập hợp: từ thể khí chuyển sang thể lỏng và thể khí.

-          Màu sắc: đậm dần.

-          Nhiệt độ nóng chảy, và nhiệt độ sôi: tăng dần.

-          Flo không tan trong nước vì nó phân hủy nước rất mạnh, các halogen khác tan tương đối ít trong nước và tan nhiều trong một số dung môi hữu cơ.

c)       Tính chất hóa học.

Giống nhau:

-          Vì lớp e lớp ngoài cùng có cấu tao tương tự nhau nên các halogen rất giống nhau về tính chất hóa học của đơn chất cũng như về thành phần và tính chất của các hợp chất.

-          Halogen có ái lực với e lớn. Nguyên tử halogen X với 7 e lớp ngoài cùng dễ dàng thu thêm 1 e để trở thành ion âm

X + 1e → X-

-                     Oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo muối halogenua.

Khác nhau:

-                     Khả năng oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot

-                     Phản ứng với kim loại , với hidro, với nước của các halogen cũng có khác nhau.

-                     Flo không thể hiện tính khử không có số oxi hóa dương , còn các halogen khác có tính khử và tính khử tăng dần từ flo đến iot.

Bài 5 trang 96 sgk Hóa học 10

Hãy cho biết quy luật sự biến đổi của nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, màu sắc, độ âm điện của các nguyên tố halogen?

Hướng dẫn giải:

 Quy luật sự biến đổi của nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, màu sắc, độ âm điện của các nguyên tố halogen:

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng.

- Màu sắc đậm dần.

- Độ âm điện giảm dần từ flo đến iot.

Bài 6 trang 96 sgk Hóa học lớp 10

Nêu tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen và giải thích chiều biến đổi tính chất hóa học cơ bản đó.

Hướng dẫn giải:

Tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hóa mạnh, các nguyên tử này rất hoạt động vì chúng dễ thu thêm 1 electron, tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot. Sở dĩ tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.

- Độ âm điện giảm dần từ flo đến iot

- Từ flo qua clo đến brom và iot, lớp electron ngoài cùng càng xa hạt nhân hơn, bán kính nguyên tử tăng dần, lực hút của hạt nhân với electron ngoài cùng càng yếu hơn, làm cho khả năng nhận electron của halogen giảm dần.

Bài 7 trang 96 sgk Hóa học lớp 10

Giải thích vì sao các nguyên tố halogen không có ở trạng thái tự do trong tự nhiên?

Hướng dẫn giải:

Các nguyên tố halogen không có ở trạng thái tự do trong tự nhiên do nguyên tử của các nguyên tố này hoạt động hóa học rất mạnh.

Bài 8 trang 96 sgk Hóa học 10

Cho một lượng đơn chất halogen tác dụng hết với magie thu được 19g magie halogenua. Cũng lượng đơn chất halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8g nhôm halogenua. Xác định tên và khối lượng đơn chất halogen nói trên.

Hướng dẫn giải:

a)      Pt hóa học của phản ứng: Gọi X là kí hiệu nguyên tử khối của halogen:

2Al + 3 X2   →  2AlX3

          6X g         (54+ 6X) g 

             a g            17,8 g

=> a= \(\frac{17,8. 6X}{54 + 6X}\)  (1)

Mg + X2  →  MgX2

          2X g          (24 +2X) g

           a g              19g

=> a = \(\frac{19 + 2X}{24 + 2X}\)    (2)

Cho (1) =  (2) . Giải rút ra X = 35,5 (Cl)

b)       \(m_{Cl_{2}}\) = 14,2g

Giaibaitap.me


Page 19

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...


Page 20

Bài 1 trang 106 sgk Hóa học lớp 10

Cho 20g hỗn hợp bột  Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam ?

  1. 40,5 g                B. 45,5g            C. 55,5g                       D. 65.5g

Hướng dẫn giải:

Chon C

Mg + 2HCl  → MgCl2 + H2

X mol                x mol     x mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Y mol              y mol  y mol

\(\left\{\begin{matrix} 24x + 56y = 20\\ x+y=0,5 \end{matrix}\right.\)

=> x = y = 0,25

\(m_{MgCl_{2}}\) = 0,25 x 95 = 23,75g

\(m_{FeCl_{2}}\) = 0,25 x 127 = 31,75g

Khối lượng muối clorua = 23,75 + 31,75 = 55,5g

Bài 2 trang 106 sgk Hóa học lớp 10

Nêu các tính chất vật lí của khí clorua?

