Phân biệt giá trị và giá cả

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị. Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó, trường hợp này ít khi xảy ra. Giá cả của hàng hoá sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu. Ngược lại, nếu cung vượt cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá đó.

Khái niệm giá cả là trung tâm của kinh tế học vi mô khi nghiên cứu các hoạt động của các doanh nghiệp và người tiêu dùng, cũng là trung tâm của tiếp thị khi nghiên cứu các kế hoạch tiếp thị.

Giá cả của một mặt hàng phụ thuộc vào:

  • Giá trị của bản thân hàng hoá đó: tức là số lao động (thời gian lao động và công sức lao động) làm ra nó.
  • Giá trị của đồng tiền
  • Quan hệ cung và cầu về hàng hoá.
  • Giá trị
  • Quy luật giá trị

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Giá_cả&oldid=50164389”

Thuật ngữ giá trị đã quá quen thuộc đối với mỗi người. Có nhiều định nghĩa và cách tiếp cận khác nhau về cụm từ này. Về cơ bản thì giá trị là tiền tệ, vật chất hoặc giá trị được đánh giá của một loại tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể. Tuy cụm từ này được sử dụng khá phổ biến nhưng để hiểu rõ về nó còn là thắc mắc của rất nhiều người. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu giá trị là gì cũng như giúp các chủ thể phân biệt giá trị và định giá của một công ty?

Phân biệt giá trị và giá cả

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tìm hiểu về giá trị:

Giá trị tiếng Anh là Value. Giá trị được hiểu đơn giản là tiền tệ, vật chất hoặc giá trị được đánh giá của một tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ. Giá trị sẽ gắn liền với vô số khái niệm khác, bao gồm lợi ích cổ đông, giá trị của một công ty, giá trị hợp lí, giá trị sổ sách, giá trị doanh nghiệp, giá trị tài sản ròng, giá trị thị trường, giá trị thị trường tư nhân, cổ phiếu giá trị, đầu tư giá trị, giá trị nội tại, giá trị gia tăng, giá trị gia tăng kinh tế, chuỗi giá trị, đề xuất giá trị và những thứ khác.

Cụ thể:

– Lợi ích cổ đông:

Lợi ích cổ đông được hiểu cơ bản là lợi ích được phân phối cho chủ sở hữu cổ phần của một tập đoàn nhờ khả năng quản lí để tăng doanh số, thu nhập và dòng tiền tự do, dẫn đến việc tăng cổ tức và lãi về vốn (capital gain) cho các cổ đông (shareholder).

Lợi ích cổ đông của một công ty phụ thuộc vào các quyết định mang tính chiến lược được đưa ra bởi ban giám đốc và bộ phận quản lí cấp cao của công ty, bao gồm khả năng đầu tư khôn ngoan và tạo ra hệ số thu nhập trên tổng vốn đầu tư (return on invested capital) tốt.

Nếu lợi ích này được tạo ra, đặc biệt là trong dài hạn, giá cổ phiếu tăng và công ty có thể trả cổ tức bằng tiền (Cash Dividend) nhiều hơn cho các cổ đông. Đặc biệt việc sáp nhập có xu hướng tạo ra sự gia tăng mạnh về lợi ích cổ đông.

Lợi ích cổ đông có thể trở thành một vấn đề nan giải đối với các tập đoàn, vì việc tạo ra của cải cho các cổ đông không phải lúc nào cũng đem lại lợi ích cho các nhân viên hoặc khách hàng của tập đoàn một cách tương ứng.

Xem thêm: Chứng thư thẩm định giá là gì? Hiệu lực của chứng thư thẩm định giá?

Việc tăng lợi ích cổ đông làm tăng tổng số tiền trong phần vốn chủ sở hữu của cổ đông trên bảng cân đối kế toán.

Công thức của bảng cân đối kế toán đó là: tài sản trừ đi nợ phải trả bằng vốn chủ sở hữu của cổ đông, và vốn chủ sở hữu của cổ đông bao gồm lợi nhuận giữ lại hoặc dựa trên công thức tổng thu nhập ròng của công ty, trừ đi cổ tức bằng tiền mặt kể từ khi thành lập.

