Những bài tập về phương châm hôi thoại

Phương châm hội thoại là phương pháp, cách thức mà chúng ta cần biết để điều khiển tư tưởng và ngôn ngữ khi giao tiếp trong xã hội. Chúng ta cùng nhau làm một số bài tập về Các phương châm hội thoại.

Bài tập về các phương châm hội thoại​

Câu 1: Đọc đoạn thoại sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?

Trông thấy thầy giáo, A chào rất to:

- Chào thầy.

Thầy giáo trả lời và hỏi:

- Em đi đâu đấy!

- Em làm bài tập rồi. - A đáp.

Trả lời

- Trong lượt thoại 1: "Chào thầy" đã không tuân thủ phương châm lịch sự.

Chào thầy giáo nhưng không có thưa gửi, nói trống không (thiếu từ nhân xưng và tình thái từ)

- Trong lượt thoại 2: Không tuân thủ phương châm quan hệ.

Thầy giáo hỏi "Đi đâu" thì A lại trả lời "Em làm bài tập rồi"

\=> Nói lạc đề.

Câu 2: Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, đoạn kể về Thúy Kiều bị đưa vào lầu xanh, Từ Hải - một bậc anh hùng cái thế - gặp Kiều nơi này, song vẫn tâm sự:

"Thiếp danh đưa đến lầu hồng"

Theo em Từ Hải có vi phạm phương châm hội thoại nào không? Vì sao?

Trả lời

- Lời nói của Từ Hải vi phạm phương châm về chất.

- Vì: Kiều đang sống ở lầu xanh, một nơi mà Kiều cho là chốn bùn đen nhơ nhớp, ô uế. Từ Hải lại gửi thiếp danh đến "lầu hồng" - chỉ nơi ở của người con gái đài các.

Song chính cách nói đó của Từ Hải khiến người đọc ngỡ ngàng để rồi thấm thía hơn tình cảm nhân văn bình dị của một bậc anh hùng cái thế, luôn trân trọng nhân phẩm của Thúy Kiều, cảm thông với cuộc sống bị đọa đày của nàng.

Câu 3: Hãy cho biết các câu sau có mâu thuẫn với nhau không? Vì sao?

(Dựa vào phương châm hội thoại đã học để lí giải điều đó)

"Lời nói gói vàng"

"Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

- Các câu trên không mâu thuẫn với nhau.

Trả lời

- Vì:

+ Lời nói gói vàng là sự so sánh giá trị của lời nói (gói vàng) khi ta phát huy được hiệu quả của lời nói trong giao tiếp, làm thỏa mãn người nghe.

+ Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau: Không có nghĩa là lời nói không có giá trị mà là tài sản chung của cộng đồng xã hội. Khi giao tiếp chúng ta sử dụng, lựa chọn sao cho phù hợp để lời nói phát huy được hiệu quả trong giao tiếp.

Câu 4: Hãy cho biết các câu sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học:

1. Nói dơi nói chuột.

2. Nói như dùi đục chấm mắm cáy.

3. Ăn lắm thì hết miếng ngon,

Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ.

4. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Trả lời

1. Phương châm về chất.

2. Phương châm lịch sự.

3. Phương châm về lượng.

4. Phương châm lịch sự.

Sửa lần cuối: 16/8/21

Từ khóa bài tập về các phương châm hội thoại phương châm hội thoại vi phạm phương châm về chất

Những bài tập về phương châm hôi thoại

  • 2

bài 1. a/phương châm về lượng b/phương châm quan hệ c/phương châm về cách thức d/phương châm về chất e/phương châm quan hệ f/phương châm về lượng g/phương châm lịch sự bài 2. 1a. Nói có sách, mách có chứng. \=>phương châm về chất

  1. Ông nói gà, bà nói vịt. \=>phương châm về quan hệ
  2. Dây cà ra dây muống. \=>phương châm về cách thức 2 "Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau." \=>phương châm lịch sự - nhắc nhở con cháu khi giao tiếp cần dùng những lời lẽ lịch sự, tế nhị, ôn hòa để cho người nghe dễ tiếp nhân, dễ cảm thông.
  3. Cô giáo nhìn em bằng đôi mắt. \=>phương châm về quan hệ
  4. Tôi nhìn thấy một con lợn to bằng con trâu \=>phương châm về chất
  5. Bạn ấy đá bóng chỉ bằng chân. \=>phương châm về quan hệ
  6. Ăn nhiều rau quả xang sẽ chữa được một số bệnh về tim mạch. \=>phương châm về cách thức
  7. pương châm về lượng biện pháp tu từ so sánh

Khi người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp thì người ta sẽ không vi phạm các phương châm hội thoại. Bởi vậy trong câu hỏi này, D là đáp án đúng.

