Làm lại bằng lái xe máy nhà Trang

Làm lại bằng lái xe máy nhà Trang

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục, giấy tờ, lệ phí xin cấp lại giấy phép lái xe (bằng lái xe) ô tô (B1, B2), mô tô (A1, A2) khi bị mất phải làm lại như thế nào trong trường hợp còn hồ sơ gốc hoặc hồ sơ gốc đã bị mất.

1. Đơn đề nghị đổi, cấp lại Giấy phép lái xe

2. Giấy chứng nhận sức khỏe của người lái xe do Bệnh viện đa khoa cấp quận huyện trở lên cấp, thời gian khám sức khỏe trong vòng 6 tháng trở lại (trường hợp cấp lại GPLX không thời hạn A1, A2, A3 thì không cần)

3. Hồ sơ lái xe gốc phù hợp với giấy phép lái xe (Nếu còn giữ)

4. Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu gồm: CMND, CCCD, hộ chiếu (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người VN định cư ở nước ngoài).

TẢI VỀ CÁC MẪU TRÊN TẠI ĐÂY

Lưu ý:

Khi đến làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe, người lái xe sẽ được chụp ảnh tại chỗ, không phải mang theo ảnh chụp sẵn.
- Ảnh dán trong Giấy chứng nhận sức khỏe lái xe là ảnh 4x6, có nền trắng (ra tiệm ảnh nói chụp ảnh GPLX là họ biết).
- Nếu GPLX bị mất quá hạn từ 3 tháng trở lên phải thi sát hạch lại nên sẽ có thêm mẫu "Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe"

- Khi đến nộp hồ sơ, người nộp xuất trình CMND, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhận được giấy hẹn trả kết quả.

- Thời gian nhận hồ sơ vào các ngày trong tuần (từ thứ hai đến thứ 6 và sáng thứ 7 - sáng từ 7h đến 11h30; chiều từ 13h đến 16h30), ngày lễ, tết nghỉ.

Một số lưu ý:

- Nếu hồ sơ gốc còn thì nộp, nếu mất thì thôi, không bắt buộc.
- Nếu đi nộp giùm hồ sơ phải có giấy ủy quyền theo quy định. Nên đi trực tiếp vì còn liên quan đến chụp hình.

Cụ thể gồm các trường hợp sau:

1. Giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại, không phải thi sát hạch. Thời hạn cấp lại bằng lái: sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí (nếu không phát hiện GPLX đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch).

2. Giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, phải dự sát hạch lại, cụ thể:

a) Quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm, dự sát hạch lại lý thuyết;

b) Quá hạn từ 01 năm trở lên, sát hạch lại lý thuyết và thực hành.

(Quy định tại Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ)

Một số lưu ý: 

- Thời gian xác minh bằng lái tối đa là 60 ngày, đây là thời gian để sở GTVT xác minh tại CSGT, Thanh tra giao thông các địa phương xem bằng lái có đang bị tạm giữ không.
- Thời gian xem xét cấp lại giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc (thứ 7, CN không tính ), kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch. - Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe cấp lại, được tính theo ngày trúng tuyển của giấy phép lái xe cũ.

- Sở GTVT nơi cấp lại giấy phép lái xe cho các trường hợp bị mất sẽ gửi thông báo hủy giấy phép lái xe cũ tới các cơ quan liên quan.

Bước 4: Nhận giấy phép lái xe và hồ sơ gốc

Theo thời hạn trên giấy hẹn, đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Giao thông vận tải hoặc Trung tâm dịch vụ hành chính công để nhận GPLX mới và hồ sơ gốc hoặc đăng ký dịch vụ chuyển phát để nhận GPLX ngay tại nhà.

* Mức thu lệ phí:

1. Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000đ/GPLX

2. Lệ phí sát hạch thi lý thuyết và thực hành

a) Đối với thi sát hạch lái xe mô tô (hạng xe A1, A2, A3, A4):

+ Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần;

+ Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần.

b) Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F):

+ Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần;

+ Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần;

+ Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.

(Các mức phí trên quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng)

3. Lệ phí khám sức khỏe lái xe (không tính xét nghiệm, X-quang): 120.000 đồng/người (quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BYT). Tổng các chi phí: 360.000 đồng (nếu bao gồm xét nghiệm ma túy).

Video hướng dẫn thủ tục cấp lại bằng lái xe máy bị mất:

Video hướng dẫn thủ tục cấp lại GPLX ô tô bị mất:

Tham khảo thêm các thủ tục liên quan đến giấy phép lái xe

Làm lại bằng lái xe máy nhà Trang

  • Làm lại bằng lái xe máy nhà Trang
    1
  • Làm lại bằng lái xe máy nhà Trang
    0
  • Làm lại bằng lái xe máy nhà Trang
    1021

Theo quy định của nhà nước, người đủ 18 tuổi trở lên sẽ được cấp bằng lái xe máy. Sau khi được cấp, rất nhiều người lại bị mất. Để lấy lại, bạn phải làm thủ tục xin cấp lại bằng lái xe máy. Nhưng làm thế nào mới đúng quy trình và nhanh nhất? 

Một khi làm mất giấy phép lái xe thì bạn cần phải nhanh chóng xin nhà nước cấp lại để việc đi đường được đảm bảo đúng luật quy định. Việc cấp lại giấy tờ này bao gồm nhiều giấy tờ, thủ tục và lệ phí rất phức tạp. Chính vì vậy, nếu bạn có hiểu biết trước về thủ tục xin cấp lại bằng lái xe máy thì mọi việc sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn.

Làm lại bằng lái xe máy nhà Trang

Thủ tục xin cấp lại bằng lái xe máy đúng quy định Nhà nước

Chuẩn bị hồ sơ

Bước đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị một bộ hồ sơ theo đúng quy định của nhà nước bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe. Các mẫu đơn này bạn hoàn toàn có thể mua được ở các nhà sách hoặc các tiệm photocopy. Nhớ điền tất cả thông tin trước khi đến để tránh mất thời gian.
  • Tiếp đến để làm thủ tục xin cấp lại bằng lái xe máy, bạn cần đi khám bệnh tại các bệnh viện đa khoa từ cấp huyện trở lên để hoàn thành Giấy chứng nhận sức khỏe của người lái xe. Lưu ý rằng thời gian khám phải bắt buộc trong vòng 6 tháng trở lại. 
Làm lại bằng lái xe máy nhà Trang

Hồ sơ cần chuẩn bị cho thủ tục xin cấp lại bằng lái xe máy

  • Bản sao và bản chính của chứng minh nhân dân để thực hiện đối chiếu. Đối với đối tượng là người nước ngoài hoặc người Việt định cư ở nước ngoài thì cần chuẩn bị hộ chiếu nhưng vẫn còn thời hạn sử dụng. 
  • Hồ sơ lái xe bản gốc ( cái này nếu bạn còn giữ thì tốt, không có cũng không bắt buộc)
  • Về phần hình, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 tấm 4x6 phông nền trắng cho Giấy chứng nhận sức khỏe. Còn lại bạn sẽ được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp khi đến làm. 

Nộp hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe máy ở đâu? 

Sở giao thông vận tải sẽ là nơi tiếp nhận và trả kết quả cấp lại giấy phép lái xe. Khi đến, bạn chỉ cần nộp những thứ đã chuẩn bị cho cán bộ tại đây. Nếu hồ sơ của bạn hợp lệ thì sẽ được hẹn ngày trả kết quả. Thời gian làm việc của Sở giao thông từ thứ 2 đến sáng thứ 7 là:

  • Sáng: 7h đến 11h30
  • Chiều: 13h đến 16h30

Chính vì vậy, để thuận tiện cho bạn trong thủ tục xin cấp lại bằng lái xe máy, bạn nên chọn thời gian cho phù hợp để khỏi chờ đợi. Sau khi nộp hồ sơ, nếu cơ quan nhà nước không phát hiện giấy phép lái xe của bạn bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ thì sau 2 tháng, bạn sẽ được cấp lại giấy phép lái xe. Thêm một lưu ý nữa, nếu đi nộp dùm thì cần phải có giấy ủy quyền mới hợp lệ. 

Làm lại bằng lái xe máy nhà Trang

Hướng dẫn thủ tục xin cấp lại bằng lái xe máy nhanh nhất

Đặc biệt, giấy phép lái xe bị mất của bạn đòi hỏi phải còn thời hạn sử dụng hoặc mới hết thời hạn sử dụng dưới 3 tháng thì bạn mới được xem xét cấp lại giấy phép lái xe. Còn đối với trường hợp, giấy phép lái xe bị mất quá thời hạn trên 3 tháng thì bạn phải dự thi sát hạch lại. Do đó, bạn cần nhanh chóng làm thủ tục xin cấp lại bằng lái xe máy sớm nhất có thể. 

Lệ phí cấp lại giấy phép lái xe máy

Để cấp lại giấy phép lái xe, bạn phải đóng một mức lệ phí là 135.000 đồng cho 1 giấy phép lái xe. Tuy nhiên, nếu bạn phải thực hiện thi sát hạch thì bện cạnh lệ phí này, bạn phải đóng thêm 40.000 đồng/ lần cho sát hạch lý thuyết và 50.000 đồng/ lần cho phần thực hành. 

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin và thuận tiện hơn trong việc làm thủ tục xin cấp lại bằng lái xe máy.