– Giá trị hợp lí:

Giá trị hợp lí trong kế toán được hiểu là giá có thể được giao dịch tự nguyện, giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong giao dịch ngang giá.

Giá cả được coi là hợp lí phải xoay quanh giá trị (giá trị kinh tế thực) và biểu hiện ra bên ngoài ở sự ngang giá.

Trên thực tế cũng rất khó xác định được giá trị thực, do vậy thông thường phải căn cứ vào những dấu hiệu nhất định để xác định mức giá của giao dịch có hợp lí hay không.

– Giá trị sổ sách của một cổ phần:

Giá trị sổ sách của một cổ phần theo nghĩa đen có nghĩa là giá trị của doanh nghiệp theo sổ sách kế toán được phản ánh qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Xem thêm: Phân biệt báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá

Theo lí thuyết, giá trị sổ sách của một cổ phần thể hiện tổng số tiền thu được nếu thanh lí toàn bộ tài sản và sau khi trừ đi hết các khoản nợ phải trả của công ty. Đây sẽ là khoản tiền mà các chủ nợ và cổ đông công ty có thể nhận được trong trường hợp cong ty bị giải thể, phá sản…

– Giá trị doanh nghiệp:

Có nhiều cách định nghĩa về giá trị doanh nghiệp như sau:

+ Từ góc độ thị trường, giá trị doanh nghiệp là thước đo tổng giá trị của một công ty, thường được sử dụng như một sự thay thế toàn diện hơn cho giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (hay giá trị vốn hóa thị trường).

+ Theo quan niệm của học thuyết Mác, giá trị doanh nghiệp được hiểu là giá trị của toàn bộ các tài sản (hữu hình và vô hình) thuộc quyền sở hữu hiện tại của doanh nghiệp.

+ Còn theo quan niệm của các nhà kinh tế học theo trường phái lợi ích, giá trị doanh nghiệp được hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản lợi ích hay thu nhập mà doanh nghiệp có thể thu được trong tương lai.

– Giá trị tài sản ròng:

Giá trị tài sản ròng sẽ được sử dụng để đại diện cho giá trị ròng của một thực thể và được tính bằng tổng giá trị của các tài sản trên trừ đi tổng giá trị các khoản nợ phải trả.

Xem thêm: Quy trình, trình tự thủ tục thẩm định giá tài sản mới nhất

Tuy nhiên giá trị tài sản ròng được sử dụng phổ biến nhất trong quỹ tương hỗ hoặc quĩ đầu tư ETF. Giá trị tài sản ròng đại diện cho giá mỗi cổ phiếu (giá mỗi đơn vị của quỹ) vào một ngày hoặc thời gian cụ thể. Giá trị tài sản ròng cũng chính là giá mà cổ phiếu (giá mà đơn vị) của các quỹ đã đăng kí với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa kì được giao dịch (đầu tư hoặc mua lại).

– Giá trị thị trường:

Giá trị thị trường trong định giá được hiểu là số tiền trao đổi ước tính về một tài sản vào thời điểm thẩm định giá giữa một bên là người bán sẵn sàng bán với một bên là người mua sẵn sàng mua, sau một quá trình tiếp thị công khai mà tại đó các bên cùng hành động một cách khách quan, hiểu biết và không bị ép buộc.

– Cổ phiếu giá trị:

Cổ phiếu giá trị được hiểu là một cổ phiếu giao dịch ở mức giá thấp hơn so với các yếu tố cơ bản của nó, chẳng hạn như cổ tức, thu nhập hoặc doanh thu, làm cho nó hấp dẫn các chủ thể là các nhà đầu tư giá trị.

Cũng có thể hiểu rằng, cổ phiếu giá trị là loại cổ phiếu của các công ty mà nhà đầu tư cho là bị đánh giá thấp và giao dịch ở mức giá thấp hơn giá trị thị trường của chúng.