Hướng dẫn giải:

Hdro clorua là khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, khí clorua tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit, ở 0oC một thể tích nước hòa tan 500 thể tích hidro clorua

Bài 3 trang 106 sgk Hóa học lớp 10

Có các chất sau: axit sunfuric, nước, kaliclorua rắn. Hãy viết phương trình của hóa học của các phản ứng để điều chế hidro clorua

Hướng dẫn giải:

2KCl + H2SO4 đ \(\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}\)  K2SO4  + 2HCl

2KCl + H2O  

Giải bài tập Hóa 10 bài 7 trang 35
KOH + H2↑  + Cl2↑

H2  + Cl2\(\overset{as}{\rightarrow}\) 2HCl

Bài 4 trang 106 sgk Hóa học lớp 10

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học của axit clohidric để làm thí dụ:

a)      Đó là những phản ứng oxi hóa khử

b)      Đó không phải là là những phản ứng oxi hóa khử

Hướng dẫn giải:

a)      Axit clohidric tham gia  phản ứng oxi hóa khử đóng vai trò là chất khử:

\(\overset{+6}{K_{2}Cr_{2}O_{7}}\) + 14\(\overset{-1}{HCl}\)→ 3\(\overset{0}{Cl_{2}}\)+ 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O

\(\overset{+4}{PbO_{2}}\)+ 4\(\overset{-1}{HCl}\)→ \(\overset{0}{Cl_{2}}\)+ 2H2O

b)      Axit clohidric tham gia  phản ứng không oxi hóa khử

CaCO3  + 2HCl → CaCl2 + CO2↑  + H2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Bài 5 trang 106 sgk Hóa học 10

Bản chất của các phản ứng điều chế hidro clorua bằng phương pháp sunfat và phương pháp tổng hợp khác nhau như thế nào? Các phương pháp trên đã dựa vào những tính chất hóa học nào của các chất tham gia phản ứng?

Hướng dẫn giải:

Bản chất của phương pháp sunfat là dùng phản ứng trao đổi

NaCl + H2SO4 \(\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}\) NaHSO4 + HCl

Bản chất của phương pháp tổng hợp là dùng phương pháp hóa hợp (phản ứng oxi hóa khử)

H2 + Cl2 \(\overset{as}{\rightarrow}\) 2HCl

Bài 6 trang 106 sgk Hóa học lớp 10

Sục khí Cl2 qua dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra?

Hướng dẫn giải:

Cl2 + H2O \(\rightleftharpoons\) HCl + HClO

2HCl + Na2CO3  → 2NaCl + CO2↑  + H2O

Bài 7 trang 106 sgk Hóa học lớp 10

Tính nồng độ của hai dung dịch axit clohidric trong các trường hợp sau:

a)      Cần phải dùng 150ml dung dịch HCl để kết tủa hoàn toàn 200g dung dịch AgNO3 8,5%.

b)      Khi cho 50g dung dịch HCl vào một cốc đựng NaHCO3 thì thu được 2,24 lít khí ở đktc.

Hướng dẫn giải:

a)    \(n_{AgNO_{3}}\) = \(\frac{200. 8,5 }{100.170}\) = 0,1 mol

Phương trình hóa học của phản ứng:

HCl         +       AgNO3  → AgCl↓  + HNO3

0,1 mol ←   0,1 mol

CM(HCl) = \(\frac{0,1}{0,15}\) = 0,67 mol/l

b)  \(n_{CO_{2}}\) = \(\frac{2,24}{22,4}\) = 0,1 mol

  Phương trình hóa học của phản ứng:

HCl + NaHCO3 →  NaCl + CO2 ↑  + H2O

0,1 mol                            0,1 mol

C%HCl  = \(\frac{36,5. 0,1}{50}\) x 100% = 7,3%

 Giaibaitap.me


Page 21

Bài 1 trang 108 sgk Hóa học lớp 10

Chọn câu đúng cho các câu sau:

A. Clorua vôi là muối tạo bởi một kim loại liên kết với một loại gốc axit.

B.  Clorua vôi là muối tạo bởi một kim loại liên kết với hai loại gốc axit.

C. Clorua vôi là muối tạo bởi hai kim loại liên kết với một loại gốc axit.

D. Clorua vôi không phải là muối .

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Bài 2 trang 108 sgk Hóa học lớp 10

Nêu tính chất hóa học chính và ứng dụng của nước Gia- ven, clorua vôi.

Hướng dẫn giải:

a)      Tính chất hóa học của nước Gia- ven

-          Nước Gia-ven là hỗn hợp muối NaCl và NaClO là muối của axit yếu, trong không khí tác dụng với CO2 cho HClO không bền có tính oxi hóa mạnh.

NaClO + CO2 + H2O  → NaHCO3 + HClO

2HClO → 2HCl + O2

-          Nước Gia- ven không để được lâu, có tính oxi hóa mạnh.

b)      Tính chất hóa học của clorua vôi

-          Clorua có tính oxi hóa mạnh, khi tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí Clo:

  CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2↑  + H2O

-          Trong không khí ẩm, clorua vôi tác dụng với CO2

 2CaOCl2  + CO2 + H2O → CaCO3 ↓ + CaCl2 + 2HClO

c)       Ứng dụng của nước Gia-ven và clorua vôi

-          Ứng dụng của nước Gia-ven

Dùng để tẩy trắng sợi vải, giấy. Nó cũng được dùng để khử mùi,sát trùng khi tẩy uế nhà vệ sinh hoặc những khu vực bị ô nhiễm khác.

-          Ứng dụng của clorua vôi:

Cũng dùng để tẩy trắng sợi vải, giấy, để tẩy uế các hố rác, cống rãnh. Do khả năng tác dụng nhiều với chất hữu cơ, clorua vôi dùng để xử lí các chất độc. Một lượng lớn clorua vôi được dùng trong việc tinh chế dầu mỏ

Bài 3 trang 108 sgk Hóa học lớp 10

Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất: NaCl, MnO2, NaOH và H2SO4 đặc ta có thể điều chế được nước Gia-ven không? Viết phương trình hóa học của các phản ứng.

Hướng dẫn giải:

-          Điều chế HCl từ NaCl, H2SO4 đặc, H2O

NaCl + H2SO4  NaHSO4 + HCl↑

Hấp thụ khí hidro clorua vào nước được dung dịch axit HCl.

-          Từ axit HCl và MnO2 điều chế Cl2

MnO2  + 4HCl  →  MnCl2  + 2H2O  + Cl2

-          Từ Cl2 và dung dịch NaOH điều chế nước Gia-ven
Cl2   + 2NaOH  →  NaCl + NaClO + H2O

Bài 4 trang 108 sgk Hóa học lớp 10

Có những sơ đồ phản ứng hóa học sau:

a)      Cl2 + H2O      →   HCl + HClO

b)      CaOCl2 + HCl →  CaCl2 + Cl2 + H2O

c)       Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O

d)      HCl + KClO3  →  KCl + Cl2 + H2O

e)      NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO

g)      CaOCl2   → CaCl2  +  O2

Cho biết những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử và vai trò của các chất tham gia phản ứng oxi hóa khử. Hoàn thành phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải:

Những phản ứng sau là phản ứng oxi hóa khử:

a) \(\overset{0}{Cl_{2}}\) +  H2O      →\(\overset{+1}{HCl}\)  + \(\overset{-1}{HClO}\)

 

Giải bài tập Hóa 10 bài 7 trang 35
  Cl2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.

b) 

Giải bài tập Hóa 10 bài 7 trang 35
 + 2HCl →  CaCl2 + Cl2 + H2O

 CaOCl2 : phân tử tự oxi hóa khử, HCl đóng vai trò môi trường

c) \(\overset{0}{Cl_{2}}\) + 6KOH → \(\overset{-1}{KCl}\) + \(\overset{+5}{KClO_{3}}\) +  H2O

Giải bài tập Hóa 10 bài 7 trang 35
 Cl2 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

d) 6\(\overset{-1}{HCl}\) + \(\overset{+5}{KClO_{3}}\) → \(\overset{-1}{KCl}\) + 3\(\overset{0}{Cl_{2}}\) +3H2O

Giải bài tập Hóa 10 bài 7 trang 35
 HCl là chất khử, KClO3 là chất oxi hóa

g) 2CaOCl2   → 2\(\overset{-1}{CaCl_{2}}\) + \(\overset{0}{O_{2}}\)

Giải bài tập Hóa 10 bài 7 trang 35
 CaOCl2: phân tử tự oxi hóa

Bài 5 trang 108 sgk Hóa học 10

Trong phòng thí nghiệm có canxi oxit, nước, MnO2, axit H2SO4 70% (D = 1,61g/cm3) và NaCl. Hỏi cần phải dùng những chất gì và với lượng chất là bao nhiêu để điều chế 254 g clorua vôi?

Hướng dẫn giải:

\(n_{CaOCl_{2}}\) =\(\frac{254}{127}\) =  2 mol

Phương trình hóa học của phản ứng:

CaO + H2O → Ca(OH)2

2 mol                 2 mol

NaCl + H2SO4 \(\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}\) NaHSO4  + HCl

8 mol                                      8 mol

MnO2+ 4HCl → MnCl2  +  Cl2  +2H2O

2mol      8mol                      ← 2 mol

Cl2  +  Ca(OH)2  →   CaOCl2  + H2O

2 mol ←2 mol     ←  2 mol

Khối lượng các chất:

\(m_{MnO_{2}}\) = 87 x 2 = 174 g

\(n_{H_{2}SO_{4}}\) = 8 mol →\(m_{H_{2}SO_{4}}\) = 8 x 98 = 784 g

\(V_{dd H_{2}SO_{4} }\) = \(\frac{784 . 100}{70. 1,06}\) = 1056,60ml

nNaCl = 8 mol   → mNaCl  = 8 x 58,5 = 468g

nCaO = 2 mol  → mCaO = 56 x 2 = 112 g

Giaibaitap.me


Page 22

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...


Page 23

Bài 6 trang 113 sgk Hóa học lớp 10

Sẽ quan sát được hiện tượng gì  khi ta thêm dần dần nước clo vào dung dịch kali iotua có chứa sẵn một ít hồ tinh bột? Dẫn ra phương trình hóa học của phản ứng mà em biết.

Hướng dẫn giải:

-          Khí Cl2 oxi hóa KI thành I2, Cl2 và I2 tan tong nước, do đó xuất hiện dung dịch màu vàng nâu.

Cl2 + KI → 2KCl + I2

-          Sau đó dung dịch vàng nâu chuyển sang màu xanh do iot tác dụng với hồ tinh bột.do m

-          Do thêm dần dần nước clo, nên màu xanh của hồ tinh bột và iot cũng bị mất màu, do một phần khí Cl2 tác dụng với nước tạo ra axit HClO có tính oxi hóa mạnh, axit này làm mất màu xanh của tinh bột và iot.

Cl2 + H2O \(\rightleftharpoons\) HCl + HClO

Bài 7 trang 114 sgk Hóa học lớp 10

Ở điều kiện tiêu chuẩn, 1 lít nước hòa tan 350 lít khí HBr. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit bromhidric thu được.

Hướng dẫn giải:

nHBr =\(\frac{350}{22,4}\) = 15,625 mol

→ mHBr  = 15,625 x  81 =1265,625 g

C%HBr = \(\frac{1265,625. 100}{1000+1265,625 }\) = 55,86%

Bài 8 trang 114 sgk Hóa học 10

Cho 1,03 gam muối natri halogenua (A) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa , kết tủa sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 g bạc. Xác định tê muối A.

Hướng dẫn giải:

nAgX  = nAg =\(\frac{1,08}{ 108 }\) = 0,01 mol

Phương trình hóa học của phản ứng:

Đặt X là kí hiệu, nguyên tử khối của halogen

NaX + AgNO3  → AgX↓ + NaNO3

0,01 mol               0,01 mol

2AgX   →  2Ag + X2

0,01 mol    0,01 mol

MNaX =\(\frac{1,03}{ 0,01 }\) = 103

→ X = 103 -23 = 80 (Br)

Bài 9 trang 114 sgk Hóa học 10

Tính khối lượng CaF2 cần dùng để điều chế 2,5 kg dung dịch axit flohidric nồng độ 40%. Biết hiệu suất phản ứng là 80%.

Hướng dẫn giải:

mHF =\(\frac{40 . 2,5}{100 }\) = 1kg

Phương trình phản ứng hóa học:

CaF2  +  H2SO4      CaSO4    +  2HF

78kg                                            40kg

X kg                                              1 kg

 \(m_{CaF_{2}}\) cần dùng:   \(\frac{1,95. 100}{80}\) = 2,4375 kg           

Bài 10 trang 114 sgk Hóa học 10

Làm thế nào để phân biệt dung dịch NaF và dung dịch NaCl ?

Hướng dẫn giải:

Cho dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu thử chứa dung dịch NaF và dung dịch NaCl, mẫu thử nào có kết tủa trắng  là NaCl, còn lại không tác dụng là NaF.

AgNO3 + NaF → không phản ứng( AgF dễ tan trong nước)

AgNO3  + NaCl → AgCl ↓ + NaNO3

Bài 11 trang 114 sgk Hóa học 10

Iot bị lẫn tạp chất NaI . Làm thế nào để loại bỏ tạp chất đó.

Hướng dẫn giải:

Iot bị lẫn tạp chất NaI vào nước, sau đó sục khí clo vào dung dịch để oxi hóa I- thành I2, để tận thu  I2 ta đun nóng nhẹ ở áp suất khí quyển, I2 thăng hoa thành hơi màu tím.

             Cl2  +  NaI → 2NaCl + I2

Giaibaitap.me


Page 24

Bài 1 trang 118 sgk Hóa học lớp 10

Dãy nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần?

A. HCl, HBr, HI, HF

B. HBr, HI, HF, HCl

C. HI, HBr, HCl, HF

D. HF, HCl, HBr, HI

Hướng dẫn giải:

C đúng

Bài 2 trang 118 sgk Hóa học lớp 10

Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng?

A. NaF                                       C. NaBr

B. NaCl                                      D. NaI

Hướng dẫn giải:

Chọn A

Bài 3 trang 118 sgk Hóa học lớp 10

Trong các phản ứng hóa học sau:

             SO2  + Br2  + 2H2O  →  H2SO4 + 2HBr

Brom đóng vai trò gì?

A. Chất khử.

B. Chất oxi hóa.

C. Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử.

Chọn đáp án đúng.

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Bài 4 trang 118 sgk Hóa học lớp 10

Chọn câu đúng khi nói về flo, clo, brom,iot:

A. Flo có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa mãnh liệt với nước.

B. Clo có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được nước.

C. Brom có tính oxi hóa mạnh, tuy yếu hơn flo và clo nhưng nó cũng oxi hóa được nước.

D. Iot có tính oxi hóa yếu hơn flo, clo, brom nhưng nó cũng oxi hóa được nước.

Hướng dẫn giải:

Chọn A

Bài 5 trang 119 sgk Hóa học 10

Một nguyên tố halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s24p5.

a)      Viết cấu hình electron nguyên tử đầy đủ của nguyên tố trên.

b)      Cho biết tên, kí hiệu và cấu tạo phân tử của nguyên tố hóa này.

c)       Nêu tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố này và dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa

d)      So sánh tính chất hóa học của nguyên tố này với hai nguyên tố halogen khác đứng trên và dưới nó trong nhóm halogen và dẫn ra phản ứng để minh họa.

Hướng dẫn giải:

a)      Halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s24p5.

Cấu hình đầy đủ là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 3d10 4s24p5

b)      Tên nguyên tố là brom, kí hiệu là Br, công thức phân tử Br2

c)       Tính chất hóa học của nguyên tố này là tính oxi hóa.

-          Brom phản ứng với nhiều kim loại

3Br2 + 2Al → Al2Br3

-          Brom tác dụng với nước tương tự như clo nhưng khó khăn hơn.

Br2 + H2O \(\rightleftharpoons\) HBr + HbrO

-          Brom thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxxi hóa mạnh.

Br2 + 5Cl2 + H2O → 2HbrO3 + 10HCl

-          Brom có thể oxi hóa muối iotua thành iot.

Br2 + NaI → 2NaBr + I2

d)      So sánh tính chất hóa học của brom với clo và iot.

Brom có tính oxi hóa yếu hơn clo nhưng mạnh hơn iot nên

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Br2 + NaI → 2NaBr + I2

                                       uô

Bài 6 trang 119 sgk Hóa học lớp 10

Có những chất sau: KMnO4, MnO2, K2Cr2O7 và dung dịch HCl

a)      Nếu các chất oxi hóa có khối lượng bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí clo nhiều nhất?

b)      Nếu chất oxi hóa có số mol bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng khí clo nhiều hơn?

Hãy trả lời đúng bằng cách tính toán trên cơ sở các phương trình phản ứng.

Hướng dẫn giải:

a)       

Giả sử lấy lượng mỗi chất là a gam.

MnO2 + 4HCl          →       MnCl2 + Cl2  + 2H2O           (1)

2KMnO4  + 14 HCl  →   2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2  + 8H2O   (2)

K2Cr2O7  + 14 HCl →  2CrCl2 + 2KCl + 3Cl2  + 7H2O          (3)

Vậy dùng : KMnO4 điều chế được nhiều Cl2 hơn

b)      Nếu số mol các chất bằng n mol

Theo (1) nmol MnO2   →  nmol Cl2

Theo (2) nmol KMnO4  → 2,5 nmol Cl2

Theo (3) nmol K2Cr2O7 → 3nmol Cl2

Ta có: 3n > 2,5n > n

Vậy dùng K2Cr2O7 được nhiều hơn Cl2 hơn

Giaibaitap.me


Page 25

Bài 7 trang 119 sgk Hóa học lớp 10

Tính khối lượng HCl bị oxi hóa bởi MnO2 biết rằng khí Cl2 sinh ra trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7 I2 từ dung dịch NaI.

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học của phản ứng:

Cl2  +  2NaI → 2NaCl + I2

71g                                 (2 x 127)g                 

X g                                 12,7g

X = 3,55g

4HCl + MnO2  →  MnCl2  +  Cl2  + 2H2O

(4 x 36,5g)                                 71g

Y g                                             3,55 g

Y = 7,3g

Khối lượng HCl cần dùng là 7,3g

Bài 8 trang 119 sgk Hóa học lớp 10

Nêu các phản ứng chứng minh rằng tính oxi hóa của clo mạnh hơn brom và iot.

Hướng dẫn giải:

Clo oxi hóa dễ dàng Br – tronh dung dịch muối bromua và I- trong dung dịch muối iotua.

Cl2  + 2NaBr  →  2NaCl + Br2

Cl2  + 2NaI  →  2NaCl + I2

Bài 9 trang 119 sgk Hóa học 10

Điều chế flo, người ta phải điện phân dung dịch KF trong hidro florua lỏng đã được loại bỏ hết nước. Vì sao phải tránh sự có mặt của nước?

Hướng dẫn giải:

Khi điện phân hỗn hợp KF trong HF lỏng khan đã được loại bỏ hết nước. Sở dĩ phải tránh sự có mặt của nước vì flo tác dụng với nước cho thoát ra O2

2F2   +  2H2O  →  4HF + O2 ↑

Phản ứng thật ra rất phức tạp: đầu tiên phải có phản ứng hóa học:

F2 +  H2O  →  2HF + O

Một số nguyên tử oxi kết hợp với flo cho OF2. Như vậy ta điều chế không được flo nguyên chất.

Bài 10 trang 119 sgk Hóa học 10

Trong một dung dịch có hòa tan 2 muối NaBr và NaCl. Nồng độ phần trăm của mỗi muối trong dung dịch đều bằng nhau và bằng C%. Hãy xác định nồng độ C% của 2 muối trong dung dịch, biết rằng 50g dung dịch hai muối nói trên tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch AgNO3 8%, có khối lượng riêng D = 1,0625 g/cm3.

Hướng dẫn giải:

\(n_{AgNO_{3}}\) = \(\frac{50. 1,0625. 8}{100. 70}\) = 0, 025 mol

Phương trình hóa học của phản ứng:

NaBr + AgNO3    →   AgBr↓  +  NaNO3

X mol     x mol             x mol

NaCl  +  AgNO3  →  AgCl↓   + NaNO3

Y mol     y mol             y mol

Biết nồng độ phần trăm của mỗi muối trong dung dịch bằng nhau và khối lượng dung dịch là 50g, do đó khối lượng NaCl bằng khối lượng NaBr.

Ta có hệ phương trình đại số:\(\left\{\begin{matrix} x +y = 0,025\\ 103x = 58,5 y \end{matrix}\right.\)

Giải ra , ta có x = 0, 009 mol NaBr

→ mNaBr = mNaCl  = 103 x 0,009 = 0,927g

C% = \(\frac{0,927}{50}\) x 100% = 1,86%

Bài 11 trang 119 sgk Hóa học lớp 10

Cho 300 ml một dung dịch có hòa tan 5,85 g NaCl tác dụng với 200 ml dunh dịch có hòa tan 34 g AgNO3, người ta thu được một kết tủa và nước lọc.

a)      Tính khối lượng chất kết tủa thu được.

b)      Tính nồng độ mol của các chất còn lại trong nước lọc. Cho rằng thể tích nước lọc thu được thay đổi không đáng kể.

Hướng dẫn giải:

nNaCl =\(\frac{5,85}{58,5}\) = 0,1 mol;   \(n_{AgNO_{3}}\) = \(\frac{34}{170}\) = 0,2 mol

a)      Phương trình hóa học của phản ứng:

NaCl +     AgNO3   →   AgCl↓   + NaNO3

0,1 mol  0,1 mol         0,1 mol      0,1 mol

mAgCl = 143,5 x 0,1 = 14,35g

b)      Vdd = 300 + 200 = 500 ml

\(n_{AgNO_{3}du}\) = 0,2 - 0,1 = 0,1 mol

\(C_{M(NaNO_{3})}\) = \(C_{M(AgNO_{3})}\) = \(\frac{0,1}{0,5}\) = 0,2 mol/l

Bài 12 trang 119 sgk Hóa học lớp 10

cho 69, 6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường).

a)      Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b)      Xác định nồng độ mol/l của những chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng tinh thể của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.

Hướng dẫn giải:

nNaOH  = 0,5 x 4 = 2 mol

a)      Phương trình hóa học của phản ứng :

MnO2  + 4 HCl   → MnCl2  +  Cl2   +2H2O

0,8 mol                    0,8mol     0,8 mol

Cl2   +     2NaOH     →  NaCl  +  NaClO   +  H2O

0,8 mol → 1,6 mol       0,8mol   0,8mol

b)      Nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch sau phản ứng:

CM(NaCl)  = \(C_{M\left ( MnCl_{2} \right )}\) = CM(NaClO) =\(\frac{0,8}{0,5}\) = 1,6 mol/l

CM(NaOH)dư  =  \(\frac{2. 1,6}{0,5}\) = 0,8 mol/l

Bài 13 trang 119 sgk Hóa học lớp 10 

Khí oxi có lẫn các tạp chất khí là clo. Làm thế nào để lạo bỏ tạp chất đó?

Hướng dẫn giải:

Cho hỗn hợp qua dung dịch NaOH, khí clo tác dụng với dung dịch NaOH, ta thu được khí O2

Cl2   +     2NaOH     →  NaCl  +  NaClO   +  H2O

 Giaibaitap.me


Page 26

Bài 1 - Trang 127 - SGK Hóa học 10

Hãy ghép cấu hình electron với nguyên tử thích hợp :

Cấu hình electron                          Nguyên tử

A. 1s22s22p5                                       a) Cl

B. 1s22s22p4                                        b) S

C. 1s22s22p63s23p4                              c) O

D. 1s22s22p63s23p5                              d) F          

Hướng dẫn.

A với d) ;           B với c);           C với b);              D với a);

Bài 2 - Trang 127 - SGK Hóa học 10

Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực?

A. H2S.                B. O2.                  C. Al2S3                  D. SO2.

Trả lời.

Đáp án B.

Bài 3 - Trang 127 - SGK Hóa học 10

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng : 

a) Oxi và ozon đều có tính oxi hóa.

b) Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

Hướng dẫn.

a) Oxi và ozon đều có tính oxi hóa.

(1) Tác dụng với kim loại, oxi tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Pt, Au, Ag... còn ozon tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt.

3Fe + 2O2 \(\overset{t^{o}cao}{\rightarrow}\) Fe3O4

2Ag + O3 -> Ag2O + O2

(2) Tác dụng với phi kim.

 4P + 5O2 -> 2P2O5

2C + 2O3 -> 2CO2 + O2

(3) Tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ :

C2H5OH + 3O2 -> 2CO2 + 3H2O

2H2S + 3O2 -> 2SO2 + 2H2O

b) Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

- Oxi không tác dụng được với Ag, nhưng Ozon tác dụng được :

2Ag + O3 -> Ag2O + O2

O2 không oxi hóa được I-  nhưng O3 oxi hóa được thành I2 :

2KI + O3 + H2O -> I2 + 2KOH + O2

-So với phân tử O2, phân tử O3 kém bền , dễ bị phân hủy .

O3 -> O2 +  O ;     2O -> O2

Oxi dạng nguyên tử hoạt động mạnh hơn oxi dạng phân tử nên ozon hoạt động mạnh hơn oxi.

Bài viết

Bài 4 - Trang 127 - SGK Hóa học 10

Hãy trình bày các phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Tại sao không áp dụng phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm cho công nghiệp và ngược lại ?

Hướng dẫn.

Phương pháp điều chế oxi :

a) Trong phòng thí nghiệm.

Trong phòng thí nghiệm được điều chế bằng cách phân hủy những hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt.

2KClO3 \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow\) 2KCl + 3O2

2KMnO­4 \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow\) K2MnO2 + MnO2 + O2

b)Trong công nghiệp.

- Từ không khí : Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

- Từ nước : Điện phân nước trong môi trường H2SO4 hoặc NaOH:

   2H2O (điện phân) -->  2H2 + O2 

Người ta không áp dụng phương pháp trong phòng thí nghiệm cho công nghiệp và ngược lại vì trong phòng thí nghiệm chỉ cần lượng nhỏ oxi, còn trong công nghiệp cần một lượng lớn, giá thành rẻ.

Bài 5 - Trang 127 - SGK Hóa học 10

Hãy cho biết những ứng dụng của khí oxi và khí ozon.

Hướng dẫn.

Ứng dụng của khí oxi :

- Oxi có vai trò quyết định sự sống của con người và động vật.

- Oxi cần trong công nghiệp hóa chất, luyện thép, hàn cắt kim loại…

Ứng dụng của ozon :

- Trong thương mại, người ta dùng ozon để tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn và nhiều chất khác.

- Trong đời sống, người ta dùng ozon để khử trùng nước ăn, khử mùi. Trong y khoa, ozon được dùng để chữa sâu răng.

Bài 6 - Trang 127 - SGK Hóa học 10

Cho hỗn hợp  khí oxi và ozon. Sau một thời gian, ozon bị  phân hủy hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%.

(Phương trình hóa học là 2O3 -> 3O­2 )

a) Hãy giải thích sự tăng lên của hỗn hợp khí.

b) Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí.

(Biết các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).

Hướng dẫn.

Đặt x và y lần lượt là số mol của O2 và O3 trong hỗn hợp

2O3 -> 3O­2

y         1,5y

Trước phản ứng (x + y) mol hỗn hợp.

Sau phản ứng (x + 1,5y) mol.

Số mol tăng là (x + 1,5y) – (x + y) = 0,5y.

b) 0,5y tương ứng với 2% => y tương ứng với 4%.

Vậy thành phần phần trăm khí oxi là 96% và ozon là 4%.

Giaibaitap.me