Câu 2 :

Trong những câu hỏi sau, câu nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp?

  • A Nói với ai?
  • B Nói khi nào?
  • C Có nên nói quá không?
  • D Nói ở đâu?

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?)

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, đúng hay sai?

Đáp án

Phương pháp giải :

Nhớ lại những tình huống giao tiếp, xem có nhất thiết phải tuân thủ các phương châm hội thoại không?

Lời giải chi tiết :

Giao tiếp là sự linh hoạt trong việc truyền và tiếp nhận thông tin, vì vậy mà các phương châm hội thoại không phải sự bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp.

Câu 4 :

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:

CHÓ TREO MÈO ĐẬY

– Mợ: Con ở nhà trông mâm cơm. Nhớ là chó treo mèo đậy đấy. Mợ phải đi đàng này một lát. Một lát sau… – Mợ: Thế nào xong chưa con? – Quỷnh: Dạ xong rồi ạ! Mợ bảo chó treo mèo đậy nên con treo chó và đậy mèo mà!

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

Nhân vật Quỷnh đã vi phạm phương châm gì trong giao tiếp?

  • A Phương châm về chất
  • B Phương châm về lượng
  • C Phương châm cách thức
  • D Phương châm quan hệ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ hàm ý trong câu nói của mợ và của Quỷnh.

Lời giải chi tiết :

Nhân vật Quỷnh vì không hiểu hàm ý trong câu nói của mợ nên đã nói lạc đề với cách nói của mợ.

Câu 5 :

Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần làm gì?

  • A Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp
  • B Hiểu được nội dung mình định nói gì
  • C Biết im lặng khi cần thiết
  • D Phối hợp nhiều cách nói khác nhau

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các tình huống vi phạm phương châm hội thoại và chọn ra đáp án đúng nhất.

Lời giải chi tiết :

Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp.

Câu 6 :

Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào? An hỏi Huy: - Cậu có nhớ Bác Hồ sinh ra ở đâu không? - Hình như quê của Bác ở miền Trung!

  • A Phương châm về chất
  • B Phương châm về lượng
  • C Phương châm cách thức
  • D Phương châm quan hệ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trả lời thiếu thông tin, em xem cách trả lời này vi phạm phương châm nào.

Lời giải chi tiết :

Trả lời thiếu thông tin, cách trả lời này vi phạm phương châm nào về lượng.

Câu 7 :

Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi Một bệnh nhân còn trẻ đi khám và cho kết quả ung thư giai đoạn cuối, không còn cơ hội cứu chữa. Vị bác sĩ sau khi có kết quả bệnh án, ân cần dặn dò bệnh nhân: - Bệnh của chị không có gì quan trọng, uống thuốc bổ, ăn uống và sống điều độ thì mọi thứ sẽ ổn. Chị và gia đình yên tâm nhé. Rồi bác sĩ gọi riêng người nhà bệnh nhân để cho biết tình hình người bệnh. Vị bác sĩ trong tình huống trên đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

  • A Phương châm về chất
  • B Phương châm về lượng
  • C Phương châm cách thức
  • D Phương châm quan hệ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem cách trả lời của bác sĩ có đúng sự thật không, từ đó chọn đáp án phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Bác sĩ đã nói dối bệnh tình của bệnh nhân, điều này vi phạm phương châm về chất.

Câu 8 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi Một bệnh nhân còn trẻ đi khám và cho kết quả ung thư giai đoạn cuối, không còn cơ hội cứu chữa. Vị bác sĩ sau khi có kết quả bệnh án, ân cần dặn dò bệnh nhân: - Bệnh của chị không có gì quan trọng, uống thuốc bổ, ăn uống và sống điều độ thì mọi thứ sẽ ổn. Chị và gia đình yên tâm nhé. Rồi bác sĩ gọi riêng người nhà bệnh nhân để cho biết tình hình người bệnh.

Theo em, những lời nói sai sự thật của vị bác sĩ trong tình huống trên có cần thiết không?

Đáp án

Phương pháp giải :

Đặt vào tình huống và xét xem vì sao bác sĩ phải nói như vậy.

Lời giải chi tiết :

Những lời nói sai sự thật của vị bác sĩ trong tình huống trên là cần thiết, vì điều đó giúp bệnh nhân không suy nghĩ nhiều về bệnh của mình.

Câu 9 :

Từ tình huống trên, em rút ra được bài học gì trong việc sử dụng các phương châm hội thoại, có những tình huống đặc biệt khiến chúng ta phải vi phạm phương châm hội thoại nhằm đạt được mục đíchnào đó.