Thuốc chẹn thụ thể beta là gì

như: cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, đau nửa đầu, tăng nhãn áp... Các thuốc chẹn beta là những thuốc kê đơn và thường gây ra nhiều tác dụng phụ, nên cần phải hết sức lưu ý khi sử dụng!

Tìm hiểu về nhóm thuốc chẹn beta

Hiện nay sự ra đời của nhóm thuốc chẹn beta và các ứng dụng của nó, được đánh giá là một trong những thành tựu của nền y học thế giới vào thế kỷ 20.

Nhóm thuốc chẹn beta (beta blocker) là những thuốc có tác dụng giãn mạch, được ứng dụng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh lý tim mạch:

- Cao huyết áp.

- Rối loạn nhịp tim.

- Đau thắt ngực.

- Nhồi máu cơ tim.

- Suy tim.

Ngoài ra, nhóm thuốc chẹn beta còn được chỉ định điều trị một số bệnh lý khác:

- Đau nửa đầu.

- Tăng nhãn áp.

- Cường giáp.

- Chứng lo lắng…

Sau đây là một số loại thuốc thuộc nhóm chẹn beta:

- Acebutolol (Sectral).

- Atenolol (Tenormin).

- Metoprolol (Loppressor).

- Bisoprolol (Concor).

- Nadolol (Corgard)…

Thuốc chẹn thụ thể beta là gì

Được ứng dụng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh lý tim mạch

Cơ chế tác dụng:

Nhóm thuốc chẹn beta ức chế sự hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh adrenaline và noradrenaline, ngăn chặn các chất này gắn vào các thụ thể 1 và 2 của tế bào thần kinh giao cảm, nên có tác dụng làm chậm nhịp tim, giãn các mạch máu, gây co thắt phế quản…

- Thụ thể 1 có ở tim, mắt, thận…

- Thụ thể 2 có ở phổi, đường tiêu hóa, tử cung, mạch máu, cơ vân…

Tùy theo vị trí tác động lên thụ thể nào, các thuốc chẹn beta sẽ có tác dụng tương ứng:

- Propanolol tác động lên cả hai thụ thể 1 và 2 nên có tác dụng lên tim, mạch máu, phế quản…

- Metoprolol ở liều thông thường tác động chủ yếu lên thụ thể 1 nên chỉ có tác dụng trên tim.

- Nadolol tác động lên thụ thể 2 nên không có tác động trên tim.

Tác dụng phụ:

Khi sử dụng trong một thời gian dài, các thuốc chẹn beta có thể gây ra một số tác dụng phụ:

- Ù tai, chóng mặt.

- Rối loạn giấc ngủ.

- Chân tay lạnh.

- Nhịp tim chậm.

- Hạ huyết áp.

- Liệt dương.

- Trầm cảm…

Những lưu ý khi sử dụng

Không được ngừng sử dụng nhóm thuốc chẹn beta một cách đột ngột mà phải giảm liều từ từ, vì sẽ gây ra tác dụng ngược làm gia tăng huyết áp hay làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực.

Cần lưu ý khi phối hợp thuốc chẹn beta với các thuốc hạ huyết áp, thuốc đau thắt ngực hay thuốc chống trầm cảm…  do gây ra các tương tác thuốc làm gia tăng tác dụng của các thuốc này.

Thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc chẹn beta cho người mắc bệnh đái tháo đường. Các thuốc này thường che giấu các triệu chứng cảnh báo như tim đập nhanh ở người bị hạ đường huyết. Vì vậy, phải thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết khi sử dụng nhóm thuốc chẹn beta cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Nhóm thuốc chẹn beta có tác dụng gây co thắt phế quản, nên không được sử dụng cho người mắc bệnh viêm phế quản, bệnh hen và phổi tắc nghẽn mạn tính.

Nhóm thuốc chẹn beta có tác dụng làm chậm nhịp tim, nên không được sử dụng nhóm thuốc này cho người mắc bệnh nhịp tim chậm.

Đa số các thuốc chẹn beta không được sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú (ngoại trừ labetalol được sử dụng trong trường hợp nguy cơ tiền sản giật ở phụ nữ mang thai bị cao huyết áp).

Nhóm thuốc chẹn beta nằm trong danh mục các chất doping nên lưu ý không được sử dụng trong quá trình thi đấu và tập luyện của các vận động viên.

Các thuốc chẹn beta là những thuốc kê đơn, người bệnh không được tự ý sử dụng, phải được sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của các thầy thuốc chuyên khoa.


Thuốc chẹn thụ thể beta là gì
Beta blockers
β-blockersLoại thuốc

Công thức khung xương của propranolol, beta blocker thành công trên lâm sàng đầu tiên

Class identifiersSử dụngTăng huyết áp, rối loạn nhịp tim,...Mã ATCC07Mục tiêu sinh họcCác thụ thể BetaDữ liệu lâm sàngAHFS/Drugs.comPhân hạng thuốcConsumer ReportsBest Buy DrugsWebMDMedicineNet  RxListLiên kết ngoàiMeSHD000319Tại Wikidata

Các thuốc chẹn beta (tiếng Anh:beta blocker) hay thuốc đối kháng beta, thuốc đối kháng thụ thể beta, thuốc đối kháng thụ thể tuyến thượng thận beta, thuốc ức chế beta là một lớp dược phẩm tác động lên thụ thể beta. Các thụ thể beta được tìm thấy ở các tế bào cơ tim, cơ trơn, tế bào của các đường dẫn khí, động mạch, thận, và ở các mô khác thuộc hệ thần kinh giao cảm và dẫn đến đáp ứng stress, đặc biệt là khi các thụ thể này đang được kích thích bởi epinephrine (hoócmôn tuyến thượng thận). Các chẹn beta can thiệp đến sự gắn vào thụ thể của epinephrine và các hoócmôn stress khác, và làm giảm hiệu quả của các hoócmôn stress. Thuốc chẹn beta được dùng để kiểm soát các rối loạn nhịp tim, phòng ngừa cho tim khỏi bị một cơn nhồi máu cơ tim lần 2 (phòng ngừa thứ phát),[1] và cao huyết áp.[2][3]

Chú thích

  1. ^ Freemantle N, Cleland J, Young P, Mason J, Harrison J; Cleland; Young; Mason; Harrison (tháng 6 năm 1999). “beta Blockade after myocardial infarction: systematic review and meta regression analysis”. BMJ. 318 (7200): 1730–7. doi:10.1136/bmj.318.7200.1730. PMC 31101. PMID 10381708.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Cruickshank JM (tháng 8 năm 2010). “Beta blockers in hypertension”. Lancet. 376 (9739): 415, author reply 415–6. doi:10.1016/S0140-6736(10)61217-2. PMID 20692524.
  3. ^ “Dùng thuốc chẹn beta trong điều trị tim mạch”.

Xem thêm

  • Alpha blocker

Liên kết ngoài

  • Musicians and beta-blockers by Gerald Klickstein, ngày 11 tháng 3 năm 2010 (A blog post that considers "whether beta-blockers are safe, effective, and appropriate for performers to use.")
  • Better Playing Through Chemistry by Blair Tindall, New York Times, ngày 17 tháng 10 năm 2004. (Discusses the use of beta blockers among professional musicians)
  • Musicians using beta blockers by Blair Tindall. Condensed version of above article.
  • In Defense of the Beta Blocker by Carl Elliott, The Atlantic, ngày 20 tháng 8 năm 2008. (Discusses the use of propranolol by a North Korean pistol shooter in the 2008 Olympics)
  • MeSH beta-Adrenergic+Blockers

Bản mẫu:Beta blockers

Bản mẫu:Endothelial antihypertensives Bản mẫu:Antiglaucoma preparations and miotics Bản mẫu:Adrenergics

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thuốc_chẹn_beta&oldid=65520929”

Chẹn beta giao cảm là nhóm thuốc sử dụng nhiều để điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực, loạn nhịp tim, suy tim... Cũng giống như nhiều loại thuốc khác, chúng ẩn chứa những tác dụng phụ và những tương tác không mong muốn gây hại cho sức khỏe. Vì vậy khi sử dụng cần phải rất cân nhắc để lựa chọn thuốc đúng và phù hợp.

Thuốc chẹn thụ thể beta là gì

Người bệnh tim mạch cần thận trọng khi sử dụng thuốc chẹn beta

Thuốc chẹn beta là gì?

Thuốc chẹn beta giao cảm (hay beta blocker) là thuốc giãn mạch được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tim mạch (tăng huyết áp, đau thắt ngực, loạn nhịp tim, suy tim...) để làm giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 

Trước năm 2003, thuốc chẹn beta là lựa chọn đầu tiên cho người cao huyết áp không có nguy cơ tới cơ quan đích (tim mạch). Năm 2006, dựa trên một số nghiên cứu cho thấy thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng suy tim, Hội Tăng huyết áp Anh quốc đã loại nhóm chẹn beta ra khỏi vị trí hàng đầu và xếp chúng xuống hàng thứ tư. 