– Giá trị nội tại:

Giá trị nội tại là giá trị cảm nhận hoặc giá trị tính toán của một tài sản, một khoản đầu tư hoặc một công ty. Thuật ngữ này được sử dụng trong phân tích cơ bản để ước tính giá trị của một công ty và dòng tiền của công ty đó.

Xem thêm: Thẩm định giá là gì? Khái niệm và đặc điểm về thẩm định giá?

Một cách sử dụng khác của giá trị nội tại là lợi ích hay giá trị mà nhà đầu tư có thể nhận được từ việc nắm giữ vị thế mua trong hợp đồng quyền chọn.

– Giá trị gia tăng:

Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm được hiểu cơ bản là toàn bộ kết quả lao động hữu ích do lao động trong doanh nghiệp mới sáng tạo ra và giá trị khấu hao tài sản cố định trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.

– Giá trị gia tăng kinh tế:

Giá trị gia tăng kinh tế chính là một thước đo hiệu quả tài chính của công ty dựa trên tài sản còn lại được tính bằng cách trừ chi phí vốn khỏi lợi nhuận hoạt động, được điều chỉnh cho thuế dựa trên tiền mặt.

Giá trị gia tăng kinh tế cũng có thể được coi là lợi nhuận kinh tế, vì nó cố gắng đo lường lợi nhuận kinh tế thực sự của một công ty. Phương pháp này được tạo ra bởi công ty tư vấn quản lí Stern Value Management.

2. Phân biệt giá trị và định giá của một công ty:

Hai thuật ngữ giá trị công ty và định giá công ty thông thường được sử dụng để thay thế cho nhau, nhưng đối với các chủ thể là các nhà đầu tư, giá trị của một công ty là một con số, trong khi định giá được biểu thị bằng bội số của thu nhập, EBIT, dòng tiền hoặc một số liệu hoạt động khác.

Trong tài chính doanh nghiệp, giá trị của một công ty thông thường được lấy từ phân tích dòng tiền chiết khấu (DCF), một mô hình chủ yếu chiết khấu dòng tiền tự do của công ty cho đến hiện tại. Kết quả sẽ là giá trị nội tại – một con số, có thể là hàng trăm ngàn, hàng triệu hoặc hàng tỉ. Giá trị trên mỗi cổ phiếu của công ty sau đó có thể được tính bằng cách chia giá trị đó cho số cổ phiếu đang lưu hành.

Xem thêm: Báo cáo kết quả thẩm định giá là gì? Mẫu báo cáo thẩm định giá

Về bản chất thì giá trị và định giá có nghĩa khác nhau. Định giá thị trường sẽ là kết quả phép nhân giá giao dịch hiện tại với thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), ví dụ cụ thể như giá cổ phiếu nhân với giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, hoặc một phép nhân khác tương tự.

Sử dụng phép nhân được nêu cụ thể bên trên sẽ cho phép so sánh định giá giữa các nhóm công ty ngang hàng. Một nhà đầu tư không thể đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt nếu giá trị của công ty A là 4 tỉ USD và công ty B là 9 tỉ USD. Để các chủ thể có thể đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt hơn, các nhà đầu tư nên tính định giá của công ty A là 15 x EPS và công ty B là 18 x EPS, trong đó 15 và 18 lần lượt là giá giao dịch hiện tại của cổ phiếu công ty A và B.

Ước tính giá trị nội tại của một công ty (và do đó, giá trị trên mỗi cổ phiếu) và sau đó cần so sánh các con số này với giá trị thị trường hiện tại của chứng khoán có thể dẫn đến các cơ hội giao dịch. Ví dụ cụ thể nếu giá trị của một công ty được ước tính là 50 USD/cổ phiếu, nhưng cổ phiếu đang giao dịch ở mức 35 USD/cổ phiếu trên thị trường, một nhà đầu tư có thể xem xét việc đầu tư dài hạn cổ phiếu. Bên cạnh đó, nếu cổ phiếu đang được giao dịch ở mức 85 USD/cổ phiếu, vượt xa giá trị nội tại, các chủ thể là nhà đầu tư có thể xem xét bán cổ phiếu.