Gía trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nghĩa vụ thì xử lý như thế nào?

THẾ CHẤP TÀI SẢN là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với bên nhận thế chấp. Trên thực tế, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trở nên phổ biến khi nhu cầu vay vốn trở nên cần thiết. Do đó, hướng xử lý tài sản thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ đang dần được tìm kiếm nhiều hơn và đi kèm đó là thắc mắc về hậu quả cũng như các hình thức XỬ PHẠT khi xử lý tài sản thế chấp đó nếu như bên thế chấp không đủ khả năng trả nợ.

Xử lý tài sản đã thế chấp khi không có đủ khả năng trả nợ

Quy định và hiệu lực của hợp đồng thế chấp

Bộ Luật Dân sự 2015 quy định rằng thế chấp là một trong chín biện pháp đảm bảo theo Điều 292, bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp, bên cạnh những biện pháp cầm cố, ký quỹ,…

Về nguyên tắc, hợp đồng thế chấp có thể được giao kết dưới nhiều hình thức, miễn là các bên có thể chứng minh được quan hệ hợp đồng, có thể được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính ví dụ như những hợp đồng tín dụng. Ngoài ra, pháp luật quy định hợp đồng thế chấp còn phải tuân thủ các tiêu chuẩn về hình thức như công chứng, chứng thực như quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 và Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì hợp đồng thế chấp Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải được công chứng, chứng thực.

Theo Điều 319 Bộ Luật Dân sự 2015 thì hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật quy định khác; và việc thế chấp tài sản sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Quy định của pháp luật về thế chấp

Có phải trả nợ đến khi hết thế chấp tài sản cho bạn vay tiền ngân hàng?

Trong trường hợp bạn thế chấp tài sản của mình để cho bạn của bạn vay tiền ngân hàng nhưng người đó không đủ khả năng để trả nợ thì bạn và bạn của bạn đã phát sinh quan hệ bảo lãnh, trong đó bạn là người bảo lãnh cho bạn của bạn là người được bảo lãnh kèm theo thế chấp tài sản nhằm thực hiện vay tiền ngân hàng. Căn cứ theo khoản 1 Điều 342 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định nếu bạn của bạn không đủ khả năng trả nợ thì bạn sẽ là người trả nợ ngân hàng thay và theo khoản 2 Điều này nếu bạn không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bạn của bạn có quyền yêu cầu bạn thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Tại Điều 340 Bộ Luật này quy định nếu bạn đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng thì bạn có thể yêu cầu bạn của bạn thực hiện nghĩa vụ đó là hoàn trả khoản tiền này lại cho bạn.

Vì vậy, bạn phải trả nợ đến khi hết thế chấp tài sản cho bạn của bạn vay tiền ngân hàng.

Hướng xử lý tài sản thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ và hậu quả

Hướng xử lý tài sản thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ

Hướng xử lý tài sản thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ cần thực hiện như sau:

  • Kiểm tra lại tính hợp pháp của các giao dịch đảm bảo đã xác lập với bên cho vay nợ;
  • Liên hệ với bên cho vay nợ nhằm tìm ra giải pháp giãn nợ, đáo nợ, cơ cấu lại khoản nợ…

Ngoài ra, theo Điều 303 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định các phương thức xử lý tài sản bảo đảm hay còn gọi là việc ngân hàng có quyền phát mại tài sản thế chấp như sau:

  • Bán đấu giá tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
  • Phương thức khác.

Hướng xử lý tài sản thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ

>>> Xem thêm: Không thanh toán nợ ngân hàng thì tài sản bảo lãnh xử lý như thế nào?