Tuy nhiên, trong hướng dẫn điều trị của hội Tăng huyết áp châu Âu vẫn xem chẹn beta ngang hàng như tất cả 5 nhóm thuốc chữa cao huyết áp khác. Bởi các nghiên cứu sau đó cho thấy chẹn beta đưa lại những kết quả tích cực, có kém hơn chẹn canxi trong đề phòng đột quỵ nhưng lại hơn chẹn canxi và các nhóm khác trong phòng ngừa suy tim.

Cơ chế tác dụng của thuốc chẹn beta

Các thuốc chẹn beta giao cảm hoạt động theo cơ chế chẹn thụ thể beta. Cụ thể hơn là ngăn chặn các chất dẫn truyền thần kinh adrenaline và noradrenaline gắn vào thụ thể β1 (beta-1) và β2 (beta-2) từ đó làm giảm huyết áp, nhịp tim, giãn mạch máu và giảm co thắt phế quản...

Tùy theo mức độ ức chế và chọn lọc trên các thụ thể beta mà tác dụng của các thuốc thuộc nhóm này có thể có sự khác biệt.

So sánh các loại thuốc chẹn beta hiện nay

Hiện nay các thuốc chẹn beta giao cảm được chia thành 3 phân nhóm. Đặc điểm cụ thể của các phân nhóm này như sau:

Phân nhóm I (atenolol, bisoprolol, metoprolol)

Nhóm thuốc chẹn beta này chọn lọc chủ yếu trên beta-1 (ở tâm thất) nên làm chậm nhịp tim, giảm co tâm thất, giảm cung lượng tim, giảm huyết áp (tác dụng đầu nguồn). Tác dụng hạ áp của phân nhóm I rất mạnh nhưng cũng làm giảm nhịp tim nhanh. Do đó thuốc không có lợi cho những người có nhịp tim chậm.

Thuốc chẹn thụ thể beta là gì

Bisoprolol là đại diện điển hình của thuốc chẹn beta phân nhóm 1

Phân nhóm II (propranolol, nadolol, timolol)

Nhóm thuốc này chẹn beta không chọn lọc. Trong đó chẹn cả beta-1 (ở tâm thất) làm hạ huyết áp như phân nhóm I (tác dụng đầu nguồn) đồng thời lại chẹn beta-2 (chủ yếu ở thành mạch) làm giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, hạ huyết áp (tác dụng cuối nguồn). So với phân nhóm 1, tác dụng hạ huyết áp của phân nhóm II yếu hơn (mức trung bình) song không làm chậm nhịp tim quá mạnh.

Phân nhóm III (carvedilol, labetalol)

Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm này cũng chẹn không chọn lọc trên beta-1, beta-2 làm hạ huyết áp như phân nhóm II. Ngoài ra, nhóm còn chẹn cả alpha-1, làm giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, hạ huyết áp (tác dụng cuối nguồn). Tổng hợp lại, phân nhóm III làm hạ huyết áp do cơ chế giãn mạch là chính (chẹn alpha-1, beta-2).

Nếu đang dùng thuốc chẹn beta trong điều trị bệnh tim mạch nhưng chưa kiểm soát được mức huyết áp, nhịp tim… hãy gọi cho chuyên gia theo số 1800.646.408 để được hướng dẫn chi tiết cách dùng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình!

Thuốc chẹn thụ thể beta là gì

Lựa chọn thuốc chẹn beta trong điều trị bệnh tim mạch

Trong điều trị cao huyết áp: Cả 3 phân nhóm chẹn beta I – II – III đều được sử dụng. Trong đó chẹn beta I giúp hạ huyết áp mạnh nhất. Tuy nhiên thuốc này không được sử dụng cho những người có nhịp tim chậm, suy tim.

Trong điều trị đau thắt ngực: Thường sử dụng phân nhóm I do phân nhóm này có tác dụng ức chế chọn lọc thụ thể beta-1, làm giảm nhịp tim, giảm co bóp tâm thất, từ đó giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ tim và giảm đau thắt ngực. 

Trong điều trị loạn nhịp: Phân nhóm I ngoài chẹn beta-1 cũng tác dụng chẹn kênh If của tế bào tạo nhịp, tế bào cơ tim và gián tiếp chẹn kênh canxi. Nhờ đó, sử dụng nhóm thuốc này sẽ giúp tim đập chậm lại, phù hợp với những người bệnh bị rối loạn nhịp nhanh. 

Trong điều trị suy tim: Một số thuốc chẹn beta như carvedilol, metoprolol, bisoprolol có thể cải thiện triệu chứng, giảm tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ tử vong do suy tim. Tuy nhiên đây không phải chỉ định đầu tay trong suy tim. Các bác sĩ thường chỉ dùng chẹn beta sau khi đã điều trị ổn định suy tim bằng liệu pháp chuẩn (digitalis + lợi niệu).

Thuốc chẹn thụ thể beta là gì

Cần thận trọng với tác dụng phụ, tương tác của thuốc chẹn beta

Tác dụng phụ của thuốc chẹn beta giao cảm

Giống như các thuốc giảm huyết áp khác, thuốc chẹn beta giao cảm cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Trong đó cần chú ý nhất là 2 tác dụng phụ sau.

Gây ra hoặc làm nặng thêm suy tim

Cả 3 phân nhóm I – II – III đều có chẹn beta-1 làm giảm co bóp thất, chậm nhịp tim, giảm cung lượng tim dẫn đến hạ huyết áp. Tuy nhiên việc làm chậm nhịp tim sẽ gây ra hoặc làm nặng thêm suy tim (tác dụng phụ). 

Vì vậy, thuốc chống chỉ định cho những người nhịp tim chậm (<50 href="https://dongtay.net.vn/vi/benh-hoc/tim-mach/80-tong-quan-ve-suy-tim.html">suy tim, suy tim sung huyết, block nhĩ – thất độ 2 và 3, nhiễm acid máu, rối loạn nghiêm trọng lưu thông động mạch ngoại biến, tắc nghẽn động mạch.

Chỉ một số ít loại, tác dụng phụ gây suy tim nhẹ như carvedilol, metoprolol, bisoprolol có thể sử dụng trong giai đoạn sau khi điều trị suy tim ổn định bằng liệu pháp chuẩn (digitalis + lợi niệu). 

Gây co thắt phế quản 

Các thuốc chẹn thụ thể beta-2 có thể gây co thắt phế quản, trở ngại cho việc thông khí. Mức tác dụng phụ này khác nhau ở mỗi thuốc do đó tùy loại thuốc sẽ có chống chỉ định với người bị co thắt phế quản hay không.

Riêng các thuốc chẹn chọn lọc beta-1, không chẹn beta-2 như Atenolol hoàn toàn có thể sử dụng cho những người có tiền sử hoặc đang bị co thắt phế quản (hen, bệnh phổi tắc nghẽn).

Thuốc chẹn thụ thể beta là gì

Một số nhóm thuốc chẹn beta giao cảm có thể gây co thắt phế quản

Người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc chẹn beta?

  • Tuyệt đối không dừng thuốc chẹn beta đột ngột mà nên giảm liều theo chỉ định của bác sĩ. Bởi cắt đột ngột thuốc chẹn beta sẽ làm tăng vọt chứng đau thắt ngực; nhồi máu cơ tim, loạn nhịp thất. Nếu muốn ngừng thuốc phải giảm liều dần từng nấc trong ít nhất 2 tuần. 
  • Tuân thủ tuyệt đối sự lựa chọn của thầy thuốc. Không nghe theo kinh nghiệm của bạn cùng bệnh mà tùy tiện đổi thuốc kể cả thuốc cùng phân nhóm. Tuyến y tế dưới thường không có đủ các chủng loại chẹn beta, khi khám định kỳ thầy thuốc yêu cầu phải lên tuyến trên để điều chỉnh thuốc thì cần thực hiện đúng, chứ không dùng lại thuốc cũ.
  • Khởi đầu liều thấp rồi tăng dần đến mức thấp nhất có hiệu lực như hướng dẫn. Không tự ý tăng liều theo cảm giác chủ quan. Dùng liều cao hơn sẽ không tăng thêm hiệu lực mà lại tăng tác dụng phụ.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc chẹn beta với các thuốc khác: Đặc biệt là các thuốc có cùng tác dụng hạ huyết áp và chống loạn nhịp như propafenone, amiodarone, quinidine, disopyramide. Nếu muốn dùng phải báo cho bác sĩ để được cân đối liều tránh tương tác gây giảm hiệu quả điều trị hoặc tăng tác dụng phụ.
  • Trong quá trình dùng nếu thấy có biểu hiện suy tim thì phải báo ngay với thầy thuốc để có thể dùng liệu pháp chuẩn để ổn định (làm mạnh sự co bóp của cơ tim, giảm dẫn truyền nhĩ – thất). Nếu dùng biện pháp chuẩn này mà vẫn không ổn định được thì phải ngừng dùng thuốc chẹn beta.

Có thể thấy thuốc chẹn beta được sử dụng rất phổ biến trong điều trị bệnh tim mạch, đặc biệt là tăng huyết áp. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc và liều lượng khác nhau. Nếu có băn khoăn trong quá trình dùng thuốc, bạn đừng ngần ngại gọi đến số 1800.646.408 để được chuyên gia giải đáp chi tiết nhất!

Thuốc chẹn thụ thể beta là gì

DS.CKII. Bùi văn Uy

Theo SK&ĐS

BTV Lan Anh