Ngành quản lý chuỗi cung ứng là gì

Ngành quản lý chuỗi cung ứng là gì

Nhắc đến nhóm ngành kinh doanh – quản lý, chắc nhiều bạn sẽ nghĩ đến các ngành như: Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Kinh doanh quốc tế, Marketing,… mà quên mất một ngành học đang  cực kỳ hot hiện nay – Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Vậy quản lý chuỗi cung ứng là gì? Những thông tin gì cần biết? Tất cả sẽ được giới thiệu trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Ngành này có tên tiếng Anh là Supply Chain Management (SCM) là việc quản lý dòng hàng hóa và dịch vụ  gồm tất cả các quy trình từ việc biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng. SCM liên quan đến việc tổ chức các hoạt động phía nguồn cung của doanh nghiệp một cách hợp lý để tối đa hóa giá trị khách hàng từ đó đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

Dựa vào khái niệm trên, các bạn đã hiểu ngành Quản lý chuỗi cung ứng là gì chưa?

Ngành quản lý chuỗi cung ứng là gì
Định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng và Logistics có gì khác nhau

Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Có gì khác với Logistics? Logistics là quá trình từ việc lên kế hoạch, áp dụng đến kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin có liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng từ điểm xuất phát tới nơi tiêu thụ.

Nếu so sánh hai định nghĩa ngành logistics & quản lý chuỗi cung ứng, bạn có thể thấy sự khác nhau cơ bản. Khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn và bao hàm cả logistics và quá trình sản xuất. Ngoài ra, chuỗi cung ứng chú trọng nhiều hơn đến hoạt động mua hàng (procurement) trong khi logistics giải quyết chiến lược và phối hợp giữa marketing và sản xuất.

Tại sao phải quản lý chuỗi cung ứng

Tại sao phải quản trị chuỗi cung ứng? Có thể thấy chuỗi cung ứng đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Quản lý chuỗi cung ứng tốt sẽ mang tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Có thể kể đến như: 

  • Là cơ sở để hoạt động sản xuất, kinh doanh được diễn ra hiệu quả.
    Phát triển doanh nghiệp, mang tới nhiều cơ hội hợp tác, hội nhập sâu rộng trong và ngoài nước. 
  • Sử dụng nguồn lực kinh doanh hợp lý sẽ giúp tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp và người quản lý có thể dễ dàng nắm bắt cũng như điều hành toàn bộ hệ thống doanh nghiệp. 
  • Hình thành một chỉnh thể thống nhất trong kinh doanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng

Trong quản trị chuỗi cung ứng, nhà quản trị luôn tìm tòi và áp dụng các mô hình quản trị khác nhau để tìm ra được mô hình tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, 2 mô hình quản trị chuỗi cung ứng được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là:

Mô hình đơn giản

Mô hình đơn giản, phía công ty sản xuất chỉ mua nguyên liệu và vật tư sản xuất từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm sản phẩm và họ cũng trực tiếp bán hàng hóa cho người sử dụng.

Trong trường hợp này, công ty sản xuất xử lý việc mua nguyên liệu, sản xuất sản phẩm bằng một hoạt động, tại thời điểm nhất định.

Mô hình phức tạp

Trong mô hình quản trị phức tạp, công ty sẽ mua vật tư, nguyên liệu sản xuất từ các nhà cung cấp khác nhau, các nhà phân phối hoặc từ các nhà máy có điểm tương đồng với nhà sản xuất. Những nguyên liệu, vật tư này chính là thành phẩm của nhà cung ứng.

Vậy, ngoài việc tự sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp còn nhập thêm các nguồn cung cấp bổ trợ cho quá trình sản xuất từ  nhà thầu phụ hoặc những đối tác sản xuất theo hợp đồng.

Ngành quản lý chuỗi cung ứng là gì
Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng

Cơ hội nghề nghiệp ngành quản lý chuỗi cung ứng

Xu hướng kinh doanh toàn cầu hóa càng đang ngày càng nâng cao vai trò của việc điều hành chuỗi cung ứng. Tại các tập đoàn lớn, các tổng giám đốc (CEO) của các thường xuất thân từ ngành Supply Chain. Điều này chứng tỏ các công ty rất coi trọng chuỗi cung ứng của mình như thế nào.

Bạn có thể làm nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng như:  chuyên viên dự báo nguồn hàng, lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho,  hoạch định và điều phối nguồn nguyên vật liệu, quản lý dự án, kho bãi, vận chuyển, xuất nhập khẩu, mua hàng…

Học quản lý chuỗi cung ứng trường nào chất lượng

Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng học trường nào? Hiện tại có trên 15 trường đại học dân lập và công lập trên cả nước đào tạo ngành quản lý chuỗi cung ứng tiêu biểu như Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học quốc tế RMIT TP HCM… Không thể không kể đến Đại học Đông Á, một ngôi trường tọa lạc tại thành phố đáng sống nhất Việt Nam ( TP Đà Nẵng) với nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Chương trình đào tạo tiên tiến kết hợp giữa lý thuyết và thực tế giúp sinh viên dễ hiểu và dễ dàng áp dụng. Được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và giàu nhiệt huyết.
  • Trường trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đảm bảo sinh viên được học tập trong môi trường đầy đủ, tốt nhất. Bên cạnh đó là hệ thống ký túc xá và công trình phụ trợ hỗ trợ sinh viên ăn ở, sinh hoạt thuận tiện nhất.
  • Môi trường học tập: Thành phố đáng sống của Việt Nam, đẹp, thân thiện, an ninh, chi phí hợp lý. Trường có khuôn viên đẹp, hiện đại.
  • SV có cơ hội làm việc tại Nhật Bản, Đài Loan hoặc làm việc tại các doanh nghiệp trong nước ngay sau khi tốt nghiệp nhờ có các chương trình xúc tiến việc làm, liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Ngành quản lý chuỗi cung ứng là gì
Trường đại học Đông Á

Cùng với sự hội nhập thế giới sâu rộng của Việt Nam, quản lý chuỗi cung ứng đang là một ngành nghề cực kỳ hot hiện nay. Hy vọng thông qua bài trên đã giúp các bạn hiểu được quản lý chuỗi cung ứng là gì, sự khác nhau giữa chuỗi cung ứng và Logistic, các mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng. Chúc các bạn thành công.

Ngày nay, các doanh nghiệp muốn kinh doanh toàn cầu thành công đều phải có năng lực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. Được xem là nền tảng cho kinh doanh toàn cầu và mạch máu của nền kinh tế. Vậy, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Ngành quản lý chuỗi cung ứng là gì

1. Định nghĩa chính xác và dễ hiểu về ngành Logistic

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Logistics liên quan tới chuỗi các hoạt động bao gồm lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, kiểm soát nguồn nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.

2. Nguồn nhân lực trình độ cao ngành Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng đang được săn đón trên thị trường

Trong thời đại công nghiệp 4.0, nhu cầu nhân sự ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng để vận hành và phục vụ ngành thương mại điện tử cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây là một trong những dịch vụ tăng trưởng nhất tại Việt Nam những năm qua. Theo dự báo, đến năm 2025, Việt Nam cần hơn 200.000 nhân sự phục vụ cho ngành Logistics. Các công ty dịch vụ Logistics ở Việt Nam đều đang thiếu nhân lực trình độ cao.

Cũng theo một khảo sát của Viện nghiên cứu và Phát triển TP. Hồ Chí Minh về chất lượng nhân lực ngành Logistics  cho thấy 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên Logistics có trình độ chuyên môn và kiến thức về Logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyên môn của nhân viên.

3. Cơ hội việc làm và thực tập vô cùng hấp dẫn

Thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có hơn 1.300 doanh nghiệp logistics đang hoạt động. Trong đó, 80% là các doanh nghiệp logistics nội địa nhưng chỉ chiếm 20% thị phần logistics tại Việt Nam. Cùng với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu hóa đối với khu vực trong nước và quôc tế thì Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là ngành đang được ưu chuộng nhất hiện nay. Chính vì vậy, cơ hội việc làm của sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là vô cùng hấp dẫn.

Khi ra trường, sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể đảm nhiệm một số vị trí:

- Chuyên viên quản trị kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh xuất nhập khẩu, chăm sóc khách hàng trong các công ty dịch vụ logistics…

- Chuyên viên điều phối dịch vụ logistics, điều phối đơn hàng, phương tiện vận chuyển, …

- Quản lý kho bãi, quản lý vận chuyển, giám sát đối tác cung cấp dịch vụ logistics trong các công ty sản xuất, kinh doanh…

Tại các doanh nghiệp Logistics, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada..), các tổ chức liên hợp quốc và chính phủ về lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hay thương mại quốc tế hoặc nghiên cứu và giảng dạy các bộ môn về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại các Viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng,…

Theo đó, với khoảng 1.300 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành, các bạn sinh viên không phải lo lắng với việc tìm kiếm một nơi thực tập phù hợp với mình đâu nè!

Ngành quản lý chuỗi cung ứng là gì

4. Có cơ hội được làm việc và công tác ở nhiều nơi

Rất nhiều vị trí trong ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng yêu cầu bạn phải dịch chuyễn liên tục. Mặc dù  những chuyến công tác nước ngoài này nhẳm mục đích phục vụ cho công việc nhưng cũng là cơ là cơ hội tốt để bạn nuôi dưỡng sự mới mẻ trong cách nhìn, tìm hiểu về văn hóa, đất nước mới và học hỏi lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Những kinh nghiệm, kỹ năng trong ngành kinh doanh quốc tế thu lượm sau mỗi chuyến đi chính là bước đệm tốt mở ra nhiều cơ hội mới, giúp bạn thăng tiến nhanh, tiến xa trong nghề nghiệp.

5. Tham khảo lộ trình thăng tiến trong ngành Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng kèm theo mức thu nhập và yêu cầu thực tế của từng nghiệp vụ

Nếu xét theo mức lương, kinh nghiệm ở trong nghề và cấp bậc quản lý thì lộ trình nghề nghiệp ở trong lĩnh vực logistic có thể tạm chia thành 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Logistics Officier

Vị trí này không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và có thể ứng tuyển ngay khi mới ra trường với mức lương khởi điểm từ khoảng 6-7 triệu/tháng.

Giai đoạn 2: Logistics Supervisor

Sau 1 đến 2 năm kinh nghiệm, bạn có thể cất nhắc lên vị trí Logistics Supervisor với mức lương từ 1000-1500$. Ở một số công ty, bạn sẽ được thăng tiến trực tiếp lên vị trí Logistics Manager tùy thuộc vào quy mô và hiện trạng của doanh nghiệp.

Giai đoạn 3: Logistics Manager

Vị trí này có mức lương dao động từ 1000-4000$ với yêu cầu ít nhất là 3 năm kinh nghiệm cùng với khả năng nói tiếng Anh lưu loát.

Giai đoạn 4: Logistics Director

Đây là vị trí dành cho người đứng đầu quản lý, phân bổ và kiểm soát hoạt động Logistics ở trong công ty. Bạn sẽ phải nằm lòng được nghiệp vụ và thường yêu cầu có trên 8 năm kinh nghiệm để được nắm giữ vị trí này. Ở một số công ty thậm chí sẽ không có vị trí này mà chuyển lên bậc cao nhất là Giám đốc Chuỗi cung ứng (Supply Chain Director).

Giai đoạn 5: Supply Chain Director

Đúng như tên gọi, đây sẽ là vị trí phụ trách tất cả hoạt động Logistics liên quan đến chuỗi cung ứng không chỉ trong nước mà còn có thể ở phạm vi quốc tế. Trách nhiệm cao hơn nhưng mức lương nhận được lại hoàn toàn xứng đáng vào khoảng từ 5000-7000$.

6. Những tố chất cần có khi theo học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

- Sáng tạo, có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp công việc

- Giỏi ngoại ngữ, tin học

- Kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực cao, có tinh thần trách nhiệm

- Có tố chất quản lý và có kỹ năng giao tiếp

- Có kỹ năng đàm phán, thuyết phục, trình bày vấn đề.

Ngành quản lý chuỗi cung ứng là gì

7. Theo học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ở đâu?

Hiện nay, có nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo ngành học này. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường đào tạo chất lượng, chú trọng đào tạo thực hành, cơ sở vật chất tốt và đảm bảo cơ hội hội việc làm sau khi tốt nghiệp thì Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng chính là một lựa chọn tối ưu.

💥 Năm 2021, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng (Mã trường KTD) xét tuyển ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Mã ngành: 7510605) theo 2 phương thức:

1. PHƯƠNG THỨC 1 - XÉT TUYỂN THEO KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP THPT 2021

2. PHƯƠNG THỨC 2 - XÉT TUYỂN THEO KẾT QUẢ HỌC TẬP GHI TRONG HỌC BẠ

+ Cách 1: Xét theo điểm TB tất cả các môn của 5HK (Trừ HKII của lớp 12) - Điều kiện xét tuyển (ĐKXT): Điểm TB của tất cả các môn của 05 học kỳ ≥ 6.0.

+ Cách 2: Xét theo điểm trung bình cả năm học lớp 12 - ĐKXT:  Điểm TB chung cả năm học ≥ 6.0 điểm.

+ Cách 3: Xét theo tổng điểm TB 3 môn của 2 HK lớp 12 - ĐKXT: Tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển  ≥ 18 điểm.

Link đăng ký: http://xettuyen.dau.edu.vn/dang-ky-xet-tuyen.html

Nhanh tay đăng ký xét tuyển học bạ ngay hôm nay để gác lại âu lo, vững bước vào Đại học thôi nào các DAU.ER tương lai ơi!!!

-------------

🔔 Mọi thắc mắc quý phụ huynh và thí sinh có thể tìm hiểu tại các kênh thông tin sau:

1. Fanpage: https://www.facebook.com/DaihocKientrucDanang

2. Website: https://tuyensinh.dau.edu.vn/

3. Group TVTS: https://www.facebook.com/groups/tuyensinh.dau

4. Hotline: 0866254999

#DaihocKientrucDanang

#Xettuyenhocba #Tuyensinhdaihoc2021

#KhoaKinhte #NganhLogisticsvaQuanlychuoicungung