Hậu quả của việc xử lý tài sản đã thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ

Khi một trong các bên phát hiện hợp đồng thế chấp bị vô hiệu thì có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Theo Điều 131 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định khi giao dịch vô hiệu, các bên không phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự; Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; Trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

Trong trường hợp hợp đồng thế chấp không bị vô hiệu, theo quy định về các phương thức xử lý tài sản đã thế chấp như trên sẽ đều dẫn đến việc tài sản đã thế chấp sẽ được dùng để thanh toán cho nghĩa vụ còn tồn đọng hoặc trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Hậu quả khi không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng có thể kể đến như các trường hợp quy định tại Luật phá sản năm 2014 về quy trình thu hồi, xử lý các khoản nợ xấu của Ngân hàng như sau:

  • Thông báo cho chủ tài sản về việc xử lý quyền đòi nợ, theo đó, yêu cầu chủ tài sản chuyển giao tài sản để ngân hàng xử lý theo quy định của pháp luật, theo hợp đồng các bên đã ký.
  • Trong trường hợp chủ tài sản không chuyển giao tài sản thì ngân hàng có thể khởi kiện ra tòa án buộc chủ tài sản phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết của mình. Căn cứ bản án, quyết định của tòa án, tài sản sẽ bị xử lý để ngân hàng có thể thu hồi được khoản nợ về.

Luật sư tư vấn về việc xử lý tài sản thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ

Dịch vụ tư vấn về hướng xử lý tài sản đã thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ là một phần trong dịch vụ tư vấn luật hợp đồng tại Công ty Luật Long Phan PMT, quý khách hàng có thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp số tổng đài tư vấn chi tiết, cụ thể 1900636387 hoặc qua các hình thức sau:

Hoặc Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua các địa chỉ sau:

  • Gặp trực tiếp luật sư tư vấn luật dân sự tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM

Trên đây là bài viết về hướng xử lý tài sản đã thế chấp khi không có đủ khả năng trả nợ, hy vọng có thể giải quyết được các vấn để mà quý khách đang gặp phải. Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào có thể liên hệ qua số tổng đài 1900636387 để được LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG giải đáp và tư vấn hợp đồng một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác.

Thanh toán nợ khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản như thế nào?

Phá sản là gì? Doanh nghiệp tuyên bố phá sản khi nào? Thứ tự ưu tiên thanh toán nợ khi doanh nghiệp phá sản?…là những điều mà bất kỳ chủ nợ nói chung và người lao động nói riêng đều phải quan tâm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của mình. Hãy cùng Luật 3S tìm hiểu về những quy định về thanh toán nợ khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản trong bài viết chi tiết dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý

– Luật phá sản 2014

2. Phá sản là gì?

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. (Khoản 2 Điều 4 Luật phá sản năm 2014)

Trong đó, tình trạng mất khả năng thanh toán được hiểu theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản là tình trạng mà Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Như vậy, một doanh nghiệp được coi là phá sản nếu thỏa 2 điều kiện: (i) Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán; (ii) Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

3. Tài sản của doanh nghiệp dùng để thanh toán khi phá sản.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 64 Luật Phá sản 2014, tài sản của doanh nghiệp dùng để thanh toán khi phá sản gồm:

a) Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp có tại thời điểm Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản;

b) Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản;

c) Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm;

d) Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai;

đ) Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp;

e) Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu;

g) Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

4. Thứ tự ưu tiên thanh toán nợ khi doanh nghiệp phá sản

Thứ nhất, Xử lý khoản nợ có bảo đảm

Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật phá sản, Thẩm phán xem xét và xử lý nợ có đảm bảo theo Điều 53 luật này cụ thể như sau:

– Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;

– Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;

– Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Thứ hai, thanh toán các khoản nợ còn lại

Thứ tự thanh toán nợ và thanh lý tài sản theo thủ tục phá sản được quy định tại Điều 54 Luật Phá sản 2014. Cụ thể:

a) Đối với trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

– Chi phí phá sản

– Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;

– Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

– Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ;

b) Đối với trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

– Chủ doanh nghiệp tư nhân;

– Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

– Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

– Thành viên của Công ty hợp danh.

c) Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo thứ tự trên thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Như vậy, khi bị tuyên bố phá sản, tài sản của doanh nghiệp sẽ được lập danh sách kiểm kê và phân chia theo thứ tự quy định nêu trên, ưu tiên trước hết là các khoản nợ có đảm bảo, đến chi phí phá sản, sau đó tới những khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, tiếp đó mới đến khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và cuối cùng mới đến việc trả các khoản nợ cho các chủ nợ.

KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:

[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng –  Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.

[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.

[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email:

[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:

Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …