Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong Những ngôi sao xa xôi

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong Những ngôi sao xa xôi

Lê Minh Khuê

Vài nét về tác giả Lê Minh Khuê:

  • Sinh năm 1949
  • Quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
  • Là thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm đánh Mỹ
  • Thuộc thế hệ nhà văn thời kỳ chống Mĩ, bắt đầu viết văn từ những năm 70
  • Đề tài:
- Trước 1975: Viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong, bộ đội trên đường Trường Sơn.

- Sau 1975: Viết về những chuyển biến đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.

  • Sở trường: Viết về truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tinh tế, đặc sắc (đặc biệt là nhân vật nữ).
  • Tác phẩm chính: Cao điểm mùa hạ (1978), Đoàn kết (1980), Bi kịch nhỏ (1993), Một mình qua đường (tập truyện - 2006)

Tác phẩm

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong Những ngôi sao xa xôi

1. Hoàn cảnh sáng tác

Năm 1971, khi cuộc sống chiến đấu chống đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt, nhất là trên tuyến đường Trường Sơn-huyết mạch giao thông nối liền hai miền Nam – Bắc

2. Đề tài

Viết về cuộc sống chiến đấu của các cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm Trường Sơn trong những năm chống Mỹ ác liệt.

3. Chủ đề

Truyện ngợi ca vẻ đẹp của tuổi trẻ - thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Đó là vẻ đẹp tâm hồn: hồn nhiên, trong sáng, mơ mộng, lãng mạn; và vẻ đẹp phẩm chất người lính, vẻ đẹp tinh thần chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng hy sinh, vẻ đẹp của lý tưởng sống lạc quan yêu đời. Qua đó truyện cũng cho thấy sự tàn khốc, ác liệt của chiến tranh.

4. Tình huống truyện

Đây là tình huống thử thách: Nhà văn đặt ba cô gái thanh niên xung phong bé nhỏ vào hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh, sự hủy diệt tàn khốc của kẻ thù. Ở đó, họ không chỉ sống mà thực hiện nhiệm vụ khó khăn, dũng cảm, gan dạ.

 Ý nghĩa: Nhằm khắc họa vẻ đẹp bình dị, cao cả của các cô gái thanh niên xung phong qua đó, gửi gắm cho người đọc những thông điệp ý nghĩa:

  • Chính cái tàn khốc, ác liệt của chiến tranh đã tôi luyện cho con người bản lĩnh cứng cỏi, nghị lực sống phi thường, thái độ sống cao đẹp.
  • Dù chiến tranh có tàn khốc thế nào đi chăng nữa cũng không thể hủy diệt những khát vọng đẹp đẽ, tình yêu cuộc sống, tinh thần lạc quan, niềm tin chiến thắng trong tâm hồn tuổi trẻ Việt Nam những năm đánh Mỹ.

5. Nhan đề

  • Đặt nhan đề "Những ngôi sao xa xôi" cho truyện ngắn của mình là một dụng ý nghệ thuật của Lê Minh Khuê.

- Bằng cách nói ẩn dụ, nhà văn ngầm so sánh ba nữ thanh niên xung phong là những ngôi sao xa xôi trên bầu trời, nhỏ bé, không dễ nhận ra trong bầu trời rộng lớn. 

- Ba cô gái thanh niên xung phong mang những nét đẹp phẩm chất của người lính Trường Sơn và tâm hồn trẻ trung, trong sáng. Vẻ đẹp ấy giống như vẻ đẹp của ngôi sao, có sức tỏa sáng kỳ diệu. Họ xứng đáng là những ngôi sao xa xôi trên đỉnh Trường Sơn, dẫn đường cho mọi thế hệ, là những ngôi sao sáng trên bầu trời Cách mạng của dân tộc Việt Nam đi đến thắng lợi.

  • Hình ảnh những ngôi sao xa xôi cũng xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm. Ngôi sao trên mũ những người lính tượng trưng cho lí tưởng cách mạng, ý chí kiên cường của các anh. Ngôi sao trên bầu trời thành phố và trong những câu chuyện tuổi thơ ẩn dụ cho vẻ đẹp tâm hồn của những con người trẻ tuổi, vô cùng hồn nhiên, vô tư, trong sáng. Nhan đề giàu chất thơ, chất lãng mạn, đặc trưng cho văn học thời chống Mỹ.

6. Ngôi kể

  • Truyện kể theo ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định, nhân vật chính trong tác phẩm.
  • Tác dụng: thuận lợi trong việc biểu hiện thế giới tâm hồn cảm xúc; suy nghĩ của nhân vật, đồng thời phù hợp với nội dung tác phẩm tăng tính chân thực cho câu chuyện.

7. Bố cục

Đoạn trích có thể chia làm ba phần:

  • Phần 1 (từ đầu đến "thường xuyên"): Công việc và cuộc sống của tổ trinh sát mặt đường.
  • Phần 2 (tiếp đến "lời tôi tự bịa ra nữa"): Tình cảm gắn bó, lo lắng, chăm sóc nhau của các chị em
  • Phần 3 (còn lại): Niềm vui khi cơn mưa đá đột ngột xuất hiện.

NỘI DUNG [edit]

1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô gái thanh niên xung phong trên cao điểm Trường Sơn và vẻ đẹp của các cô gái thanh niên xung phong.

  • Các cô gái thanh niên xung phong Nho, Thao, Phương Định là tổ trinh sát mặt đường, cả ba đều rất trẻ.
  • Nhiệm vụ: trinh sát mặt đường trên một cao điểm Trường Sơn, đó là nơi trọng yếu nhất, giữ vị trí then chốt trong huyết mạch giao thông. Đó là nơi kẻ thù bắn phá ác liệt nhất, là “túi bom” của kẻ thù.
  • Cuộc sống chiến đấu của các cô gái thanh niên xung phong diễn ra ở hai không gian cách nhau trong gang tấc nhưng hoàn toàn khác nhau:

* Không gian thứ nhất, trên mặt đường: không gian chiến tranh nóng bỏng, ác liệt hiện ra rõ nét:

- Con đường không có biểu hiện của sự sống, chỉ có tàn tích của cuộc chiến, dấu tích của sự tàn phá, hủy diệt.

- Những âm thanh ghê rợn, chết chóc xảy ra hàng ngày, hàng giờ: tiếng máy bay trinh sát, tiếng bom nổ, tiếng đất nổ lộp bộp,...

- Không khí nóng bỏng, ngột ngạt, đầy mùi khói bụi, thuốc súng mang lại cho người ta cảm giác căng thẳng, buồn nôn.

- Những quả bom nổ chậm ẩn mình trong lòng đất luôn là hiểm họa ẩn mình.

Qua đó, ta thấy được không gian chiến đấu hằng ngày của ba cô gái chứa đầy hiểm nguy, cái chết luôn rình rập, đe dọa sự sống của con người từng giây từng phút. Vậy mà ba cô vẫn đảm nhận và thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi ở họ không chỉ lòng dũng cảm mà còn là tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hy sinh

- Công việc:

     + Chạy theo máy bay thả bom của địch, đánh dấu từng trái bom được thả xuống

     + Sau khi bom nổ, họ phải đo đạc và lấp đất vào các hố bom đó để bộ binh đi qua, công việc nghe chừng dễ dàng nhưng lại tiềm ẩn nhiều mối nguy như bị đất đá vùi lấp

     + Nếu bom chưa nổ, họ phải có nhiệm vụ phá bom, một công việc hiểm nguy đối mặt với tử thần.

Quả thật, cuộc sống chiến đấu của các cô gái là đối mặt với cái chết, giành lại sự sống từ tay tử thần. Ở đó, họ hiện lên như một người lính dũng cảm, gan dạ với ý chí chiến đấu kiên cường, bản lĩnh cứng cỏi.

Nhận xét: Đặt các nhân vật trong hoàn cảnh chiến đấu đó, Lê Minh Khuê khẳng định, trân trọng tự hào và ngợi ca vẻ đẹp của các cô gái thanh niên xung phong, của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước – những con người có nghị lực, bản lĩnh phi thường, dũng cảm, gan dạ vô song, lòng quả cảm ngoan cường và hơn hết là lòng yêu nước sâu sắc, mạnh mẽ, mãnh liệt khiến họ sẵn sàng chiến đấu, xả thân vì Tổ quốc.

* Không gian thứ hai: Hang đá, không gian bình yên ngay dưới chân cao điểm, dưới làn bom kẻ thù.

- Nếu trên cao điểm nóng bỏng bởi mặt trời và bom đạn cùng những âm thanh ghê rợn, chát chúa thì ở dưới hang đá mát lạnh, yên tĩnh, trong trẻo lạ thường.

- Nếu trên cao điểm các cô gái luôn trong trạng thái căng thẳng thì ở đây, họ được nghỉ ngơi, thanh thản, thoải mái, đắm chìm trong những mộng mơ:

   + Từ mặt đường nóng bỏng, họ trở về hang để cảm nhận cái mát lạnh, yên tĩnh và không khí trong trẻo vô ngần của hang đá.

   + Họ uống nước suối pha đường

   + Họ nằm dài trên nền đất ẩm, lười biếng, nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ lúc nào cũng có pin đầy đủ.

   + Họ chăm chút cho sắc đẹp của mình.

- Nếu trên cao điểm là những âm thanh chát chúa, ghê rợn của chiến tranh thì trong hang đá không lúc nào thiếu tiếng hát, tiếng cười của cái đài, của ba cô gái.

 Đây là lúc họ được sống trong tâm hồn tuổi trẻ hồn nhiên, vô tư, trong sáng và luôn đầy p tình yêu cuộc sống.

Từ đó, ta có thể thấy dù luôn phải đối mặt với khó khăn, nguy hiểm nhưng những cô gái thanh niên xung phong vẫn yêu đời, yêu cuộc sống. Họ sống hết mình với sự hồn nhiên, trong sáng, vô tư của tuổi trẻ. Chính những giờ phút trong hang đá tiếp cho họ sức mạnh, lòng quyết tâm để họ bước vào chiến đấu, bình tĩnh đối mặt với cái chết.

=> Qua đó, Lê Minh Khuê muốn cho người đọc thấy rằng:

  • Cuộc chiến tranh tàn khốc và vô nhân đạo của đế quốc Mỹ không thể nào hủy diệt được khát vọng sống mạnh mẽ của con người Việt Nam.
  • Càng trong hiểm nguy, gian khổ, lòng gan dạ, dũng cảm, tinh thần chiến đấu của con người, sẵn sàng hy sinh vì đất nước càng ngời sáng, càng đối mặt với cái chết, con người Việt Nam càng lạc quan, khát vọng.

2. Vẻ đẹp nhân vật Phương Định

2.1. Giới thiệu chung

  • Phương Định là nhân vật chính của truyện, đồng thời là người kể chuyện: Phương Định hiện lên ở lời tự kể, tự bộc lộ chính mình.
  • Nhân vật được khắc họa đậm nét ở thế giới nội tâm, ở phẩm chất, tính cách.
  • Phương Định là một trong ba cô gái của tổ trinh sát mặt đường. Sống, chiến đấu trên một cao điểm ở Trường Sơn, nơi túi bom ác liệt của kẻ thù.

Phương Định là hiện thân cho những người con gái trẻ, những nữ thanh niên xung phong ở Trường Sơn thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

2.2. Vẻ đẹp của Phương Định

a. Phương Định là một cô gái Hà Nội có cá tính và ý thức sâu sắc về bản thân

  • Phương Định tự hào giới thiệu mình “Tôi là cô gái Hà Nội”: Tự hào về cốt cách, cá tính và vẻ đẹp riêng của người Hà Nội, qua đó, thể hiện rằng cô rất yêu quê hương.
  • Phương Định ý thức rõ mình là một cô gái xinh đẹp, cô biết mình đẹp và tự hào về điều đó. Cô tự đánh giá về mình “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá”. Cô tự tin khắc họa chân dung mình qua mái tóc duyên dáng, cái cổ cao thanh thoát và đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm”.
  • Phương Định ý thức rõ mình được nhiều người quan tâm, chú ý. Song, khác với các cô gái khác, cô tỏ ra kín đáo, tưởng như kiêu kỳ và tôn trọng người lính. Với cô, họ như “thần tượng” vậy.

Chỉ vài nét tự bộc lộ, Phương Định hiện lên là cô gái Hà Nội trẻ trung, hồn nhiên, có cá tính của người con gái mới lớn, người con gái Hà Nội. Chính vì vậy, nhân vật Phương Định không bị lẫn vào các nhân vật nữ thanh niên xung phong khác trong văn học kháng chiến.

b. Phương Định có tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, mơ mộng, yêu đời

  • Vẻ đẹp của tâm hồn được hiện lên trong ánh mắt. Điều đó đã được các anh lái xe nhận ra: đó là tâm hồn mộng mơ, lãng mạn ngay từ nơi bom đạn tàn khốc của kẻ thù.
  • Vẻ đẹp còn hiện lên ở sở thích, thói quen của Phương Định:

- Thích ngắm mình trong gương: chú ý hình thức, sống nội tâm, biết chau chuốt về nhan sắc

- Thích hát, thích nghe nhạc: yêu quê hương, tâm hồn mềm mại,dịu dàng

- Thích nghĩ ngợi vẩn vơ, mơ mộng lung tung về thành phố quê hương: hay ngồi bó gối, nhìn ra ngoài cửa hang nhớ về Hà Nội. Đó là những hình ảnh thân thương của Hà Nội, kỷ niệm tuổi thơ bình yên gắn với đường phố và qua đó, cô nhớ về mẹ, nhớ ô cửa sổ, nhớ ngôi nhà nhỏ nơi góc phố bình yên,...

Trong nỗi nhớ đó là mơ ước, là khát khao của Phương Định về ngày chiến tranh đi qua, đất nước thống nhất, Phương Định và đồng đội được hưởng cuộc sống thanh bình. Chính vì cuộc sống, mơ ước, khát vọng tươi đẹp đó mà Phương Định và đồng đội của cô đến Trường Sơn. Đó là lý tưởng sống cao đẹp của Phương Định và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Đồng thời, nỗi nhớ đó cứ trở đi trở lại trong mộng mơ của cô thanh niên xung phong cho thấy đó là động lực, là sức mạnh thôi thúc để chiến đấu và chiến thng.

c. Phương Định là hiện thân cho vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ

  • Lòng dũng cảm, gan dạ, ý chí kiên cường trong việc thực hiện những công việc nguy hiểm:

- Chạy đếm bom trên cao điểm

- Đo lượng đất đá để lấp hố bom

- Phá bom nổ chậm

  • Vẻ đẹp của lòng gan dạ, dũng cảm của Phương Định hiện lên rõ nét trong một lần phá bom nổ chậm qua các hành động, việc làm:

- Phương Định tự tin, không cảm thấy đơn độc, vừa đi vừa nghĩ đến những người lính cao xạ vì biết họ sẽ dõi theo mình.

- Phương Định tự nhủ sẽ không đi khom vì người lính “không thích cái kiểu đi khom khi mà có thể đi thẳng” 

- Phương Định tiến sát đến quả bom, đào đất ở phía dưới quả bom, thận trọng và nhanh chóng. Dù vậy, Phương Định vẫn bình tĩnh, tự nhắc bản thân phải thận trọng.

- Tiếng còi thứ nhất vang lên báo hiệu hết thời gian đào đất, Phương Định khéo léo đặt một khối thuốc nổ rồi trở về nơi trú ẩn.

- Khi chờ bom nổ, Phương Định hồi hộp, căng thẳng đến mức nghe rõ được cả nhịp tim đập. Cô nghĩ đến cái chết nhưng vô cùng mờ nhạt. Nỗi lo lắng không phải sợ chết mà Phương Định lo sợ rằng bom sẽ không nổ và băn khoăn nếu bom không nổ thì sẽ châm mìn lần hai kiểu gì.

- Khi bom nổ, Phương Định choáng váng đầu óc, ngực đau nhói buốt, mắt cay xè, xung quanh khắp là đất, đá tung lên trời, mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.

Qua hành động gỡ bom đầy dũng cảm của Phương Định, Lê Minh Khuê đã khắc họa rõ nét tâm trạng lúc phá bom của cô, qua đó, thể hiện rõ những phẩm chất cao đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ: gan dạ, dũng cảm, có bản lĩnh, kiên cường, bất khuất và qua đó cũng toát lên nét đẹp riêng của cô gái Hà Nội: trẻ trung, kiêu kỳ, hồn nhiên, trong sáng.

3. Vẻ đẹp của các cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”

3.1. Chị Thao

  • Là tổ trưởng tổ trinh sát mặt đường, giống như chị cả của Phương Định, Nho
  • Tháo vát, cương quyết, táo bạo, dũng cảm
  • Trong chiến đấu, chị gan dạ, dũng cảm nhưng chị sợ máu, vắt
  • Có tâm hồn lạc quan yêu đời, quan tâm chăm sóc cho Nho và Phương Định
  • Chị thích hát nhưng hát dở, sai nhạc, giọng chua loét.
  • Chị khéo léo, thích thêu thùa, may vá

3.2. Nho

  • Là em gái út
  • Nhỏ bé, trong sáng, mềm mại, được ví như que kem trắng muốt
  • Thích ăn kẹo, nghe hát
  • Là một cô gái mới lớn, vô tư, hồn nhiên
  • Gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu. Sau khi phá bom nổ chậm, Nho bị thương nhưng vẫn nghiến răng chịu đau, động viên mọi người

3.3. Phương Định

  • Là một trong ba cô gái trinh sát mặt đường
  • Phương Định có cá tính riêng của một cô gái Hà Nội, có ý thức sâu sắc về nét đẹp của bản thân: kín đáo, kiêu kỳ, thích mơ mộng, nhớ về Hà Nội
  • Có sở thích ngắm mình trong gương, hay hát, mơ mộng, thích nghe nhạc

Ba cô gái tuy mỗi người một vẻ đẹp, cá tính, sở thích riêng. Song đó đều là hiện thân của tâm hồn tuổi trẻ. Đó cũng là nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo của Lê Minh Khuê

* Vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái sau cơn mưa bất chợt

  • Tình huống: Cơn mưa đá đã ập xuống bất ngờ khi các cô gái vừa phá bom về. Họ đang vô cùng bối rối vì Nho bị thương.
  • Không khí mát lạnh, bất ngờ, hân hoan, thích thú, xóa tan cái nóng bỏng của chiến trường. Bao lo lắng của ba cô gái lập tức biến mất, chỉ còn niềm vui của ba cô gái, họ mừng rỡ nhặt đá như những đứa trẻ.
  • Cơn mưa đá làm dịu mát không khí chiến tranh, xóa tan lo âu, căng thẳng đem đến cho ba cô gái.
  • Cơn mưa qua đi nhanh, để lại trong Phương Định nỗi tiếc nuối và khơi lại một kỷ niệm về Hà Nội. Cơn mưa đánh thức những mộng mơ, ước ao, khát vọng trong lòng ba cô gái.
  • Không phải vô cớ mà Lê Minh khuê đã kết lại truyện ngắn bằng cơn mưa đá đi qua cao điểm. Viết truyện ngắn này, nhà văn tập trung khám phá tâm trạng, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn tuổi trẻ. Cơn mưa đã ngân lên trong tâm hồn ba cô gái, để lại dư âm trong lòng người đọc.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Về phương thức trần thuật:

- Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất theo lời nhân vật Phương Định - nhân vật chính. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới tâm hồn phong phú của nhân vật.

- Ngôi kể tạo ra một điểm nhìn phù hợp từ nhân vật Phương Định để miêu tả hiện thực của cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, làm cho câu chuyện chân thực hơn.

- Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện - một cô gái thanh niên xung phong trẻ trung người Hà Nội - tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ, trẻ trung và có chất nữ tính.

- Lời kể linh hoạt, có khi dùng những câu văn ngắn, câu tỉnh lược, câu đặc biệt, nhịp nhanh tạo sự nhịp nhàng phù hợp với không khí căng thẳng, khẩn trương nơi chiến trường. Những đoạn hồi tưởng nhịp kể chậm rãi, gợi những kỉ niệm của tuổi niên thiếu hồn nhiên, vô tư và không khí thanh bình trước chiến tranh.

  • Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật vừa chân thực, sinh động vừa đa dạng, tinh tế.


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho học sinh hết lớp 9. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 9 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 9 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 6 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 9, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong Những ngôi sao xa xôi

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế